Vận hành doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thành công

Vận hành doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là bài toán đầu tiên trên hành trình kinh doanh của nhiều người mới bắt đầu khởi nghiệp. Tuy nhiên, vận hành doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và một kiến thức rộng lớn ở nhiều mảng: Kinh doanh, tài chính, nhân sự, pháp lý…Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách vận hành một doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cũng như những kỹ năng cần đó để đạt được nhiều thành công trong quản lý và kinh doanh. 

I. Cách vận hành doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hiệu quả nhất 2023

Vận hành một doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nghe thì nhỏ nhưng thực chất lại to to. Khi đó, chủ doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như: Nguồn vốn hạn chế, cạnh tranh gay gắt và quản lý tài nguyên. Tuy nhiên, với chiến lược hợp lý, kỹ năng quản lý tốt và sự kiên nhẫn, việc vận hành doanh nghiệp có thể trở nên hiệu quả và bền vững hơn nhờ:

  • Xác định mục tiêu và chiến lược phát triển cốt lõi.
  • Xây dựng chi tiết quy trình kiểm soát nội  bộ.
  • Định hình thương hiệu và chiến lược marketing.
  • Tập trung phát triển các sản phẩm chính của doanh nghiệp.
  • Quản lý vốn và tài chính.

1. Xác định mục tiêu cốt lõi và chiến lược phát triển khi quản lý, vận hành doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Để vận hành doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hiệu quả, người quản lý cần xác định rõ mục tiêuchiến lược phát triển. Từ đó, mới có thể đánh giá cụ thể điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức, nguồn tài chính, đối thủ cạnh tranh, thị trường.

Nhờ hiểu rõ những yếu tố này, các CEO sẽ dễ dàng hoạch định chiến lược lâu dài, đề ra mục tiêu và kế hoạch với thời gian và nguồn lực cụ thể. Đồng thời, tận dụng triệt để những thế mạnh mà doanh nghiệp mình có, khắc phục những điểm yếu và đón đầu cơ hội phát triển.

2. Xây dựng quy trình vận hành trong doanh nghiệp

Để vận hành doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ suôn sẻ, người quản lý cần xây dựng quy trình nội bộ và chính sách hợp lý cho các phòng ban liên quan. Hệ thống hoá quy trình giúp tiết kiệm thời gian và chi phí hoạt động, từ đó giải quyết các vấn đề phát sinh nhanh chóng hơn.

Việc có được quy trình vận hành giống như sở hữu một chiếc la bàn. Chính vì thế, dẫu bạn có thay đổi người phụ trách cũng sẽ diễn ra thuận lợi và không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh.

Đôi tay xây dựng quy trình vận hành

Xây dựng quy trình vận hành

3. Xây dựng thương hiệu, chiến lược marketing khi vận hành doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Trong thời đại công nghệ 4.0, truyền thông phát triển mạnh mẽ, các CEO doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cần chú trọng vào nhiều hình thức marketing để không bị lạc hậu và thất bại trên thị trường đang cạnh tranh khốc liệt.

Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cụ thể, kế hoạch marketing dài hạn, tạo hình ảnh sản phẩm và hệ thống phân phối chất lượng sẽ là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín với khách hàng và đối tác. Nhờ vậy, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có thể tạo được địa vị vững chắc trên thị trường và có hy vọng phát triển lâu dài, bền vững.

4. Tập trung phát triển các sản phẩm chủ chốt của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp không có sản phẩm chủ chốt sẽ khiến cho hình ảnh doanh nghiệp không được rõ nét. Trừ khi doanh nghiệp bạn hoạt động như một siêu thị, còn không thì nên tập trung phát triển các sản phẩm chủ chốt, điều này sẽ khiến khách hàng, đối tác nhớ đến bạn với hình ảnh chuyên cung cấp một hoặc một số dòng sản phẩm nổi bật nào đó.

Người lãnh đạo công ty cần lên kế hoạch chi tiết về sản phẩm chủ chốt, bao gồm chất lượng, chi phí sản xuất, cách cải tiến sản phẩm theo xu hướng thời đại và sáng tạo cho ra mắt thêm nhiều sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

5. Quản lý vốn, thiết lập ngân sách tài chính trong vận hành doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Tìm kiếm và quản lý nguồn vốn là một trong những thách thức đối với ban lãnh đạo. Ngoài việc sử dụng nguồn vốn sẵn có và vay ngân hàng, hình thức cho thuê tài chính đã trở thành lựa chọn phổ biến, đây thực sự là kênh huy động vốn đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp.

