Cuộc sống rất công bằng: lười biếng khi bạn còn trẻ, bạn sẽ rơi những giọt nước mắt hối hận khi lớn lên. Nửa đời đầu buông thả và nuông chiều bản thân một cách dễ dãi, thì nửa đời sau sẽ cực nhọc nhưng chẳng dư giả; nửa đầu của cuộc đời không biết nỗ lực, nửa sau sẽ trở nên bất lực.
Có một cuộc khảo sát với hàng trăm người cao tuổi và chỉ có một câu hỏi duy nhất: điều cuối cùng bạn hối tiếc trong đời là gì?
Hơn một nửa trong số họ trả lời rằng cuộc đời họ hối tiếc vì đã không làm việc hết mình hoặc không chịu nỗ lực làm việc thời trẻ, đến cuối đời họ cũng chẳng có gì trong tay. Lần đầu tiên nghe được câu này, tôi đã từng nghĩ mình chưa đến tuổi trung niên nên cứ từ từ, làm việc thì không nỗ lực hết sức, làm kiểu nửa vời.
Nhìn vào bản thân mình bây giờ, rồi nhìn vào những người xung quanh, tôi hiểu rằng hậu quả của việc không làm việc chăm chỉ khi còn trẻ còn tàn khốc hơn nhiều so với việc cố gắng nhưng thất bại.
01
Những người lười biếng trong nửa đầu của cuộc đời đã tự đào hố chôn mình trong nửa sau của cuộc đời.
Cuối năm vừa rồi, công ty tôi đã gọi nhân viên lau chùi, dọn dẹp công ty, phòng họp và lau kính. Đó là một chàng trai trẻ trông già hơn so với tuổi thật, anh ta đã làm việc cho công ty được một thời gian khá lâu. Anh ta trông rất mệt mỏi , khuôn mặt khắc khổ, làn da đen sạm vì nắng và đôi tay chai sần, nứt nẻ.
Hỏi ra mới biết anh ta 35 tuổi. Anh ta đã làm việc ở thành phố được mười năm. Anh ta có bạn gái, nhưng anh ta không đủ tiền để kết hôn. Tiền anh kiếm được chỉ đủ trả tiền nhà và còn một ít để chi tiêu thì lấy đâu ra tiền nuôi vợ, nuôi con. Khi được hỏi về lý do đến thành phố, chàng trai im lặng và kể câu chuyện của mình.
Anh ta đến từ một thị trấn nhỏ. Thời học phổ thông, anh ta học rất giỏi và được nhiều người thương yêu, khâm phục. Gia đình quyết định cho anh lên TP. HCM để học đại học, tương lai anh sẽ trở nên tốt đẹp. Nhưng khi lên thành phố, anh ta ngay lập tức bị thu hút bởi thế giới đầy nhộn nhịp, hiện đại và xa hoa. Dần dần, tâm trí anh không ở trường, ngược lại, anh chơi game và tụ tập bạn bè nhậu nhẹt, ăn chơi mỗi ngày. Hậu quả là anh bị nợ khá nhiều môn và chưa được tốt nghiệp. Một người trẻ không có kiến thức chuyên môn và kỹ năng đặc biệt có thể làm gì trong thành phố lớn? Anh ta chỉ còn cách là đến công trường nơi anh ta chuyển gạch, làm bồi bàn, chuyển phát nhanh…
Một số người bạn cùng lớp năm đó của anh giờ đã trở thành luật sư, một số người chuẩn bị ra nước ngoài để định cư. Chỉ có bản thân anh ta, người đến tuổi trung niên, không có gì trong tay, tiền bạc không đủ sống, nhà thì ở trọ, không của để dành, không bạn gái, không vợ con. Nói xong, chàng trai mỉm cười và nói: “Đó là cái giá của việc tôi không nỗ lực khi còn trẻ, có hối hận cũng quá trễ rồi. Bây giờ tôi đang làm việc chăm chỉ và tôi không chắc mình có thể bắt kịp người khác không, chỉ mong có đủ tiền trang trải cuộc sống”.
Nghe xong những lời này, tôi rất xúc động. Khi còn đi học, bạn không nỗ lực tiếp thu tri thức, trau dồi kỹ năng. Trong tâm trí nghĩ rằng tuổi trẻ còn dài, vội gì! Để rồi đến lúc chợt nhìn lại, mới nhận ra rằng bản thân đã già, mọi thứ đã đi quá xa. Cho dù bạn có nỗ lực làm việc gấp đôi, gấp ba lần thời trẻ cũng khó để bắt kịp người khác.
Những người lười biếng đã đánh mất nửa đầu cuộc đời và bị chôn vùi trong nửa sau của cuộc đời. Có câu nói rằng thất bại lớn nhất trong cuộc đời không phải là “Tôi không thể làm được”, mà là “Lẽ ra tôi có thể làm được nhưng…”
Tôi vốn học tập chăm chỉ, lẽ ra tôi đã được nhận vào một trường danh tiếng. Tôi vốn dĩ tìm được một công việc tốt và có mức lương cao hơn. Có lẽ tôi sẽ có một cuộc sống tốt hơn bây giờ… Bạn có thể có mọi thứ nhưng bạn đã từ bỏ việc nỗ lực để có được chúng. Nếu bạn hối hận về sau thì đã quá muộn.
