Muốn sự nghiệp phát triển rực rỡ đừng để trí óc lão hóa trước tuổi 30

Trí óc là bộ phận quan trọng quyết định thành công trên những bước tiến trong công việc của bạn. Muốn sự nghiệp rực rỡ, đừng để trí óc “ngừng luyện tập” trước tuổi 30.

Nếu muốn não bộ hoạt động tốt hơn hay duy trì sự minh mẫn, tỉnh táo, bạn phải luyện tập trí não thường xuyên. Những phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tư duy bằng cách chơi các trò chơi, giữ thói quen ăn uống, giao tiếp phù hợp và cách chăm sóc bản thân. Kết quả sẽ không đến ngay sau một đêm, nhưng sau vài tuần, vài tháng áp dụng những phương pháp này, bạn sẽ nhận thấy sự tiến bộ trong tư duy và ghi nhớ, ngay cả khi đã bước qua tuổi 30.

 

Muốn sự nghiệp phát triển rực rỡ đừng để trí óc lão hóa trước tuổi 30

 

1. Đọc nhiều hơn

Đọc báo, tạp, chí hay đọc sách là những cách vừa cập nhật thông tin xã hội, kiến thức khoa học vừa là bài tập rèn luyện các cơ bắp của não tuyệt vời cho sự nghiệp của bạn. Các nội dung càng phức tạp càng đòi hỏi não bộ vận dụng nhiều chất xám, từ đó trở nên rắn chắc và linh hoạt hơn. Hãy bắt đầu với một lượng nhỏ trước, sau đó tăng dần khối lượng thông tin phải đọc.

Đọc những chủ đề phù hợp với công việc, độ tuổi hay sở thích của bạn. Nếu bạn là một người thích chiều chuộng cảm xúc và muốn làm dịu tinh thần sau những giờ làm việc căng thẳng, hãy chọn đọc tản văn, những cuốn sách nhẹ nhàng, dạy chúng ta cách tự chữa lành. Nếu bạn muốn dung nạp kiến thức chuyên môn liên quan đến ngành đang công tác, hãy chọn các cuốn sách kinh điển và nghiền ngẫm chúng. Có rất nhiều loại sách và bạn cũng cần chú ý chọn loại sách phù hợp, có nội dung lành mạnh và hữu ích cho bản thân nhất. Lựa chọn các đầu sách chất lượng, uy tín sẽ không khiến bạn phải tốn thời gian vào những thứ vô bổ.

 

2. Học một ngôn ngữ mới

Học một ngôn ngữ mới vừa giúp bạn có thêm một kiến thức mới, vừa tiến gần hơn với cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Chọn một ngôn ngữ mà bạn thích, hoặc một ngôn ngữ đóng góp, hỗ trợ bạn nhiều hơn trong công việc. Học ngoại ngữ giúp tăng kích thích não bộ và mở rộng mạng lưới hệ thống nơron thần kinh. Việc ghi nhớ và chuyển đổi giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ mới trong quá trình học tập sẽ giúp bạn linh hoạt, nhanh nhẹn hơn trong tư duy một cách đáng kể. Hãy dành thời gian từ 30 phút đến 2 tiếng tuỳ vào lịch trình làm việc của bạn để học ngôn ngữ mới. Trong lúc tiếp xúc, bạn còn có thể học thêm được nhiều điều hay, bổ ích từ chủ đề hay bài viết đang học. 

> Đọc thêm: 5 thói quen mà đại đa số những người giỏi tiết kiệm đều có: Nếu bạn cũng sở hữu thì “hũ vàng” đầu tiên nằm ngay trong tầm tay

 

3. Rèn luyện tư duy tích cực

Tư duy tích cực là nhân tố quan trọng giúp bạn kiểm soát cảm xúc lành mạnh, giảm thiểu các bệnh liên quan đến tâm lý và đón nhận thế giới một cách hạnh phúc, cởi mở nhất.

