Khởi nghiệp: Chỉ đam mê là đủ?

Chúng ta đều biết rằng cần rất nhiều đam mê để có thể khởi nghiệp. Có nhiều thứ có thể nói hàng giờ đồng hồ và truyền cảm hứng liên tục. Nhưng câu hỏi đặt ra là, khi khởi nghiệp, có đam mê đã đủ chưa?

Chúng tôi đã hỏi 13 doanh nhân về công thức thành công là gì và làm sao để đạt được nó.

Câu hỏi: Anh/chị có nghĩ rằng bất cứ ai cố gắng và đam mê đều có thể khởi nghiệp dẫu có bao nhiêu trở ngại không? CÓ hay KHÔNG và tại sao?

 Và đây là những câu trả lời tốt nhất của họ:

1. Khao khát thôi thì chưa đủ

Có quá nhiều thứ quanh việc khởi nghiệp. Bạn phải ở trong tình thế chẳng có một đồng lương nào trong một thời gian dài, có một số năng khiếu và kỹ năng bẩm sinh và có thể tạo ra mối quan hệ ý nghĩa với những người có thể giúp đỡ bạn. Khao khát là cần thiết, nhưng chưa đủ để khởi nghiệp.

– Jordan Fliegel của Coach Up
2. Vượt qua những trở ngại là bước đầu tiên

Ông nội tôi di dân từ Cuba đến Mỹ năm 1966 và chẳng biết nói tiếng Anh. Năm 1967, ông mở một doanh nghiệp. Sự kiên trì và chăm chỉ trong công việc của ông đã dạy tôi rằng mọi thứ đều có thể xảy ra. Bất kể khi nào bạn nghĩ rằng những trở ngại là không thể vượt qua, tôi khuyên bạn nên đi vòng quanh thế giới và xem những người khác sống thế nào rồi so sánh với mình. Đảm bảo rằng những khó khăn của bạn còn quá nhỏ nhặt.
– Derek Capo của Next Step China
3. Có tài năng chỉ mới là bước đầu

Nỗ lực và đam mê là yếu tố quan trọng và cần thiết để bắt đầu và phát triển doanh nghiệp thành công. Tài năng và kỹ năng là quan trọng, nhưng không có nỗ lực mạnh mẽ để vượt qua những trở ngại thì chúng sẽ không bao giờ là đủ. Khó khăn sẽ trở nên lớn hơn và phức tạp hơn theo thời gian, nhưng càng vượt qua được nhiều khó khăn, bạn sẽ càng dễ dàng hơn khi giải quyết những khó khăn tiếp theo.
– Joe Barton của Barton Publising
4. Có sản phẩm đúng đắn

Không quan trọng việc bạn làm việc chăm chỉ hay không, nếu bạn cứ cố gắng bán một sản phẩm mà mọi người không cần, nghĩa là bạn đang không có sản phẩm đúng đắn. Tôi thường xuyên thất vọng với những doanh nhân luôn cho rằng rất bất công khi họ làm việc cả trăm giờ mỗi tuần mà công ty của họ cũng chẳng nên cơm cháo gì. Nếu bạn có một ý tưởng hay sản phẩm tuyệt vời, bạn chỉ cần làm 50 tiếng mỗi tuần cũng đủ.
– Kelsey Meyer của Influence & Co
5. Vấn đề chính là việc thực hiện ý tưởng

Bạn cần phải thực hiện. Ý tưởng trên giấy chỉ là vô nghĩa. Có một sự khác biệt lớn giữa việc nói “Bay chắc là sướng lắm” với việc thiết kế một cái máy bay. Khả năng thực hiện chính là điều làm nên sự khác biệt giữa doanh nhân với những kẻ chỉ thích nói nhiều.

