Chỉ làm công ăn lương, hết giờ làm về nhà, mong hưởng thụ cuộc sống thì đừng mơ ước tự do tài chính, nghỉ hưu sớm

Khái niệm nghỉ hưu sớm chưa bao giờ được nhắc tới nhiều như hiện nay, khi cả thế hệ gen Y (năm sinh từ 1981 – 1996) và gen Z (năm sinh từ 1997 – 2010) với khả năng tiếp cận thông tin vô hạn đã bắt đầu biết đặt ra những mục tiêu kiếm tiền khổng lồ, nhằm đạt tới tự do tài chính.

Tôi không quá bất ngờ khi xung quanh mình đã có rất nhiều bạn bè, người thân quen bắt đầu có những lựa chọn sự nghiệp đa dạng hơn. Nhìn sang trái sẽ thấy một nhân viên văn phòng gương mẫu, nhìn sang phải sẽ thấy một freelancer tài năng, xa xa đằng kia là một sáng lập viên startup.

Tuy nhiên, có những bạn đến 30 tuổi vẫn không biết tương lai bản thân muốn gì, muốn trở thành ai. Các bạn mãi quanh quẩn trong cái vòng tròn: đi làm – trả nợ – than vãn làm sao để có tiền.

 

Chỉ làm công ăn lương, hết giờ làm về nhà nghỉ ngơi, mong hưởng thụ cuộc sống thì đừng mơ ước tự do tài chính, nghỉ hưu sớm

1. Tại sao chúng ta khó đạt được tự do tài chính?

Hầu hết mọi người không đạt được ngưỡng tài chính mà mình mong muốn, chúng ta bị bó hẹp trong tư duy làm công ăn lương, có một công việc ổn định, sự nghiệp làng nhàng và nghỉ hưu khi về già. Bạn nói rằng, tôi muốn tự do tài chính, tôi muốn giàu có, thịnh vượng nhưng thực chất bạn chẳng làm gì nhiều ngoài việc THAN VÃN, NGẠI THAY ĐỔI và SỢ HÃI THẤT BẠI.

Dưới đây, tôi sẽ chỉ ra cho bạn một vài nguyên nhân khiến bạn mãi nghèo, mãi mãi không đạt được ngưỡng tài chính mà đáng lẽ ra bạn có thể đạt được.

Thứ nhất, không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Đây được coi là là lỗi đầu tiên và cơ bản nhất dẫn đến việc quản lý tiền bạc thất bại. Chúng ta thường được nhận lương đều đặn hàng tháng, và việc chúng ta làm đó là để đó, cần gì rút ra tiêu nấy, không ghi chép, không “sao kê” dẫn đến việc nhiều khi “không biết tiền mình đâu hết rồi nhỉ”!

Thứ hai, chi tiêu bạt mạng theo cảm xúc. Những người chưa đạt được tự do tài chính là những người thích tiêu tiền để nuông chiều cảm xúc của bản thân. Nhất là đối với lớp trẻ, thế hệ gen Z thì điều này lại càng dễ thấy. Cộng với việc không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng thì tài chính chúng ta đi xuống là điều dễ hiểu.

Thứ ba, chỉ phụ thuộc vào duy nhất một nguồn thu nhập. Kể cả dù một nguồn kia đem lại cho bạn lượng tài chính dồi dào thì đâu thể khẳng định nó sẽ chảy vào túi của bạn mãi? Đặc biệt là trong một thời kỳ đầy biến động như hiện nay, việc bạn chỉ có một nguồn thu nhập sẽ gặp nhiều rủi ro và khó mà đạt được tự do tài chính.

Cuối cùng, không có chiến lược đầu tư. Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được bố mẹ dạy dỗ rằng, học hành để kiếm một công việc ổn định, tiết kiệm và nghỉ hưu khi đến tuổi. Nên tư duy về đầu tư sinh lời hầu như không hề tồn tại trong đầu chúng ta. 

Tuy nhiên, muốn tự do tài chính, bạn bắt buộc phải đa dạng hóa nguồn thu. Và để làm được điều này, bạn cũng phải đa dạng các khoản đầu tư cá nhân. 

