6 Mẹo giúp bạn lắng nghe hiệu quả trong giao tiếp

Trong giao tiếp, lắng nghe là một kỹ năng vô cùng quan trọng giúp bạn hiểu được chính xác ý kiến, quan điểm của người nói để có những phản hồi thích hợp. Lắng nghe không chỉ đơn thuần là việc bạn ngồi yên và nghe một ai đó nó, nó gồm nhiều hơn vậy. Để kỹ năng lắng nghe được hiệu quả nhất bạn hãy tham khảo 5 mẹo dưới đây!

Lắng nghe một cách chủ động

Hãy chủ động lắng nghe người khác nói bằng cách hướng sự chú ý vào người đang nói, chăm chú theo dõi từng câu chữ của họ và để tâm trí suy nghĩ về nó. Bạn nên dừng lại mọi hoạt động khác và chỉ hướng vào người đang trình bày, không nên vừa làm việc riêng như dùng điện thoại hay xem tin tức khi đang nghe người khác nói. Điều này sẽ khiến bạn không theo dõi được hết những gì người nói đang trình bày.

Bày tỏ sự tôn trọng với người nói

Trong khi lắng nghe người khác nói, sẽ có một số vấn đề bạn không đồng tình với quan điểm của người nói nhưng bạn vẫn nên thể hiện sự tôn trọng ý kiến của họ, không nên đánh giá thấp hay tỏ ra coi thường những gì bạn đang nghe. Là một người lắng nghe tốt, bạn hãy nghe hết phần trình bày của người nói, sau đó đến lượt mình, bạn hãy lên tiếng phản đối hay bổ sung gì thêm nhé!

Đặt câu hỏi về những gì bạn đã lắng nghe

Việc bạn lắng nghe có hiệu quả hay không còn thể hiện qua việc bạn tiếp nhận và phản hồi lại các thông tin bạn đã nghe được sau đó như thế nào. Sau khi người nói trình bày xong, bạn cũng có thể đặt những câu hỏi liên quan về chủ đề vừa được trình bày để xác nhận thêm các thông tin đó đúng hay chưa. Lưu ý, bạn hãy tập trung hỏi về chủ đề, tránh đưa câu chuyện sang một câu chuyện khác của bạn. Và sau đó, hai người lại mất thời gian cho việc trao đổi với nhau về một chủ đề khác. Hãy đặt câu hỏi khi người nói trình bày xong bạn nhé!

Hưởng ứng người nói

Sẽ tạo thêm nhiều động lực và sự phong phú cho người nói khi bạn hưởng ứng vấn đề đang được đề ra bằng cách nói: “Vậy ý của bạn là…” hay “Có phải bạn muốn nói như vậy không?” Điều này sẽ khích lệ người nói trình bày cụ thể và kỹ càng vấn đề đó hơn, mở rộng câu chuyện đang được đề cập tới hơn.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Một người lắng nghe tốt là một người luôn biết chủ động làm thế nào để có thể nghe được hết mọi thông tin từ người nói một cách tập trung nhất, bao gồm cả những yếu tố bên ngoài như cách ngồi nghe, tư  thế ngồi nghe, ánh mắt nhìn người nói,…

Diễn giải nội dung bạn muốn trình bày

Một lỗi sai thường gặp trong các cuộc trao đổi hay tranh luận là chúng ta thường không hiểu chính xác ý người đối diện muốn nói gì nhưng đã vội phản biện lại. Rút cuộc là chúng ta đang tranh luận với chính cái nội dung hiểu sai của mình chứ không phải với ý kiến của đối phương. Thay vào đó, chúng ta hãy tập trung diễn giải ý kiến của mình một cách chi tiết và chính xác, tránh để người còn lại phải đoán ý hay hiểu sai ý của bạn.

 

Theo dõi thêm các bài viết hay về phát triển bản thân, bán hàng, kinh doanh, …

từ Mr. Why tại các kênh:

Fanpage: https://www.facebook.com/phamngocanhask/

Youtube: https://tinyurl.com/pnachannel

Website: https://phamngocanh.com/