3 nguyên nhân khiến Hôn nhân và Kinh doanh cùng thất bại

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữa Hôn nhân và Kinh doanh có nhiều điểm tương đồng thú vị. Và sự thất bại trong 2 lĩnh vực này cũng xuất phát từ những nguyên nhân giống nhau. Hãy cùng khám phá giữa thất bại trong hôn nhân và thất bại trong kinh doanh có những điểm tương đồng nào ngay sau đây.

Nhà tâm lý học Peter Pearson xây dựng Viện nghiên cứu Các Cặp đôi cùng với vợ – Ellyn – vào năm 1984 ở Menlo Park, California, trái tim của thung lũng Silicon nổi tiếng. Với Peter Pearson, bắt đầu một công việc kinh doanh cũng giống như bắt đầu cuộc hôn nhân ở những khía cạnh nhất định, đây đều là những cuộc đầu tư mạo hiểm với những sai lầm giống nhau thường diễn ra. Peter cho rằng “Nhìn nhận một cách tổng quan, kinh doanh và hôn nhân thường thất bại với 3 lý do giống nhau.”

1. Lý do thứ nhất: Không ghi nhớ bài học kinh nghiệm

Lý do đầu tiên là "Không ghi nhớ bài học kinh nghiệm"

Lý do đầu tiên là “Không ghi nhớ bài học kinh nghiệm”

Peter nhận thấy, “Những mối quan hệ thất bại đều trải qua những vấn đề lặp đi lặp lại nhưng người trong cuộc không nhận ra hay học tập được gì từ chúng.” Tương tự như vậy, một công ty cũng thường phạm phải những sai lầm trong tuyển dụng, kinh doanh hoặc vận chuyển hàng hóa… những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự sụp đổ.

Bạn cần tỉnh táo và nhận ra rằng luôn luôn có những vấn đề nhất định xảy ra trong công việc hoặc trong mỗi mối quan hệ. Chìa khóa là nhìn nhận vấn đề như cơ hội để phát triển thay vì bế tắc trong đó.

Peter đã chỉ ra cho người kinh doanh, “Định nghĩa của thành công không phải là bạn không gặp phải bất kỳ vấn đề nào. Thành công là khi bạn không mắc phải cùng những vấn đề đã xảy ra vào năm ngoái.”

2. Lý do thứ hai: Không thích nghi với việc “gián đoạn”

Giáo sư hàng đầu tại Harvard Business School, Clay Christensen đã đem đến cho chúng ta định nghĩa về “gián đoạn” đó là “ diễn tả việc làm thế nào sự thay đổi của các điều kiện trong một ngành công nghiệp có thể hủy hoại hoặc nuôi dưỡng việc kinh doanh-giống như sự phát triển của truy cập Internet băng thông rộng đã cho phép Netflix phát triển mở rộng trong khi làm Blockbuster sụp đổ.”

Nếu bạn không thích nghi nhanh chóng với những chuyển dịch trong kinh doanh, bạn sẽ nhanh chóng là một phần của lịch sử, việc này cũng sẽ xảy ra với một mối quan hệ.

Với Peter Pearson thì “Nếu bạn có thêm những đứa trẻ trong gia đình, đó chính là sự thay đổi của hoàn cảnh.” Những đứa trẻ là “hố hấp dẫn”, chúng sẽ thay đổi toàn bộ cuộc hôn nhân, kéo theo và hấp thu sự chú ý của một phía, khi đó người mẹ hoặc người bố sẽ không còn giành 100% sự chú ý cho người bạn đời. Muốn duy trì cuộc hôn nhân bền vững, bạn phải tìm ra cách đền bù sự thiếu hụt ấy.

Những đứa trẻ ra đời được cho là thời kỳ gián đoạn của các cặp vợ chồng

Những đứa trẻ ra đời được cho là thời kỳ gián đoạn của các cặp vợ chồng

Với công việc kinh doanh, ngay khi thị trường có sự thay đổi nhất định, có thể là một ứng dụng hay đạo luật gia đời sẽ ảnh hưởng đến việc làm ăn của bạn, hãy tìm cách thích nghi và cân bằng mọi thứ. Nếu không thể đưa mọi điều về điểm thuận lợi ban đầu, hãy lướt cùng cơn sóng và làm chủ nó.

