Nền tảng thành công của Flappy Bird

Cha đẻ Flappy Bird – Sự nhất quán hiếm thấy của doanh nhân trẻ – nền tảng thành công của kinh doanh hiện đại

Lẽ ra bài này được viết cách đây 1 tháng, khi mà nhà nhà người người nói về “chú chim thần kỳ Flappy”, sản phẩm khiến tên tuổi nhà lập trình games Hà Đông nói riêng và thương hiệu “Games Việt” nói chung nổi đình đám toàn thế giới, cho tới khi đêm qua đọc được bài viết mới nhất về Đông, tôi thực sự nể phục TÂM và TẦM của bạn ấy, điều mà nhiều doanh nhân hiện đại đang loay hoay định nghĩa…

Khỏi cần bàn về sự nổi tiếng và cả nổi loạn của chú chim danh tiếng này.

Hãy bắt đầu từ thời điểm Đông quyết định “gỡ chim xuống”…, đã có hàng ngàn (có thể lên đến hàng triệu comment, bài viết…về việc bạn ấy không chịu nổi sức ép, rồi là nổi tiếng quá nhanh, tiếc nuối, sao phải thế… Nhưng có rất ít comment về lý do Đông đưa ra đơn giản “Làm games để giúp mọi người có những cữ giải trí, thư giãn nhanh sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng chứ không phải để gây nghiện”. Đó là mục tiêu NGAY TỪ ĐẦU khi bắt tay thiết kế games, là nguồn cảm hứng quan trọng để tạo ra Games thần kỳ này. Khi đưa sản phẩm vào “vận hành” sự tin yêu bùng nổ, tiền bạc danh tiếng lên cao ngất (ít nhiều cũng vui chứ sao lại không) nhưng MỤC TIÊU của game lại KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC, khi nó gây nghiện cho nhiều người, sự xao lãng xẩy ra khắp nơi, sự cay cú ăn thua đâu đâu cũng thấy, sự trễ nải uể oải đầy rẫy công sở… Đó là khi cần xem lại sản phẩm của mình, dù rằng tiền vẫn đang “về nhiều mỗi ngày” nhưng cần có SỰ NHẤT QUÁN với mục tiêu, đó là cái TÂM của 1 doanh nhân hiện đại. Và cái TẦM dám vứt bỏ nhiều tiền bạc để nhất quán với TÂM của mình với sản phầm, với nghề nghiệp không dễ mấy doanh nhân thành đạt làm được, chứ đừng nói tới một bạn trẻ như Đông.

Đêm qua, nghe phong phanh Flappy Bird có “cơ hội” quay trở lại…

Mình lại tò mò, không biết đằng sau quyết định này (nếu có) là gì ?
Và mình thực sự ngạc nhiên, vì đơn giản vẫn là “sự nhất quán”…

Rằng Đông có thể sẽ đưa trở lại nhưng phải kiểm soát soát được “game sẽ không gây nghiện”, cũng chính là lý do đã “gỡ chim xuống”.

Cám ơn Đông về bài học kinh doanh thú vị của bạn về sự nhất quán.

Bài học: nếu bất kỳ doanh nhân nào cũng kinh doanh với triết lý đơn giản như Đông, rằng lấy người dùng là trung tâm, trải nghiệm của họ là quan trọng và những giải pháp mang đến là tính thiện: thoải mái, thư giãn. Nhất quán với mục tiêu này xuyên suốt vòng đời của sản phẩm. Thì đừng ngạc nhiên, bạn sẽ được người tiêu dùng “hoàn trả nhiều hơn cái bạn đã mang đến cho họ”.

Tác giả: Mr WhyPhạm Ngọc Anh