Đồng thời, các CEO cần chú ý quản lý dòng tiền và phân bổ ngân sách hợp lý cho các hoạt động kinh doanh nhằm giảm thiểu rủi ro thiếu hụt dòng tiền. Điều này có thể thực hiện bằng cách xem xét các chỉ số tài chính như chi phí vận hành, chi phí bán hàng, lợi nhuận và các chỉ số tài chính khác,…

Tay viết chữ trên bảng

Quản trị vốn và thiết lập ngân sách trong vận hành

II. Kỹ năng vận hành doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cần có

Vận hành doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là công việc thú vị nhưng cũng đầy thách thức. Dưới đây là một số kỹ năng cần có mà các chủ doanh nghiệp cần trang bị cho mình để vận hành doanh nghiệp hiệu quả.

1. Kỹ năng đánh giá nhân sự

Đánh giá nhân sự là kỹ năng quan trọng khi đảm nhận vị trí lãnh đạo khi vận hành doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Điều này bao gồm quản lý công việc của nhân viên trong tổ chức: Nhìn nhận ưu điểm và hạn chế của từng cá nhân, phân bổ công việc, hỗ trợ, lập kế hoạch đào tạo,…

Một người lãnh đạo không chỉ có kiến thức chuyên môn, mà còn phải có khả năng làm việc hiệu quả với con người ở nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau.

2. Kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý thời gian và công việc là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà các quản lý vận hành công ty nhỏ và siêu nhỏ cần phải có.

Thay vì ôm hết mọi công việc, nhà quản lý cần phân chia công việc cho mọi người để làm việc hiệu quả, cần tập trung và ưu tiên các hạng mục và công việc quan trọng hơn. Đặc biệt, trước khi quản lý nhân sự hãy bắt đầu từ việc quản lý thời gian và công việc của bản thân.

3. Kỹ năng phân tích dữ liệu

Để đưa ra quyết định đúng đắn, các CEO cần dựa vào dữ liệu người dùng. Thời đại số hiện nay, dữ liệu người dùng là yếu tố chủ chốt cho mọi quyết định, giúp hiểu rõ nhu cầu và xu hướng thị trường một cách chính xác.

Nhà lãnh đạo cần hiểu rõ công nghệ, cách phân tích dữ liệu để áp dụng vào vận hành doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Nếu như chưa có kỹ năng làm việc này, các CEO cần trang bị đầy đủ kiến thức, tư duy để có thể đọc hiểu và phân tích dữ liệu hiệu quả.

tay-dang-cham-vao-bang-phan-tich-du-lieu

Kỹ năng phân tích dữ liệu

4. Khả năng đưa quyết định

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động, những quyết định của lãnh đạo có thể ảnh hưởng đến vận mệnh của công ty. Do đó, bạn phải có khả năng đưa quyết định không chỉ đáp ứng thị trường hiện tại mà còn dự đoán và đón đầu xu hướng.

Lãnh đạo cũng phải kiểm soát quá trình vận hành công ty nhỏ và siêu nhỏ, điều chỉnh kịp thời và chịu trách nhiệm cho quyết định của mình. Hãy luôn cập nhật và mở rộng kiến thức từ những bạn bè đồng nghiệp, các chuyên gia hoặc những kinh nghiệm đã đúc kết, hoặc tham gia các khoá học phù hợp để nâng cấp bản thân trong quản lý và quản trị.

5. Kỹ năng ứng dụng công nghệ

Là một nhà quản lý vận hành doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, việc số hóa các hoạt động trong tổ chức là cần thiết trong chiến lược ngắn và dài hạn. Với xu thế số hoá doanh nghiệp ngày càng diễn ra với tốc độ nhanh chóng, chủ DN cần phải nắm bắt và đi cùng xu thế nếu không muốn bị lạc hậu và đào thải.

Chỉ khi lãnh đạo có khả năng lựa chọn và áp dụng công nghệ hiện đại một cách tinh vi để tối ưu hoá quá trình vận hành, thì chuyển đổi số mới thực sự tạo ra giá trị thực tiễn.

Vận hành doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ luôn có nhiều thách thức và cơ hội. Để đạt được thành công, các quản lý và lãnh đạo cần sở hữu một loạt kỹ năng quản lý đa dạng. Tập trung vào những yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vượt qua những thử thách và phát triển bền vững hơn trong tương lai.