3. Lý do cuối cùng: Không dự đoán vấn đề trong tương lai

Những nhà lãnh đạo trong kinh doanh sẽ đặt ra những câu hỏi hay về tương lai của họ. Danny Meyer, điều hành của Union Square Hospitality, rất yêu thích câu hỏi “ Làm thế nào để chúng ta trở thành một công ty mà không dính dáng đến kinh doanh?” Tuy nhiên trong khi một  nhóm lãnh đạo thường đặt câu hỏi về những điều họ chưa dự đoán được, các cặp đôi khi đến với văn phòng của Peter Pearson lại hiếm khi đưa ra những yêu cầu này.

Giả sử bạn và người bạn đời là những cặp đôi có nhiều điểm giống nhau, cả hai đều làm việc hàng giờ liền tại văn phòng. Peter Pearson nhận thấy những cặp đôi này thường đi vào lối mòn, hạn chế suy nghĩ “ Nếu chúng tôi có cùng quỹ đạo cuộc sống, trở về nhà trong tình trạng gần như kiệt sức và làm việc xuyên cuối tuần. Tôi băn khoăn điều gì sẽ đến với chúng tôi trong 5 năm nữa?”

Đó chính là vấn đề mấu chốt. Không suy nghĩ về con đường bạn đang đi, bạn sẽ không thể đi đến kết quả cuối cùng. Tương tự như vậy, việc luôn đặt ra câu hỏi về quỹ đạo trong một mối quan hệ cũng rất hữu hiệu như việc tưởng tượng ra tương lai trong khi kinh doanh.

Không dự đoán vấn đề tương lai là sai lầm chung trong Hôn nhân và Kinh doanh

Không dự đoán vấn đề tương lai là sai lầm chung trong Hôn nhân và Kinh doanh

“Đa phần các cặp đôi dừng việc suy nghĩ nghiêm túc về mối quan hệ của họ ngay sau giai đoạn trăng mật. Ngay sau khi kết hôn, họ mặc định rằng mọi thứ sẽ suôn sẻ và ổn định.” Peter Pearson nhận định.Tuy nhiên, việc này không khác gì khi hai cá nhân bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh. Nhiều người sau khi khởi nghiệp đã nhanh chóng duy trì ý tưởng về việc mọi thứ đã hoàn thành và tốt đẹp. Chỉ cần bắt tay kinh doanh và mọi chuyện sẽ tự vận hành và chỉ việc ngồi mát ăn bát vàng mà thôi.

Trước khi bước vào hôn nhân nhiều cặp đôi đã vẽ ra rất nhiều dự định và viễn cảnh nhưng nhanh chóng đi theo lỗi mòn và để mặc mọi việc tự diễn ra nhất nhanh sau khi kết thúc đám cưới. Nếu cứ để mọi việc tự diễn ra, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản khi ngày qua ngày đều diễn ra với nhịp điệu nhất định. Những thay đổi đột ngột trong cuộc sống sẽ ngay lập tức đe dọa đến cuộc hôn nhân và nhiều cặp đôi không thể vượt qua mốc 5 năm đầu tiên chỉ vì thiếu dự đoán cho tương lai và không thể giải quyết vấn đề khi chúng phát sinh.

Nhiều người khi nảy ra ý định kinh doanh sẽ viết ra rất nhiều kế hoạch kinh doanh cùng những dòng dự đoán thị trường nhưng không phải ai cũng giữ lửa để luôn theo dõi và dự đoán được thị trường. Vậy nên, thay vì ngủ quên trên chiến thắng, và phòng trừ trường hợp đường ai nấy đi trong kinh doanh, hãy luôn dự đoán về tương lai và thích nghi với nó.

(Theo www.businessinsider.com)

 Chuyên gia Huấn luyện & Đào tạo – Diễn giả

Mr.Why – Phạm Ngọc Anh