Dù thu nhập tăng hay giảm, cứ đến cuối tháng bạn lại rơi vào cảnh chật vật về chi tiêu? Đầu tháng ăn hàng xa xỉ, cuối tháng úp mì tôm qua ngày? Đó là vì bạn chưa biết tới 5 thói quen của người giỏi tiết kiệm sau đây.
1. Trước khi bắt đầu chi tiêu những khoản xa xỉ, hãy dành một ngày để suy nghĩ về điều đó
Mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phát triển. Điều này khiến chúng ta vô tình bị hấp dẫn bởi những lời quảng cáo sản phẩm nhiều hơn, dễ bị cuốn vào những quyết định mua sắm mang tính “bốc đồng” hơn.
Đôi khi, những khoản chi không hề nhỏ này có thể ảnh hưởng khá nhiều tới kế hoạch tài chính cá nhân.
Để giải quyết vấn đề này, cách cơ bản là kiểm soát đôi tay và tâm trí của mình. Khi nảy sinh ham muốn mua sắm, hãy tự nhắc bản thân dành ra một ngày để cân nhắc kỹ lưỡng xem món hàng đó có thực sự cần thiết không?
So với việc cất một đôi giày trị giá hàng trăm hoặc cả nghìn USD vào tủ, việc sở hữu trong tay số tiền mặt tương tự như vậy có đem lại cho bạn nhiều lựa chọn tiêu dùng và đầu tư hơn?
> Đọc thêm: An toàn tài chính và những điều bạn cần biết để đối mặt với khó khăn
2. Hãy coi việc tiết kiệm như một thành tựu cá nhân
Một số người có thể nghĩ rằng để tiền trong sổ tiết kiệm giống như “tiền chết”. Suy nghĩ như vậy khiến họ cảm thấy lãng phí tiền bạc, lo sợ lạm phát leo thang hoặc tình hình kinh tế thay đổi sẽ khiến đồng tiền bị mất giá.
Nhưng chỉ cần điều chỉnh tâm lý một chút, thói quen này cũng có thể sẽ trở nên rất tích cực. Bạn hoàn toàn có thể coi việc tiết kiệm như một thành tựu cá nhân để nhận được cảm giác hoàn thành và thỏa mãn mỗi khi nhìn số tiền trong tài khoản tăng lên.
Ví dụ, khi bạn nhìn thấy một chiếc túi xách mới trong cửa hàng:
Thay vì nghĩ rằng “Tôi không thể mua nó vì tôi phải tiết kiệm tiền”
Điều bạn nên nghĩ là “Nếu tôi không mua nó, tôi có thể tiết kiệm thêm XXX tiền. Sau khi tiết kiệm tôi sẽ làm XX điều”.
Phát triển thói quen ghi nhớ mục tiêu tiết kiệm trước khi tiêu dùng và tích cực hóa toàn bộ quá trình sẽ giúp bạn ngăn chặn khá nhiều chi tiêu không cần thiết. Bạn sẽ thấy rằng việc kiểm soát ngân sách của mình thực sự rất dễ dàng!
3. Áp dụng quy tắc 523
Những quy tắc tiết kiệm một nửa thu nhập hầu như không thích hợp với những ai đang ở nhà thuê. Do đó, 523 sẽ linh hoạt hơn với nhóm này:
50% tiền lương cho những tiêu dùng cần thiết, chẳng hạn như tiền ăn, tiền thuê nhà, tiền nước, tiền điện, tiền ga và phương tiện đi lại;
20% thu nhập tích lũy là khoản cố định hàng tháng, có thể dùng để tiết kiệm, hoặc tích lũy làm quỹ tạm thời cho trường hợp tai nạn, đau ốm, hoặc khi bạn rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp;
30% còn lại dành cho những tiêu dùng không thiết yếu, bao gồm tất cả các hoạt động giải trí, lễ tết, quà cáp… Trong số 30% này, hãy dự chi khoảng 15% và xếp 15% cuối cùng là khoản có thể tích lũy thêm.
Tuân theo quy tắc 523, bạn sẽ không giàu lên trong một sớm một chiều, nhưng bạn sẽ thấy năng lực quản lý tài chính dần cải thiện đáng kể.
> Xem thêm: 5 tư duy tài chính giúp bạn có một cuộc sống dư dả, dễ thở hơn
4. Đừng tiết kiệm cả đời cho con cái
Văn hóa truyền thống của người Á Đông khiến nhiều thế hệ phụ huynh luôn muốn “trải đường” sẵn cho con cái. Họ dành hết khả năng tiết kiệm của cả đời mình để mang lại cho con những nguồn lực tốt nhất.
Tuy nhiên, dù bạn muốn con cái có một xuất phát điểm tốt hơn thì điều quan trọng nhất vẫn là để chúng tự chạy trên chính đôi chân của mình. Những nguồn lực sẵn có chưa chắc đã đem lại ích lợi, mà còn có thể trở thành nguyên nhân khiến con cái sinh ra tính ỷ lại, lười biếng, thích hưởng thụ.
Do đó, nên hạn chế việc tích lũy dành cho con cái. Hãy để chúng có thể phát triển khả năng độc lập về tài chính, tự trang trải cho bản thân mình.
5. Ngay cả khi không giàu, bạn cũng có thể tìm một cố vấn tài chính
Ngày càng nhiều người tự mình đầu tư cổ phiếu, ký quỹ hoặc các thỏa thuận hợp đồng… để gia tăng thu nhập. Tuy nhiên, nguy cơ thua lỗ hoặc thậm chí mất trắng vẫn hiển hiện rõ ràng khiến không ít người e dè. Tiếp cận đầu tư ngày càng dễ dàng hơn không có nghĩa là đầu tư và kiếm tiền cũng trở nên dễ dàng hơn.
Đặc biệt, những người bận rộn trong công việc chính mà muốn đầu tư vào các sản phẩm tài chính thì rất khó có đủ thời gian, tâm huyết và sức lực để đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời.
Chính vì lý do này, có một chuyên gia giúp bạn vạch ra chiến lược đầu tư và quản lý tài chính rõ ràng, đáng tin cậy sẽ đóng vai trò then chốt. Họ có thể sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính cả hiện tại và trong tương lai của bạn.
Tập thói quen tiết kiệm sẽ không biến bạn trở thành một con người kham khổ, “rẻ tiền”. Điều chỉnh chi tiêu hợp lý, tránh hoang phí là bạn đang tạo dựng một cuộc sống đủ đầy cho hiện tại và tính toán cho cả tương lai. Hãy rèn thói quen này ngay từ bây giờ bạn nhé!
Đăng ký ngay khóa học Wake Up Online vào tháng 12 tới đây để nhận được nhiều kiến thức hữu ích về quản lý tài chính. Đặc biệt, một bất ngờ cực lớn dành cho anh/chị nếu đăng ký ngay bây giờ, tại đây: https://wakeup.vn/r/g/tudotaichinh |