– Danny Boice của Speek
6. Lắng nghe là chìa khóa

Nỗ lực, quyết tâm và đam mê đều quan trọng khi khởi nghiệp. Nhưng điều thường bị lãng quên chính là kỹ năng lắng nghe. Nhóm của bạn và những người cố vấn sẽ đưa cho bạn những lời khuyên tuyệt vời, nhưng những gì khách hàng nói còn quan trọng hơn. Nhưng nếu những phản hồi của họ như “đàn gảy tai trâu”, thì những đam mê và quyết tâm của bạn cũng vô ích thôi, bạn đang đi chệch hướng.
– Aaron Schwartz của Modify Watches
 7. Phát triển một công ty khởi nghiệp là điều khó khăn nhất

Ai có nỗ lực và khát khao đều có thể mở một công ty mới, chỉ cần ít giấy tờ là được. Nhưng việc khó là phát triển công ty khởi nghiệp đó thành một thực thể hoạt động hiệu quả. Nếu đó là mục tiêu của bạn, hãy nhận ra rằng còn rất nhiều khó khăn đang không mỉm cười với bạn và để giải quyết nó cần nhiều thứ hơn là sự chăm chỉ. Nó còn cần một chút công bằng của sự may mắn vì có vô số những nhân tố bên ngoài mà bạn không kiểm soát được nhưng lại tác động rất lớn đến bạn.
– Erik Severinghaus của SimpleRelevance  
8. Bắt buộc phải có những nền tảng kỹ năng

Đam mê là chìa khóa, nhưng không đủ để công ty của bạn thành công. Bạn còn cần có khả năng vận hành và lãnh đạo nữa. Cả hai khả năng này đều yêu cầu những kỹ năng cụ thể mà một doanh nhân thành công phải có.

– David Ehrenberg của Early Growth Financial Services
9. Đam mê được đánh giá quá cao

Tôi đã gặp rất nhiều người và lắng nghe hàng tỉ câu chuyện mà đam mê như những bản nhạc phát ra từ đầu họ. Nhưng xui xẻo thay, ý tưởng tồi tệ, thời gian tồi tệ, xu hướng cũ rích, hoặc những mô hình kinh doanh quá tồi. Có rất nhiều lý do họ thất bại. Nỗ lực và khao khát không đi với thực hiện.

– Trace Cohen của Launch.it
10. Việc kiếm tiền sẽ đo lường sự thành công

Bất kỳ ai có khao khát và nỗ lực đều có thể mở công ty. Nhưng không có nghĩa là họ có thể kiếm được tiền. Nếu bạn hoặc đối tác làm ăn của bạn không ổn định về tài chính, kinh doanh và marketing, bạn chẳng thể thành công về lâu về dài.

– Elizabeth Saunders của Real Life E®
11. Định nghĩa thành công rất rắc rối

Vâng – nhưng không có nghĩa là bạn sẽ không thành công. Như một đứa trẻ sơ sinh thôi, cái gì mới cũng cần tất cả tình yêu, sự cam kết, tính toán và nỗi đau. Đam mê và nỗ lực sẽ giúp bạn vượt qua những vòng luẩn quẩn này. Nhưng thành công dài hạn lại đến từ nhiều thứ khác, như sự sẵn sàng thất bại và học hỏi từ những người khác, khao khát tiến bộ từng ngày và nhiều điều khác nữa.
– Panos Panay của Sonicbids

12. Thành công không được đảm bảo

Ai cũng có thể bắt đầu cái gì đó, nhưng sự khác nhau giữa bắt đầu – thất bại với bắt đầu – thành công chính là nỗ lực, khao khát và chất lượng. Những người mở công ty phải nhận ra rằng khi những hào quang và cảm xúc kia tan đi, sẽ có rất nhiều máu, mồ hôi và nước mắt. Họ nên đảm bảo rằng những gì họ đang làm chính là những thứ họ yêu thích.

– Erin Blaskie, chuyên gia chiến lược số
13. Cần phải nỗ lực

Một vài người sinh ra có số thành công và sẽ làm mọi thứ để thành công. Mọi trở ngại đều có thể vượt qua. Nếu bạn đang ngụy biện hoặc bỏ cuộc ngay từ những dấu hiệu thất bại đầu tiên, rõ ràng là bạn đã không có đủ nỗ lực và khao khát cần thiết để vận hành một công ty khởi nghiệp.

– Andrew Saladino của Just Bath Vanities
Nguồn: All Business Experts