Những tư duy sai lầm khiến người nghèo cứ ngày một nghèo hơn, càng đầu tư càng chịu thua lỗ

Những thói quen rất thông thường trong ngày ví dụ như câu cửa miệng “Biết ngay mà” cũng là một biểu hiện của lối tư duy sai lệch, rơi vào lòng tuần hoàn ác tính không thể thoát khỏi cái nghèo.

Có một câu nói đáng suy ngẫm đặt trong bộ phim nổi tiếng “Bố già”: “Có người chỉ mất nửa giây để nhìn thấu bản chất của sự vật, nhưng có người lại mất cả đời cũng không thể nhận ra điều đó. Đây chính là nguyên do quyết định những số phận hoàn toàn khác nhau của mỗi người.”

Tại sao lại xuất hiện sự chênh lệch này? Xét đến cùng, đó là do khoảng cách nhận thức từ trong tư duy của mọi người. Trong cuộc sống, tư duy có thể giúp chúng ta làm được tất cả. Nếu không có tư duy, xã hội sẽ không bao giờ có thể phát triển được như ngày hôm nay. Đó là nhân tố quyết định sức sáng tạo, đổi mới và tiến bộ mỗi ngày, ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai một người có thể thành công hay không.

Một người phải nhận thức rõ về thực tế, sắc sảo trong suy nghĩ, nhạy bén trong tư duy và nhanh chóng trong hành động thì mới có thể đạt tới thành công của riêng mình mà không ai giành lấy hay cướp mất được. Từ đó có thể thấy tầm quan trọng của tư duy sẽ thay đổi tương lai một người như thế nào.

Thế nhưng, trên thực tế, lại có rất nhiều nhận thức không chính xác khiến chúng ta dễ sai lệch tư duy. Sau đây là những tư duy sai lầm mà chúng ta cần sớm nhận ra để thay đổi trước khi chúng trở thành rắc rối lớn, cản bước tiến bộ sau này.

1. Thiên lệch nhận thức muộn (Hindsight Bias): “Biết ngay mà!”

Thiên lệch nhận thức muộn là hiện tượng thường thấy khi mọi người có xu hướng dùng kiến thức của mình để đánh giá về khả năng xảy ra của một sự việc đã xảy ra trong hiện thực, và họ cho rằng sự việc đó xảy ra đúng với những gì họ dự đoán. Nói cách khác, mọi thứ diễn ra có vẻ rõ ràng và dễ đoán hơn hẳn sau khi chúng đã thực sự xảy ra.

Hiện tượng này sẽ vô cùng quen thuộc khi được diễn tả bằng những cụm từ như là “Biết ngay mà”, “Thể nào mà chẳng như vậy”, “Ngay từ đầu tôi đã biết vậy rồi”… Dường như khi mở đầu vậy, chúng ta sẽ thực sự trở thành những người “biết tuốt”, là một Gia Cát Lượng thực thụ.

Ví dụ như sau khi một trận đấu bóng đá kết thúc, rất nhiều người thường sẽ bắt đầu trở thành một “chuyên gia” và bình luận “Tôi biết mà, thể nào đội A cũng sẽ thắng vì ABC XYZ…”

Nghe thì có vẻ phân tích rất có lý, nhưng thực sự, tư duy của họ đang đi vào xu hướng Thiên lệch nhận thức muộn. Nếu bắt họ đưa ra dự đoán trước khi trận đấu bắt đầu, sợ rằng đáp án sẽ tương phản hoàn toàn.

Với bất cứ sự vật hiện tượng gì, khi chúng ta đã biết kết quả rồi mới đi tìm chứng cứ chứng minh điều đó có thể xảy ra, thì thật sự quá dễ dàng. Sau đó, chúng ta sẽ rơi vào ảo tưởng tự đánh giá bản thân quá cao, gây ảnh hưởng tới phương hướng tư duy thông thường.

2. Ảnh hưởng từ địa vị

Khi đối mặt với một người có địa vị cao hơn mình, tự bản thân chúng ta cho rằng mình thua kém họ về một mặt nào đó, thì năng lực tư duy độc lập của chúng ta dễ bị suy giảm. Việc lắng nghe, tiếp thu và thậm chí hành động y hệt theo ý kiến của đối phương sẽ dễ xảy ra hơn.