7 bước xây dựng đội nhóm bán hàng thiện chiến

Một báo cáo đã chỉ ra rằng, hiện nay chỉ có ít hơn 30% nhân sự kinh doanh thực sự tham gia đến tận cùng của một dự án, kể cả trong những giai đoạn bận rộn và quan trọng nhất. Thống kê thực tế này chỉ ra nguyên nhân khiến hạn mức đạt được trung bình chỉ đạt 58.4% và nhiệm kỳ trung bình là 1.4 năm.

Hơn nữa, việc nhân viên kinh doanh làm việc kém năng suất, không đạt được chỉ tiêu sẽ khiến công ty mất nhiều tháng và tốn đến 150% lương của nhân viên cũ để tìm được người thay thế.

Vậy giải pháp đặt ra là cần xây dựng một nền văn hóa nhóm vững chắc với sự tham gia của tất cả các nhân viên. 

Cùng bắt đầu đặt những viên gạch đầu tiên cho đội nhóm kinh doanh của bạn ngay với bài viết dưới đây!

 

7 bước xây dựng đội nhóm bán hàng thiện chiến

 

Văn hóa gắn kết nhân viên là gì?

Trước khi bắt đầu xây dựng văn hóa gắn kết cho đội nhóm kinh doanh của bạn, cần tìm hiểu định nghĩa của khái niệm này.

Đừng chỉ nghĩ sự gắn kết ở đây chỉ là những chương trình team building nội bộ, cuộc gặp mặt trên bàn nhậu hay một trận bóng giao hữu,…

Employee engagement – Sự gắn kết của nhân viên là những suy nghĩ, cảm nhận của họ về công ty và cách họ hành xử (ví dụ như làm việc) dựa trên những suy nghĩ và cảm nhận đó.

Đừng đánh đồng sự hài lòng với sự gắn kết. 2 điều này không mang ý nghĩa giống nhau. Dưới đây là những khác biệt giữa những nhân viên hài lòng với công ty và những nhân viên có sự gắn kết thực sự:

Mọi nhân viên đều cần được cảm thấy an tâm, có ý nghĩa và khả thi trước khi họ có thể thực sự gắn kết với công việc:

 – An tâm: Có thể sống là chính mình tại công ty mà không sợ những hậu quả tiêu cực.

– Có ý nghĩa: Có thể đạt được những lý do cá nhân sau công việc

– Khả thi: Có đủ năng lực để hoàn thành tốt công việc được giao

Là người lãnh đạo một đội nhóm kinh doanh, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bạn là gắn kết các thành viên trước khi nghĩ về cách tối đa hóa hiệu suất và cách tạo động lực thúc đẩy họ trong công việc. Mục tiêu cuối cùng là để cả nhóm cùng phát triển, song song với sự phát triển của doanh nghiệp.

 

7 bước xây dựng đội nhóm bán hàng thiện chiến 

 

7 bước xây dựng đội nhóm kinh doanh hiệu quả

Sau đây là 7 bước hàng đầu để xây dựng một nhóm kinh doanh hiệu quả. Tài liệu này được xây dựng dựa trên dữ liệu thu thập được từ hàng nghìn trưởng phòng kinh doanh và được thử nghiệm trực tiếp.

1. Tuyển dụng các “chiến binh văn hoá” vào đội nhóm

Khi bạn không có mặt, ai trong đội nhóm là người chèo lái cả team theo loại hình văn hóa doanh nghiệp đặc trưng mà bạn muốn xây dựng? Đó là người theo đuổi mạnh mẽ một nền/ nhóm văn hóa cụ thể – những “cultural warriors” – “chiến binh văn hóa” của bạn.

Hãy suy nghĩ về chân dung chiến binh văn hoá lý tưởng bạn mong muốn. Họ sẽ là người như thế nào? Đầy tham vọng? Ưa thử thách? Chín chắn? Tỉ mỉ? Điều này sẽ định hướng cho chiến lược tuyển dụng nhân sự của bạn.

Bạn có thể đang tìm kiếm nhiều đặc điểm khác nhau. Vấn đề là bạn chọn ra không quá 5 đặc điểm và phân chia mức độ chấm điểm cho chúng – từ hoàn toàn đối lập tới đặc biệt nổi bật. Dựa trên điểm số đánh giá khi phỏng vấn, bạn sẽ đánh giá được họ có phù hợp với văn hóa hay không.

 

2. Để các “chiến binh văn hoá” có thẩm quyền khi tuyển dụng ứng viên

Các đơn giản nhất để giúp nhân viên trong đội nhóm của bạn có được suy nghĩ của người lãnh đạo là đối xử với họ như những ông chủ thực sự. Một khi đã xác định được những “chiến binh văn hoá”, hãy trao cho họ quyền tham gia vào quy trình tuyển dụng nhân viên bán hàng. Họ là những người có đủ hiểu biết và đam mê với văn hóa công ty, tại sao bạn không tiếp nhận những phản hồi và đánh giá từ các thành viên này?