Chỉ làm công ăn lương, hết giờ làm về nhà nghỉ ngơi, mong hưởng thụ cuộc sống thì đừng mơ ước tự do tài chính, nghỉ hưu sớm

 

Nhìn vào 4 lý do trên đây, tôi biết sẽ có nhiều bạn tự “nhột”: À hoá ra mình luôn ở tình trạng rỗng túi vì lý do này!

Phần tiếp theo đây, tôi sẽ chỉ rõ cho các bạn thấy sự phân chia công việc, làn sóng làm giàu được hiểu như thế nào thông qua Cashflow Quadrant – Biểu đồ tương quan giữa lựa chọn sự nghiệp và thu nhập của tác giả cuốn sách Cha Giàu Cha Nghèo – Robert Kiyosaki.

2. Cashflow Quadrant – Biểu đồ tương quan giữa lựa chọn sự nghiệp và thu nhập là gì?

Cashflow Quadrant phân chia thị trường lao động ra thành 4 nhóm:

– E (Employee): nhân viên

– S (Self-employed): lao động tự do

– B (Business owner: chủ doanh nghiệp

– I (Investor): nhà đầu tư

Chỉ làm công ăn lương, hết giờ làm về nhà nghỉ ngơi, mong hưởng thụ cuộc sống thì đừng mơ ước tự do tài chính, nghỉ hưu sớm

 

E – nhân viên

Nhân viên ở đây là những người được thuê cố định để hoàn thành công việc cho một doanh nghiệp, tổ chức. Thu nhập của họ đến từ tiền lương. Số tiền này được trả bởi người sử dụng lao động và thường theo mức đã được quy định trước trong hợp đồng.

S – lao động tự do

Người lao động tự do thường là những chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể. Họ có thể là một bác sĩ tư nhân, một luật sư, người viết tự do, thiết kế video, hình ảnh… Thu nhập của nhóm người này đến từ thành phẩm cuối cùng mà họ tạo ra như là: một video, hình ảnh, dịch vụ khám – chữa bệnh theo yêu cầu…)

B – chủ doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp là những người trực tiếp điều hành một doanh nghiệp, tổ chức, dưới họ là cả một hệ thống nhân sự nhằm tạo ra doanh thu.

Doanh thu của công ty sẽ được chủ doanh nghiệp phân bổ hợp lý cho các hoạt động vận hành và phát triển công ty như: trả lương nhân viên, thuê mặt bằng,… và một phần của số tiền này sẽ được trích ra thành thu nhập của họ.

I – nhà đầu tư

Nhà đầu tư là những người có kiến thức về tài chính. Họ nhạy bén trong việc tìm kiếm các nguồn đầu tư (trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản, vàng…) có tiềm năng sinh lời để rót vốn. Hiểu đơn giản, nhà đầu tư là những người biết dùng tiền để kiếm được nhiều tiền hơn. Họ không làm việc, mà ngược lại, biến tiền thành công cụ làm việc cho mình.

Biểu đồ chỉ ra rằng: Khi muốn tăng thêm thu nhập, nhóm E và S phải tăng thêm thời gian làm việc hoặc tăng thêm giá cho mỗi giờ làm việc của mình. Trong khi với nhóm B và I thì thu nhập của họ có thể liên tục tăng thêm dù đã dừng lao động, vì đã có những người khác hay tài sản khác tạo ra tiền cho họ.

3. E, S hay B, I – Bên nào giúp bạn đạt được tự do tài chính?

 

Chỉ làm công ăn lương, hết giờ làm về nhà nghỉ ngơi, mong hưởng thụ cuộc sống thì đừng mơ ước tự do tài chính, nghỉ hưu sớm

 

Tự do tài chính là khi bạn có thể thực hiện mọi quyết định của mình mong muốn mà không bị chi phối bởi tiền bạc.