Cảm xúc, ý nghĩ tiêu cực tiêu tốn rất nhiều năng lượng trí não bạn. Thêm vào đó, khi bạn suy nghĩ về những điều tồi tệ, khi bạn buồn bã, thất vọng trong thời gian dài, não bộ sẽ tiết ra rất nhiều chất độc hại khiến bạn căng thẳng, mỏi mệt và trì trệ năng suất làm việc của bạn. Vì vậy, hãy luôn duy trì năng lượng tích cực cho những vấn đề mình gặp phải. Giữ tinh thần minh mẫn, không bị cảm xúc chi phối sẽ giúp bạn nghĩ ra được hướng đi, giải pháp tối ưu nhất. Mọi cơn mưa đều sẽ quang tạnh, mọi giông bão rồi sẽ đi qua. Tất cả chỉ là trải nghiệm để bạn học hỏi, trưởng thành hơn trên con đường phía trước. 

 

Muốn sự nghiệp phát triển rực rỡ đừng để trí óc lão hóa trước tuổi 30

 

4. Giữ gìn sức khoẻ

Trí não cũng như các bộ phận cơ thể khác, cần một hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ để hoạt động hiệu quả. Hãy bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất như axit béo omega-3, vitamin B và chất chống oxy hóa, tránh các chất kích thích quá mạnh. Đừng quên uống đủ nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cần cho não bộ có phút giây thư giãn nghỉ ngơi sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng bằng các bài tập như thiền, yoga, nghe một bản nhạc, hát một bài hát,… Chơi một môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền hay chỉ đơn giản là các bài tập thể dục buổi sáng cũng giúp não bộ liên kết với các cơ quan khác linh hoạt, phối hợp nhịp nhàng và phản xạ nhanh hơn. Việc tập luyện không chỉ cho cơ thể khoẻ mạnh mà còn giảm nguy cơ đột quỵ và tăng độ bão hoà oxy trong máu.

Đặc biệt, giấc ngủ cần được đảm bảo bởi chúng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và làm làm tổn thương trong não bộ. Trong khi bạn ngủ, não bộ vẫn hoạt động để chữa lành và phục hồi. Vì vậy, hãy cố gắng có giấc ngủ đủ, chất lượng nhất.

 

5. Học và dạy một kỹ năng mới

Việc học một kỹ năng mới vừa thú vị vừa giúp kết nối nhịp nhàng các bộ phận trong não bộ. Một số nghiên cứu còn cho rằng việc học thêm những điều mới mẻ sẽ kích thích khả năng học hỏi, ghi nhớ và tập trung, cực ký hữu ích cho sự nghiệp của bạn.

Bên cạnh đó, sau khi bạn đã thành thạo một kỹ năng hay lĩnh vực nào đó, hãy đem những gì bạn học được dạy cho người khác. Cách này không chỉ củng cố kiến thức mà còn tăng kết nối với mọi người, cải thiện khả năng giao tiếp, thể hiện sự giúp đỡ và truyền tải giá trị. 

Ngoài những chia sẻ nói trên, bạn còn có thể áp dụng một số phương pháp khác như chơi các trò chơi đòi hỏi tư duy phức tạp, giao tiếp với mọi người nhiều hơn, tham gia các hoạt động học thuật lẫn nghệ thuật, học một nhạc cụ,…

Có sự chủ động trong cải thiện và hoàn thiện bản thân, chăm sóc và quan tâm đến sức khỏe não bộ sẽ làm nên thành công, giúp bạn bước xa hơn trên con đường tương lai. Hãy rèn luyện thêm tính kỷ luật và biến các phương pháp nói trên trở thành thói quen hằng ngày, từ đó bạn sẽ thấy được sự thay đổi rõ rệt. Chúc bạn sẽ áp dụng hiệu quả và gặt hái được nhiều điều rực rỡ trong học tập cũng như công việc.