Một cách tiếp cận độc đáo là đưa cho các thành viên này quyền từ chối ứng viên. Nếu họ nói không, bạn cần hiểu rằng có lý do chính đáng nào đó bạn cần lắng nghe và đồng thuận. Điều này sẽ giúp bạn chia sẻ được áp lực xây dựng một đội ngũ hoàn hảo.

Một lợi ích khác khi cho phép thành viên trong đội nhóm tham gia phỏng vấn là tăng tính khách quan và tích cực từ phía bạn tới ứng viên. Đứng trên cương vị người quản lý, đôi khi bạn không thể hiểu được insight của những ứng viên vừa ra trường muốn được học hỏi kinh nghiệm. Hoặc có thể áp lực từ phía nhà quản lý khiến ứng viên mất tự nhiên trong câu trả lời; những nhân viên đồng cấp trong tương lai mới là đối tượng phù hợp để chia sẻ.

Bạn sẽ thấy bức tranh chân thực về khả năng thành công của những ứng viên này trong đội nhóm của mình thông qua lời nhận xét từ những “chiến binh văn hoá”.

> Xem thêm: Cách xử lý hợp tình hợp lý nhất cho sếp khi nhân viên mắc sai lầm nghiêm trọng

 

7 bước xây dựng đội nhóm bán hàng thiện chiến

 

3. Đặt mục tiêu cá nhân thống nhất với mục tiêu đội nhóm

Bạn có thực sự hiểu về mục tiêu của các thành viên trong đội nhóm?

Đây là động lực chính thúc đẩy sự tham gia của các thành viên, do đó hiểu rõ mục tiêu của các thành viên sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các thành viên một cách phù hợp.

Trong tuần thứ 2 của tháng đầu tiên, bạn nên tổ chức một cuộc hội thảo kéo dài khoảng 2 giờ để xây dựng các mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung của đội nhóm. Sự tham gia vào buổi thảo luận này sẽ giúp các thành viên được xích gần lại nhau hơn và cảm thấy có trách nhiệm với nhau hơn trong suốt cả năm tiếp theo.

Với tư cách một nhà quản lý, bạn gần như sẽ cố gắng làm tốt hơn khi đã biết được mục tiêu của nhân viên. Đừng để việc đặt mục tiêu dừng lại ở những câu từ chung chung như doanh số và mức lương. Hãy giúp nhân viên của bạn đi sâu vào các mục tiêu cụ thể như “tiết kiệm tiền mua nhà” hay “đưa các con đến công viên giải trí Disney”.

Trên thực tế, mục tiêu chính là động lực níu giữ một nhân viên kinh doanh trong cả những thời điểm thăng trầm của công việc.

 

4. Chia sẻ lẫn nhau những câu chuyện thành công

Đằng sau mỗi cuộc gọi “cold call” (cuộc gọi tới những “khách lạnh” – những người chưa biết, chưa nghe, chưa có bất kỳ một thông tin gì về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp) là một viễn cảnh khác nhau về khách hàng và những thách thức có thể giải quyết. Có những cuộc gọi kết nối tới khách hàng tiềm năng lớn, và không loại trừ có những ngày nhân viên kinh doanh của bạn làm việc mà không thu về kết quả.

Bạn có thể cân nhắc các cuộc họp 2 tuần/lần để chia sẻ trong nội bộ đội nhóm kinh doanh những câu chuyện về tình huống ứng phó xuất sắc của nhân viên với khách hàng. Những buổi họp này tiếp thêm niềm tin, động lực làm việc cho nhân viên và cũng là hy vọng vào thành quả tốt đẹp mình có thể làm được.

 

5. Đưa ra những phản hồi nhất quán

Cuộc khảo sát với quy mô hơn 5000 nhân viên kinh doanh về sự gắn kết đội nhóm đã kết luận điều quan trọng nhất chính là những phản hồi nhất quán.

Rất ít nhà lãnh đạo muốn dành thời gian cho việc này; tuy nhiên nếu muốn hoàn thiện đội nhóm tốt hơn, bạn cần cho nhân viên thấy những thông tin phản hồi. Việc này đôi lúc sẽ khiến bạn cảm thấy đau đầu nếu chưa biết vận dụng khéo léo, nhưng khi mọi thứ đã đi vào quỹ đạo thì sẽ đem lại những tác dụng tuyệt vời.

Nhân viên sẽ thường xuyên đến tìm bạn để trình bày những vấn đề họ gặp phải trong công việc. Hãy kiên nhẫn lắng nghe và tìm hiểu kỹ càng vấn đề trong cuộc giao tiếp, từ đó đưa ra các phản hồi chất lượng và thường xuyên hơn. Đừng quên bám sát vào chiến lược kinh doanh và tình hình đối thủ cạnh tranh của bạn để tạo ra sự nhất quán trong mọi trường hợp.

