An toàn tài chính và những điều bạn cần biết để đối mặt với khó khăn

Những đợt dịch kéo dài từ 2020 cho tới nay như những làn sóng đến và cuốn phăng mọi tài sản, tài chính của bạn. Và điều này đã khiến nhiều gia đình, nhiều người rơi vào cảnh túng thiếu. Trong khi đó, một số cá nhân dù không giàu nhưng vẫn có thể vượt qua.

Có một điều tôi chắc chắn rằng những người không giàu ở trên đây có quỹ khẩn cấp, do đó đạt mức an toàn tài chính đủ để đối diện khó khăn.

Trong bài viết sau, tôi sẽ chia sẻ tới các bạn cách tiết kiệm và con đường dẫn đến trạng thái an toàn này.

 

An toàn tài chính và những điều bạn cần biết để đối mặt với khó khăn

 

An toàn tài chính là gì?

An toàn về tài chính là mục tiêu thấp nhất, cơ bản nhất trong các mục tiêu tài chính.

Theo tác giả Tony Robbins, chúng ta có khả năng đạt mức độ an toàn tài chính khi sở hữu ngân sách đủ để cung cấp các nhu cầu thiết yếu, bao gồm nhà ở, tiện ích, ăn uống, đi lại,… trong một năm mà không cần làm việc.

Ví dụ, một người có thu nhập 30 triệu đồng và thường chi 25 triệu đồng/tháng cho sinh hoạt, trong đó nhu cầu thiết yếu chiếm 15 triệu đồng.

Để đạt mức an toàn tài chính, họ sẽ cần một quỹ gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tài sản dễ thanh khoản như chứng khoán với tổng giá trị là 180 triệu đồng (15 triệu đồng x 12 tháng).

Những người có quỹ an toàn tài chính sẽ vượt qua được rủi ro thiên nga đen, nghĩa là vấn đề xảy ra bất ngờ và để lại hậu quả lớn như dịch Covid-19.

Ngược lại, người không có quỹ trên có xu hướng phó mặc tương lai của mình và gia đình cho bất trắc.

An toàn tài chính và những điều bạn cần biết để đối mặt với khó khăn

 

Làm thế nào để đạt mức an toàn tài chính?

Với người có của ăn của để, con đường đạt an toàn tài chính rất đơn giản. Tuy vậy, với các gia đình bình thường, sống vừa đủ dựa trên thu nhập hàng tháng, đây lại là một vấn đề nan giải.

Muốn an toàn và đạt những mục tiêu cao hơn, chúng ta phải hiểu rõ thế nào là quản lý tiền bạc.

Nói ngắn gọn, quản lý tài chính cá nhân bao gồm các bước:

– Kiếm tiền nhiều nhất có thể. Kiếm tiền với hết tiềm năng, công suất của mình.

– Tiết kiệm rồi mới sử dụng tiền theo thứ tự ưu tiên và theo mức độ thiết yếu.

– Bảo vệ, giữ tiền trước lạm phát, rủi ro và sự thua lỗ trong đầu tư.

– Xây dựng danh mục đầu tư để tiền tích lũy sinh sôi.

– Đạt những mục tiêu tài chính đã đặt ra. Trong ngắn hạn là an toàn tài chính còn dài hạn là độc lập, tự do về tài chính.

> Đọc ngay: 5 tư duy tài chính giúp bạn có một cuộc sống dư dả, dễ thở hơn

 

 

Cố gắng kiếm tiền

Hầu hết chúng ta nhiệt huyết trong việc kiếm tiền khi còn trẻ và mới có việc làm. Tuy nhiên, vài năm sau khi đã có thể chu cấp cho cuộc sống, nhiều người thường hài lòng với mức lương và chất lượng sống đang có.

Điều này hoàn toàn không nên.

Ở các nước tư bản, đa phần những người trẻ làm việc rất cật lực. Họ làm thêm giờ, đồng thời nhận việc thứ hai để kiếm thêm thu nhập, trang trải chi phí và để tích lũy cho tương lai.

Khi bạn còn có thể lao động và minh mẫn trí óc, hãy tăng thu nhập bằng mọi cách, miễn là làm công việc lương thiện, chân chính.

Thế giới thời 3.5, 4.0 hiện nay đem đến cho chúng ta rất nhiều cơ hội để trải nghiệm công việc trong ngành, ngoài ngành. Quan trọng là chúng ta có nỗ lực hay không.

Kiếm tiền nhiều nhất có thể là bước đầu tiên và quan trọng trong quản lý ngân sách cá nhân.

 

Tiết kiệm trước khi sử dụng tiền

Người ta thường nói kiếm tiền thì khó nhưng sử dụng tiền thì dễ, và ai cũng biết cách sử dụng tiền.

Thực ra, câu nói đó không đúng. Kiếm tiền là một việc khó, nhưng dùng tiền một cách thông minh, hợp lý để đạt mục tiêu tài chính còn khó hơn.

Để an toàn tài chính  bạn cần phải viết cách tiết kiệm. Không ít người có quan niệm sai lầm về tiết kiệm. Điều này dẫn đến việc họ xài tiền theo ý muốn và cố gắng cắt bớt chi tiêu để dành dụm sau đó. Người nào giỏi hơn thì có kế hoạch cụ thể và giảm các khoản chưa cần thiết.

