Insight thực ra là gì? Thế nào là một insight tốt?

Thấu hiểu insight – nhu cầu và mong muốn thầm kín của khách hàng luôn là ưu tiên số 1 trong việc triển khai một chiến dịch marketing thành công và đảm bảo cho sự phát triển, tăng trưởng của người bán hàng/ doanh nghiệp. 

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về khái niệm insight đúng, thế nào là một insight tốt.

 

Insight thực ra là gì? Thế nào là một insight tốt?

Hand writing Insight with black marker next to a glowing light bulb on transparent wipe board.

 

Insight là gì?

Customer insights (hay còn được gọi là insight) là các “sự thật ngầm hiểu” của khách hàng giúp doanh nghiệp có thể thấu hiểu một cách sâu sắc mong muốn và nhu cầu của họ. Việc phân tích hành vi khách hàng có thể giúp doanh nghiệp liệt kê được những insights nói trên, và điều chỉnh các chiến lược kinh doanh phù hợp.

Trong khi việc thu thập thông tin giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng mình hơn, nó còn có lợi ích thắt chặt mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, tăng tính tương tác và khả năng truyền đạt thông điệp của doanh nghiệp. Điều này vô hình chung tác động và làm thay đổi hành vi mua hàng của khách hàng, giúp tăng trưởng doanh thu.

>> Đọc ngay: 7 bí quyết xây dựng niềm tin của khách hàng dù bạn bán bất cứ mặt hàng nào

 

Thế nào là một insight tốt?

Insight không phải là một câu thơ hay câu văn hấp dẫn. Những insight chất lượng hầu như lúc nào cũng đơn giản, đúng và rõ ràng đến mức khiến người ta phải bật lên: “Ồ thì ra là như thế!”

Tuy nhiên, việc kết nối thông tin và diễn dịch để có một insight tốt là điều không hề dễ dàng. Thông thường, để làm được điều này, đòi hỏi chúng ta cần tìm được điểm mấu chốt trong tâm lý của người tiêu dùng, mà ở đó, chúng ta có thể tạo ra ảnh hưởng đến hành vi của họ.

 

Insight thực ra là gì? Thế nào là một insight tốt?

 

Ở đây, câu hỏi được đặt ra là: “Làm sao chúng ta biết được liệu insight vừa tìm ra có chạm đến trái tim, tâm trí người tiêu dùng hay không?”. Muốn trả lời được câu hỏi này, bạn phải biết rõ những nguyên tắc “vàng” khi đánh giá insight:

 

1. Nguyên tắc 1: Reality 

– Insight đó có phải là sự thật, phát biểu đúng và bền vững không?

– Insight đó có thể hiện thái độ chạm đến thái độ, động cơ của người tiêu dùng hay không?

– Ngoài ra, nó có chạm đến nhu cầu, mong muốn hay vấn đề quan trọng nào đó mà người tiêu dùng cần giải quyết hay không?

 

2. Nguyên tắc 2: Resonate 

– Một insight tốt phải khiến người tiêu dùng thốt lên “à há”,”wow” khi nghe thấy.

– Bạn cần phải tự đặt câu hỏi rằng: “Người tiêu dùng có thấy insight thể hiện đúng câu chuyện của chính họ không?”. Vì chỉ khi họ thấy mình trong đó, họ thấy thú vị, từ đó mới có thể khiến họ nhớ, suy nghĩ, hành động và thay đổi hành vi.

 

3. Nguyên tắc 3: Relevant 

– Sau khi biết insight đã đúng, có ý nghĩa thì phần còn lại đó là nó phải trả lời câu hỏi: Liệu có giải quyết được những vấn đề của khách hàng hay không?

– Liệu khách hàng có hành động theo như đúng ý mà thương hiệu mong muốn sau khi tiếp cận các hoạt động marketing sử dụng insight này hay không?

– Cuối cùng, insight này có phù hợp với tầm nhìn, định vị thương hiệu hay không?

 

4. Nguyên tắc 4: Reaction

– Insight này có bao gồm yếu tố mới mẻ, độc nhất mà chỉ thương hiệu bạn mới có thể tạo ra lợi thế hay không?

– Insight có thể triển khai qua nhiều chiến dịch được không? Thương hiệu có khả năng sở hữu insight này hay không?

Một ví dụ tiêu điểm như “Dirt is Good – OMO” hay “Real Beauty – Dove”. Đây là những Insight độc nhất, tính hành động cao có thể triển khai sang nhiều hoạt động từ định vị, truyền thông cho đến kích hoạt thương hiệu,… Và một khi OMO hay Dove khai thác những insight này, thì tính sở hữu của insight này với thương hiệu gần như là là tuyệt đối.

 

Một insight tốt sẽ luôn đảm bảo được 4 yếu tố trên đây. Hy vọng bài chia sẻ ngắn trên đây đã giúp các bạn phần nào định hình được về insight. Chúc các bạn luôn có những chiến dịch marketing thành công xuất sắc.

 

kinh doanh online hiệu quả