Nhờ phương pháp phản hồi tích cực, những nhân viên kinh doanh xuất sắc nhất sẽ cởi mở hơn đối với việc học hỏi và giúp đỡ những nhân viên khác. Văn hóa phản hồi và gắn kết sẽ được lan tỏa rộng rãi trong toàn đội nhóm.

> Xem thêm: Động lực làm việc không thể đến từ cái bụng đói, “có thực mới vực được đạo” muốn nhân viên máu lửa hay trung thành đều phải để họ no cơm ấm áo cái đã

 

7 bước xây dựng đội nhóm bán hàng thiện chiến

 

6. Sử dụng dữ liệu thực tế để xác định các vấn đề về sự gắn kết

Các nhà lãnh đạo thường sử dụng trực giác để đánh giá về hiệu suất làm việc của cả nhóm kinh doanh. Đó là một phương pháp thiếu chính xác, kể cả đối với những đội nhóm nhỏ.

Thay vào đó, bạn nên chú ý đến những vấn đề mà các nhân viên kinh doanh ở nhiều cấp độ cùng gặp phải. Ví dụ, cả những nhân viên xuất sắc, trung bình và yếu cùng đề cập đến sự công bằng khi được hỏi ý kiến về việc gắn kết, thì bạn cần hiểu đó là một vấn đề quan trọng cần giải quyết.

Để xác định những vấn đề của đội nhóm, bạn cần có những dữ liệu chắc chắn nếu không muốn loay hoay “mò kim đáy bể”. Nắm được những nguyên nhân khiến mọi người không thực sự gắn kết sẽ giúp bạn tiếp cận dễ dàng hơn tới các đề xuất gia tăng hiệu suất.

 

7. Để các thành viên cùng tự đưa ra giải pháp

Không phải lúc nào bạn cũng là người đưa ra giải pháp sáng suốt nhất cho mọi vấn đề. Hãy để mọi người trong đội nhóm cùng tham gia thảo luận bằng cách đưa cho thành viên những dữ liệu của chính họ và yêu cầu họ xác định căn nguyên dẫn đến việc thiếu gắn kết.

Bạn chỉ cần dùng các câu hỏi đơn giản như “Đội nhóm chúng ta cần cải thiện điều này. Chúng ta nên làm gì đây?” rồi đặt niềm tin vào đúng người.

 

Hãy kết nối mọi người ngay từ bây giờ!

Thật dễ hiểu khi bạn luôn trông đợi nhân viên trong đội nhóm kinh doanh của mình là những người yêu công việc và có thể truyền cảm hứng cho đồng nghiệp. Tuyển dụng có chọn lọc ngay từ ban đầu là điều nên làm. Ngoài ra, bạn cũng có thể thúc đẩy họ tiến bộ bằng cách đặt họ vào môi trường công việc an tâm, có ý nghĩa và khả thi mà họ luôn mong muốn.

Gắn kết nhân viên theo 7 bước trên đây, nhân viên của bạn sẽ không ngừng tiến bộ và trở thành một đội nhóm kinh doanh tuyệt vời.

Bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp thường có tỉ lệ và tốc độ đào thải rất cao. Việc liên tục phải tìm kiếm nhân viên phù hợp mới và onboarding lại từ đầu khiến tuyển dụng trở thành bài toán gây ức chế cho nhiều doanh nghiệp. Để thu hút các ứng viên tiềm năng và thuận lợi gắn kết họ với đội nhóm, doanh nghiệp cần có bộ máy quản trị tuyển dụng khoa học và cập nhật nhất.

 

Nếu bạn thực sự muốn xây dựng một đội nhóm “bất khả chiến bại”, tôi khuyên bạn hãy thử một lần đến với Wake Up. Tại đây, kỹ thuật NLP giúp làm chủ cảm xúc và nắm bắt tâm lý đối phương sẽ giúp bạn và công việc trở nên cực kỳ hiệu quả.

 

Đến Wake Up bạn sẽ được lọc sạch tư duy cũ kỹ, và đúng như tên gọi Wake Up sẽ thức tỉnh bạn, cùng bạn vẽ nên con người mới, kiến tạo cuộc đời thịnh vượng!

Vào ngày 13-14/11 này Wake Up Online sẽ được tổ chức, vé khóa học đã đăng ký gần hết nhưng tôi vẫn muốn giữ một chỗ cho bạn. Đăng ký Wake Up ngay tại đây: https://wakeup.vn/r/g/kdol 

Hẹn gặp bạn lại Wake Up 28 và cùng nhau đồng hành trên đỉnh vinh quang!

 

5 cách giữ động lực cho nhân viên những ngày giáp Tết của một người sếp đỉnh cao