Cách làm trên chưa chính xác. Lý do là người quản trị tài chính cá nhân tốt sẽ tiết kiệm trước khi sử dụng. Họ dành một phần cho tích lũy trước khi phân bổ tiền vào các quỹ khác.

Bạn có thể bắt đầu thực hành bằng cách giữ lại 10-15% số tiền mới có, đưa nó vào một quỹ riêng. Số còn lại phân bổ vào các quỹ như sinh hoạt thiết yếu, chi tiêu mua sắm, quỹ đào tạo, giao tiếp, du lịch,…

Nếu ai đó cảm thấy họ đang phải thắt lưng buộc bụng, không thể trích ra 10% hay 15%, họ có thể xem lại bản thân có đang ăn ngoài, uống cà phê, mua sắm,… hay không.

Nguyên tắc quản trị tiền nói rằng chỉ khi nào chúng ta đang sống ở chế độ tối thiểu, nghĩa là chỉ đủ tiền ăn ở, đi lại và không dư đồng nào, chúng ta mới không thể tiết kiệm.

 

An toàn tài chính và những điều bạn cần biết để đối mặt với khó khăn

 

Tìm cách giữ tiền

Biết giữ tiền, bạn đã bước nào đạt được an toàn tài chính. Rất nhiều người mất tiền hàng ngày vì chưa biết cách giữ tiền. Nguyên nhân và hướng phòng ngừa gồm:

– Mất tiền vì lạm phát: Hãy đầu tư để tiền sinh sôi với lãi suất cao hơn tỷ lệ lạm phát.

– Mất tiền vì những rủi ro ngoài ý muốn: Tìm hiểu và mua bảo hiểm để bảo vệ dòng tiền.

– Mất tiền vì vay tiêu dùng quá nhiều: Tập mua từ tiền của mình, đừng vay trước với lãi suất cao để thỏa mãn nhu cầu nhất thời.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể mất tiền vì đầu tư vào những công cụ mà mình không hiểu rõ, hoặc đầu tư với đòn bẩy quá cao; mất tiền vì bị lừa vào những dự án “dỏm”. Để hạn chế, chúng ta cần hiểu những nguyên tắc quan trọng trước khi xuống tiền đầu tư.

> Đọc ngay: Chữa bệnh: Không mục đích, không đam mê, tương lai vô định của dân văn phòng

 

Đầu tư để tiền sinh ra tiền

Nói đến quản trị tài chính là nói đến lãi suất, tỷ suất lợi nhuận. Chúng ta sẽ không bao giờ đạt được những mục tiêu tài chính cho mình và gia đình nếu không biết đầu tư để tiền sinh ra tiền.

Nếu bạn không có thời gian tìm hiểu thì việc đầu tư vào các công cụ cơ bản, lãi suất 5-10%/năm như gửi ngân hàng, bảo hiểm nhân thọ, vàng vật chất, trái phiếu của các doanh nghiệp hàng đầu hay chứng chỉ quỹ có thể phù hợp.

Nếu muốn tiền sinh sôi với tỷ suất lợi nhuận cao hơn, từ 10% đến 25% một năm, bạn nên xây dựng nền tảng với kiến thức vững vàng, sau đó đầu tư vào các công cụ tăng trưởng như chứng khoán, bất động sản.

Hiểu rõ các rủi ro khi đầu tư là điều quan trọng, bên cạnh việc hiểu cơ chế tạo giá trị, tạo lợi nhuận của một công cụ.

Trở lại với ví dụ ban đầu, làm sao để có 180 triệu đồng?

Giả sử, người đó gửi vào ngân hàng đều đặn số tiền 5 triệu đồng mỗi tháng, với mức lãi suất bình quân 0.5%/tháng, họ sẽ có 185 triệu đồng sau 34 tháng.

Số tiền trên đủ để người này sử dụng cho các nhu cầu thiết yếu trong một năm nếu có rủi ro xảy ra. Hoặc, nếu không có rủi ro, tiền sẽ ở trong quỹ an toàn tài chính, giúp cá nhân đạt độc lập và tự do tài chính trong tương lai.

 

Cốt lõi của an toàn tài chính tự  là sự hiểu biết: biết về việc chi tiêu có kế hoạch, biết lựa chọn các công việc cho mình, từ chối các việc không tạo ra giá trị thiết thực cho bản thân, quẳng gánh lo “cơm áo gạo tiền” để xây dựng những giá trị bền vững. 

Với mỗi người, mốc an toàn tài chính là khác nhau tùy vào nhu cầu. Giống như hạnh phúc, an toàn tài chính không phải là một đích đến mà là một hành trình cần thời gian dài, hiểu đúng và hành động hợp lý. 

 

Cách thức để đạt được an toàn tài chính và tư duy tiền bạc thông minh sẽ được Doanh nhân – Diễn giả Phạm Ngọc Anh chia sẻ chi tiết trong khóa học Wake Up Online – “Kiến tạo cuộc đời thịnh vượng” diễn ra vào ngày 13-14/11/2021 tới đây. Nếu bạn quan tâm hãy đến để được thầy bật mí những bí kíp độc quyền quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhé!

Link đăng ký tại: https://wakeup.vn/r/g/tuduytaichinh 

5 cách giữ động lực cho nhân viên những ngày giáp Tết của một người sếp đỉnh cao