“Giữa mẹ và vợ tôi biết bênh ai?”- Tâm sự của ông chồng giỏi “tề gia trị quốc” nhưng bất lực giữa mối quan hệ NÀNG DÂU – MẸ CHỒNG

Câu chuyện “ mẹ chồng nàng dâu” từ xưa đến nay vẫn luôn là chủ đề muôn thưở mà chưa có hồi kết. Người ngoài cuộc nhìn vào chỉ xem đó là thì đó đơn giản chỉ là một mối quan hệ nhưng với tôi thì đó là cả một “giấc mơ dài” bởi tôi vẫn còn quá vụng vềđể cân bằng mối quan hệ đó.

Một mối quan hệ phức tạp, đi xuyên qua hàng thế kỉ mà vẫn chưa thể tìm tới đoạn kết.

Ngày bé, khi xem những bộ phim về mẹ chồng, nàng dâu tôi vẫn thường nghĩ “ Sao chuyện đơn giản như vậy mà ông chồng không hóa giải được nhỉ ? Hay là họ chỉ xây ra những tình huống “điên điên dở dở”  ” như vậy để câu view tăng hấp dấn?Nhưng quả thật đời còn dài,  bây giờ khi chính thức bước chân vào bộ phim ấy mới biết cuộc sống gia đình thật chẳng dễ dàng.

Chuyện bé xé ta to, vấn đề nhỏ trở thành mâu thuẫn lớn.  Sóng gió gia đình chỉ bắt đầu từ cái nhíu mày, thời gian sau là những lời than vãn,  dần dà là trách móc to tiếng sau cùng là những giọt nước mắt đến từ 2 người phụ nữ đẩy người đàn ông của họ vào tình thế khó xử.

Chúng ta thường đổ lỗi cho khác biệt thế hệ sống, cho những hủ tục nặng nềcủa thời phong kiến, khi mà dường như cả xã hội thời đó đều công nhận rằng đã là con dâu thì không có chuyện được cãi lại mẹ chồng.

Nhưng ở xã hội ngày nay thì sao? Ngay cả khi nhận thức xã hội đã được cải thiện hơn, lối sống và suy nghĩ cũng đã tiến bộ hơn thì những “tàn dư” mà xa xưa để lại đâu đó vẫn còn trong tâm trí. Bản thân là một người đàn ông, là trụ cột gia đình, công việc bên ngoài lo toan cho cuộc sống mưu sinh đã làm tôi đủ mệt, về nhà lại phải đứng giữa để “giải cứu” cho mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu quả thực khiến tôi rất mệt mỏi.

Bên tình –  bên nghĩa – bên nào nặng hơn ?

Nếu bạn may mắn không rơi vào trường hợp khó xử như vậy thì tôi xin chúc mừng bạn. Còn nếu chẳng may mà bạn là người đàn ông ở giữa thì tôi tin rằng, bạn sẽ là người thấu hiểu nhất sự khó khăn khi là người đứng ở giữa trong mối quan hệ “ mẹ chồng – nàng dâu” này.

Một bên là mẹ, người phụ nữ đã có công sinh thành, nuôi nấng và chăm sóc với một bên là vợ, người sẽ cùng chung sống và đồng hành cùng ta suốt cuộc đời, với tôi mà nói người phụ nữ nào cũng đều có vị trí quan trọng như nhau. Điều hạnh phúc nhất là tôi được thấy hai người phụ nữ ấy hòa thuận, yêu thương nhau và chia sẻ với nhau trong cuộc sống.

Bạn biết không, mẹ tôi và  vợ chẳng mấy khi hòa hợp, hễ mẹ vắng nhà là vợ tôi lại chia sẻ những nỗi lòng về mẹ, về những điều mà vợ tôi cho là mẹ quá đáng với cô ấy. Ngược lại, khi vợ tôi đi vắng mẹ tôi lại đứng ra than phiền về vợ tôi, về cách vợ tôi dạy con cái chưa đúng, cố tình ngấm ngầm trêu tức mẹ….

Tôi chẳng thiên vị bên nào, tôi luôn cốgiải quyết mọi hiểu lầm một cách ổn thỏa nhất, tôi luôn là người cố gắng xóa bỏ rào cản giữa hai người phụ nữ ấy. Nhưng nhiều lúc bản thân tôi cảm thấy đuối quá. Tôi thấy mình bất lực!

Cán cân giữa “ mẹ chồng- nàng dâu” vốn dĩ đã không cân bằng, hơn lúc nào hết bản thân tôi hiểu chính mình sẽ phải là chiếc cầu nối để tìm lại “sự cân bằng” cho mối quan hệ ấy.

Những cơn “sóng ngầm” vẫn cứ âm ỉ chảy trong một mối quan hệ giữa “ mẹ chồng- nàng dâu”. Bề ngoài trông có vẻ là yên ấm, hạnh phúc nhưng hơn ai hếtôi biết mọi thứ không được như những gì mà mọi người thấy.

Là người con, người chồng tôi ý thức được trách nhiệm của mình trong gia đình cũng nặng nề chẳng kém so với những gì tôi đang lăn lộn gầy dựng sự nghiệp ở bên ngoài.  Nhà cửa có yên ấm thì mới có thể chú tâm 100% vào công việc được.

Hãy cứ chịu khó lắng nghe, chia sẻ và trò chuyện, bởi chỉ có trò truyện mới có thể nhìn thấy tương lai, mới thấy được điều cần giải quyết  khúc mắc và nhận ra những khúc mắc cả hai đều đang gặp phải.

Hãy giúp mẹ và vợ hiểu được phải học cách chấp nhận con người của nhau để đi xa hơn trong chia sẻ và yêu thương. Ai cũng có một cái tôi to đùng thì làm sao hòa hợp được với nhau?

Hãy giảm bớt thời gian công việc bên ngoài,  tăng thời gian quý báu đó dành cho gia đình. Đàn ông chúng ta hãy chủ động tạo ra những  bữa ăn ấm cúng để thắt chặt tình đoàn viên, để “ góc bếp” kia không chỉ là nơi nấu nướng nhưng là nơi chia sẻ sự ấm áp, tình yêu thương của 2 thế hệ người phụ nữ  bằng một câu chuyện chung. Đó chính là giữ lửa cho hạnh phúc gia đình rồi. 🙂

Mr.Why Phạm Ngọc Anh

>>Bức thư cha doanh nhân gửi cho con trai: Tính cách sẽ quyết định tất cả, nó định hướng cách con sống để hạnh phúc và hài lòng với cuộc đời