Những quy tắc vàng giúp bạn bắt đầu hành trình tích lũy cho tương lai

Hãy bắt đầu cuộc hành trình tích lũy cho tương lai của mình bằng những “quy tắc vàng” dưới đây.

1/ Thay đổi cách suy nghĩ về tiết kiệm

Thói quen tích kiệm nó được bắt đầu từ trong chính suy nghĩ của bạn, nếu bạn nghĩ mình còn trẻ, tương lai còn dài, việc tích kiệm là việc của về sau thì đó là một cách nghĩ vô cùng nguy hiểm, cần phải nhanh chóng thay đổi.

Đặc biệt là những bạn trẻ hiện nay luôn rơi vào trong trạng thái “thu không đủ chi”, cứ tiêu bạt mạng và tiêu bằng hết tất cả những gì mà mình có. Quả thực, nếu cứ duy trì thói quen tiêu dùng như thế thì bạn sẽ chẳng bao giờ cất được nổi ra dù chỉ một đồng khi mà những thói quen ấy cứ hàng ngày ăn sâu vào trong máu của bạn.

Vì thế, chúng ta cần một sự thay đổi nhỏ ở đây. Thay vì sử dụng toàn bộ số tiền bạn kiếm được hàng tháng, hãy trích ra một khoản nhỏ để tiết kiệm ngay từ ban đầu, sau đó cân nhắc chi tiêu số còn lại. Thoạt nhìn 2 cách làm này khá tương tự nhau, nhưng về hiệu quả thì lại khác nhau hoàn toàn.

2/ Nắm rõ các khoản thu chi cá nhân

Nhiều lúc trở về nhà và giật mình, bạn bỗng tự vấn bản thân rằng tại sao số tiền mình mới rút hôm qua mà nay đã gần hết?

 

Cũng có đôi lúc bạn có ý định kiểm soát dòng tiền của mình, nhưng do bị chi phối và ảnh hưởng quá nhiều từ các mối quan hệ nên bạn chẳng thể ngăn được “dòng tiền trôi”.

Những ví dụ mà tôi vừa kể trên đó, là minh chứng rõ nét nhất cho việc chúng ta chưa hề nắm rõ và kiểm soát được các khoản thu chi cá nhân của riêng mình. Thay vì chỉ ghi nhớ qua bằng những phép tính miệng, hãy dành riêng ra một quyển sổ “thu- chi” cá nhân thật chi tiết. Hàng ngày bạn tiêu gì? Tiêu bao nhiêu? Tiêu vào những khoản nào….đều sẽ được ghi chép một cách cẩn thận nhất vào đó.

Chỉ có làm như vậy, mới giúp bạn kiểm soát được các khoản chi tiêu của mình một cách cụ thể nhất. Qua đó mới biết đâu được là những khoản nên dùng, những khoản nào nên cắt , từ đó có được cách sử dụng đồng tiền sao cho phù hợp nhất với thu nhập tài chính của mình.

3/ Tránh xa các khoản nợ

Có lẽ ít người trong chúng ta mà chưa từng mắc nợ bao giờ, không ít thì nhiều. Một điểu không thể bỏ qua khi bắt đầu một kế hoạch tiết kiệm đó là rà soát và “thanh toán” hết các khoản nợ còn tồn đọng.

Càng sớm càng tốt bởi chừng nào bạn vẫn còn chưa thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn nợ nần đó, bạn khó có thể dành hết tâm trí của mình cho cái kế hoạch kia. Bạn sẽ luôn cần tới một “quỹ dự phòng” nho nhỏ dành cho những công việc đột xuất như hỏng xe và những lúc đau ốm.

4/ Có một mục tiêu cụ thể

Hãy luôn đặt một mục tiêu cụ thể cho số tiền mà bạn tích lũy được trước khi định bắt tay vào một kế hoạch nào đó của riêng mình. Bởi đơn giản, nếu bạn có mục tiêu cho số tiền đó, bạn sẽ biết cách đầu tư và tái tạo chúng ra sao. Còn ngược lại, nếu chỉ tích lũy mà để đó, thì sẽ thật khó cho những dự định dài hơi sau này.

Và bất kể mục tiêu của bạn là gì, mua nhà, mua xe hơi, đi du lịch hay tiết kiệm cho tuổi già, chỉ cần mục tiêu đó lúc nào cũng hiện hữu trong đầu bạn, bạn sẽ có thêm động lực để hoàn thành mục tiêu của mình.

5/ Tiết kiệm trước, chi tiêu sau

Thoạt nghe thì cách này có vẻ như là đang “đi ngược” so với hầu hết thói quen hiện tại của chúng ta  “chi tiêu trước, tiết kiệm sau”. Nhưng chính cái điều tưởng chừng như đi ngược ấy mới là quy tắc “lợi hại” nhất giúp bạn có được một khoản tích lũy ấn tượng về sau này.

Giả sử mức lương hiện tại của bạn là 15 triệu/ tháng. Sau khi nhận lương, bạn hãy dành ra khoảng từ 10 -15% tổng mức thu nhập đó để cất đi tích lũy ngay, số tiền còn lại là tùy bạn chi tiêu cho các hoạt động khác của đời sống ( tuyệt đối dù có như thế nào cũng đừng động vào số tiền bạn đã tích lũy trước đó).

Bạn thử áp dụng kiên trì phương pháp này trong vòng 5 -10 năm, tôi tin chắc số dư trong tài khoản của bạn sẽ có được bước tiến đáng nể. Và đây cũng chính là giá trị mà tôi nhận được tại khóa học Wake Up, chính nó đã làm tôi thay đổi được cách tư duy về tài chính vốn cũ kỹ trước đây, lên được kế hoạch cho bản thân mình và bắt đầu đứng lên trên con đường làm chủ của chính mình.

Mr. Why Phạm Ngọc Anh