Nếu xét trong điều kiện tất cả các nhóm lao động đang làm tốt công việc của mình, ta dễ dàng nhìn thấy được nhóm B và I có cơ hội đạt được tự do tài chính cao hơn nhóm E và S. Do đó, họ được tự do ra nhiều quyết định không bị chi phối bởi tài chính hơn.

Ngoài ra, chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư cũng có cơ hội tiếp cận với các khoản vay lớn cao hơn. Các khoản vay này có thể giúp họ làm vốn kinh doanh hay tích trữ những loại tài sản sẽ không bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Nhờ đó họ sẽ có khả năng cao hơn để tạo ra các nguồn thu nhập thụ động, tức nguồn thu nhập có được mà gần như không phải bỏ ra chút công sức nào.

4. E, S, B, I – Đâu là nhóm giúp bạn đạt được trạng thái tự do tài chính?

Đọc tới đây, chắc hẳn các bạn đã biết nhóm nào sẽ giúp mình đạt được tự do tài chính rồi, đúng chứ? Vâng, đó chính là B và I.

Làm sao để chuyển dịch từ E, S qua B, I?

Về tư duy, đa phần chúng ta được uốn nắn từ nhỏ đó là luôn phải làm theo quy định, hay nói cách khác là để làm công. Chúng ta cần tuân theo những chuẩn mực có sẵn để đạt được điểm cao trong các bài kiểm tra, để được xếp loại tốt hay để có được một công việc ổn định.

Về kiến thức, hệ thống giáo dục tại Việt Nam tập trung để học sinh, sinh viên trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể, chứ không đào tạo kỹ năng đa dạng để làm chủ hay một nhà đầu tư thông thái. Những cử nhân đã ra trường đều trở thành những những nhân viên hay lao động tự do lành nghề nhưng lại không thể quản trị một doanh nghiệp.

Quay lại nhóm B và I, các kỹ năng và tư duy của nhóm này như làm thương hiệu cá nhân, tuyển dụng hay quản trị ngân sách thường không nằm trong chương trình học mà hầu hết họ phải trải nhiều và tự đúc kết từ cuộc sống.

Vì vậy, để từ nhân viên hay lao động tự do chuyển dịch được sang nhóm chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư thì bắt buộc bạn phải rèn luyện kỹ năng của một tổng quát viên, điển hình như quản trị đội nhóm hay nói cách khác là quản lý chính những nhân viên và lao động tự do.

Tư duy của bạn lúc này sẽ được dịch chuyển từ “người thực hiện” sang “người phân công”. Có kỹ năng quản lý giỏi bạn sẽ “rảnh tay” hơn để tập trung cho các hoạt động kinh doanh, kiếm tiền khác.

Còn nếu muốn chuyển sang nhóm I, bạn cần rèn luyện được tư duy dài hạn về đầu tư. Bạn nên bắt đầu để ý và tìm hiểu về các thông tin kinh tế nói chung, đồng thời hãy để dành một số tiền nhỏ sau ngày nhận lương để đưa vào các quỹ đầu tư hoặc hoạt động kinh doanh nhỏ. 

Đừng quên hãy mở rộng vòng tròn bạn bè trong giới kinh doanh – đầu tư bạn sẽ có cái nhìn bao quát và phát triển hơn về tài chính. 

Nhìn chung, dịch chuyển tư duy từ tìm kiếm nguồn thu nhập ổn định sang tạo dựng nguồn thu nhập thụ động là bước đầu giúp bạn thoát ra khỏi nhóm E và S.

 

5. Liệu có thêm phương pháp nào khác để đạt tới tự do tài chính hay không?

Bên cạnh sự dịch chuyển theo biểu đồ Cashflow, thì vẫn có những giải pháp khác giúp bạn tiến gần hơn đến với con đường tự do tài chính mà tôi sẽ liệt kê ngay giúp bạn dưới đây:

 

5.1. Đặt ra mục tiêu tài chính cụ thể

Tự do tài chính đối với bạn là gì? Mong muốn chung chung là một mục tiêu quá mơ hồ, vì vậy hãy biến chúng trở nên cụ thể. Viết ra số tiền bạn cần có trong tài khoản ngân hàng, lối sống bạn mong muốn đòi hỏi điều gì và nên đạt được điều này ở độ tuổi nào. Mục tiêu của bạn càng cụ thể thì khả năng đạt được chúng càng cao.

 

5.2. Tiết kiệm, tiết kiệm và tiết kiệm

Điều quan trọng phải nói 3 lần! 

Một trong số những sai lầm bạn hay mắc phải đó là nghĩ rằng số tiền nhỏ như vậy thì tiết kiệm có nghĩa lý gì. Tuy nhiên bạn phải hiểu rằng, mỗi tháng bạn gửi ngân hàng dù chỉ 1 triệu, 2 triệu đến một thời điểm nào đó, con số đó có thể trở thành 100 triệu.

Một căn nhà không thể một phát mọc lên được mà được xây từ những viên gạch đầu tiên.

Hãy tích tiểu thành đại bởi mỗi đồng bạn tiết kiệm được là một đồng bạn mua cho mình sự tự do.

>> Tuy nhiên, có những loại tiền không được tiết kiệm, bạn bỏ ra càng nhiều vào 3 loại tiền này bạn càng thu về gấp bội!

 

Chỉ làm công ăn lương, hết giờ làm về nhà nghỉ ngơi, mong hưởng thụ cuộc sống thì đừng mơ ước tự do tài chính, nghỉ hưu sớm

 

5.3. Bảo dưỡng đồ dùng đúng cách

Chăm sóc tài sản tốt sẽ khiến mọi thứ, từ xe hơi đến giày dép và quần áo có tuổi đời bền lâu hơn. Vì chi phí bảo trì chỉ bằng một phần nhỏ so với chi phí thay thế, nên đây là một khoản đầu tư bạn đừng bỏ qua.

 

5.4. Chăm sóc sức khỏe tốt

Nguyên tắc “bảo dưỡng thường xuyên” cũng được áp dụng đối với cơ thể của bạn. Sức khoẻ kém có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, nguồn thu nhập hàng tháng, thậm chí nếu không may nó còn khiến bạn phải rơi vào cảnh nợ nần vì phải chi trả các loại viện phí, thuốc men. “Phòng hơn chữa”, hãy ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi có khoa học và thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ nhé!

 

Tựu chung lại, có thể một số phương pháp trên đây không thể giải quyết được hết các vấn đề tiền tiền bạc của bạn nhưng chúng sẽ giúp bạn phát triển những thói quen lành mạnh để bạn bước được nhanh hơn trên con đường tự do tài chính.

 

Cuộc đời không phải lúc nào cũng màu hồng, đôi khi những gì bạn thấy ở vẻ ngoài chưa chắc nó đã đẹp đẽ như thế ở bên trong. Đôi khi, đằng sau những gương mặt hào nhoáng như bác sĩ, kỹ sư lại là những khoản nợ còn bỏ ngỏ chưa thể thanh toán hay các khoản chi tiêu nhà cửa, xe cộ đắt đỏ bởi thiếu kế hoạch tài chính thông minh. Còn một chủ cửa hàng nhỏ bình thường bởi có kế hoạch tài chính lại có thể đạt tự do tài chính, về hưu sớm hơn.

Để tự do tài chính, nó không chỉ đơn giản là một ngày bạn tỉnh dậy bạn thấy mình phát tài do trúng số. Chẳng có một sự thành công bền vững nào nếu bạn không có sự chuẩn bị kỹ càng, cả về kiến thức và tư duy.

Khóa học Wake Up Online – Bứt tốc thành công sẽ giúp bạn cập nhật những bài học, kiến thức hữu ích giúp bạn đánh giá được tình hình tài chính hiện tại từ đó lên kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả để đột phá thu nhập.

Lớp học sẽ diễn ra vào tháng 10 tới đây. Tại bài viết này, tôi dành 60 vé ưu đãi với giá đặc biệt dành cho những bạn nào đăng ký sớm nhất. Thời gian không còn nhiều, nếu bạn quan tâm thì hãy đến và gặp tôi nhé: https://wakeup.vn/r/g/edis