02
Hãy gắng chịu khổ khi còn trẻ, bạn sẽ thích nghi tốt hơn là để đến tuổi già
Cách đây vài năm, bé gái con nhà hàng xóm đi học về nhưng không chịu chào hỏi ai cả mà chạy một mạch lên phòng. Hỏi một hồi cô bé mới nói: “Mẹ ơi, tại sao mình phải đi học ạ? Con cảm thấy vất vả quá. Hay là mẹ cho con nghỉ học được không?” Người mẹ mỉm cười và nói với cô ấy: “Khi con lớn lên, con sẽ nhận ra rằng khó khăn trong học tập chẳng đáng là bao so với những khó khăn của cuộc sống.”
Tôi lại nhớ về ngày xưa lúc tôi bằng tuổi cô bé này, tôi đã lầm tưởng rằng dậy sớm và đi học mỗi ngày là một công việc khó khăn, tôi ước ao mình mau lớn để đi làm. Nhưng khi lớn lên, va chạm với đời, phải đối mặt với chuyện cơm, áo, gạo, tiền, đi làm thì muôn vàn khó khăn. Khi còn bé, sai bài toán thì có thể làm lại; điểm kém thì xin thầy cô cho gỡ nhưng đi làm mà phạm lỗi thì thiệt hại không biết lên đến bao nhiêu. So với đi làm thì học hành vẫn sướng hơn.
“Xã hội này đang trừng phạt rất nghiêm khắc những người không học hành, làm việc chăm chỉ! Những người đó về sau sẽ làm việc cả ngày lẫn đêm. Trong đầu lúc nào cũng suy nghĩ làm sao để kiếm tiền, làm sao đủ tiền trả tiền trọ, tiền ăn… Họ hầu như có rất ít thời gian rảnh của giờ nghỉ trưa để ăn uống, nghỉ ngơi, lo toan xem ngày mai ra sao.
Khi bạn có điều kiện để học, bạn phải học chăm chỉ. Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: “Học tập chính là những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả thì rất ngọt ngào”. Những đau khổ trong việc học tập ở nửa đầu cuộc đời sẽ được đền đáp bằng thành công của nửa đời sau.
03
Bạn không cần nỗ lực vì sợ vất vả nhưng liệu bạn có cam tâm khi con bạn giống bạn không?
Quan trọng hơn, sự lười biếng của nửa đầu cuộc đời không chỉ ảnh hưởng đến bạn mà còn ảnh hưởng đến thế hệ sau của bạn. Tôi đọc được trên mạng một câu chuyện như sau:
Anh N. và anh họ tên L. làm việc trong một nhà máy giấy để có tiền trang trải học phí của trường đại học. Khi còn trẻ, anh N. được sống trong sung sướng còn anh L. thì không nên anh L. chăm chỉ làm việc, học hỏi kinh nghiệm cũng như tìm hiểu về quy trình sản xuất… Sau một thời gian, anh N. trở nên hơi lười biếng và chìm đắm trong những cuộc nhậu nhẹt tự phát của bạn bè, những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng. Những tưởng cuộc vui sẽ diễn ra thường xuyên nhưng chỉ sau một vài năm, sự suy giảm lợi nhuận khiến nhà máy buộc phải đóng cửa và cả hai buộc phải nghỉ việc.
Cả hai người đều có con trai. Con trai anh N. thấy cha mình không đi làm, suốt ngày nhậu nhẹt nên cũng không chịu học hành vì sợ cực khổ như cha mình nên suốt ngày cắm đầu vào chơi game và sau khi tốt nghiệp, anh không thể tìm được việc làm vì trình độ học vấn quá thấp.
Trái ngược hoàn toàn với N. là anh L. . Sau khi nghỉ việc, anh tìm mọi cách để kiếm tiền và gây dựng công ty và nhà máy sản xuất giấy. Con của người anh họ này rất siêng năng, vì muốn thoát nghèo, cậu bé cố gắng ngày đêm đèn sách. Sau khi tốt nghiệp, cậu giành được học bổng sang Mỹ du học.
Câu chuyện về hai anh em và hai đứa trẻ, mọi người không thể không cảm thấy rằng những người không làm việc chăm chỉ, không chỉ không làm được việc mà còn làm cho gương xấu cho đứa trẻ.
Cha mẹ là người cố vấn đầu tiên của trẻ. Ông bà ta có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nếu ngay cả cha mẹ lười biếng và không muốn làm việc chăm chỉ, trẻ có thể bắt chước theo tiềm thức và dần dần trở nên chậm chạp trong học tập và không có động lực. Tương tự, khi cha mẹ làm việc chăm chỉ và sống tích cực và có quan điểm đúng đắn và giáo dục tốt, trẻ em sẽ tự nhiên được truyền dạy những tính tốt ấy và dám nghĩ dám làm, siêng năng và chăm chỉ.
Nếu cha mẹ không có tham vọng, cứ thích sống buông thả, nhàn hạ vậy sao có thể dạy con cái sự nỗ lực, làm sao giúp con mình vươn đến thành công?
04
Vậy bạn có lý do gì để hối tiếc vì không làm điều đó sớm hơn không?
Câu trả lời là:
Trong những ngày đầu đời, bạn càng lười học, bạn càng lười làm, bạn sẽ càng trở nên khó khăn hơn trong giai đoạn sau của cuộc đời. Nó không phải là bạn không thể học được bất cứ điều gì, nhưng bạn sẽ khó tiếp nhận như khi bạn còn trẻ. Nếu bạn chăm chỉ khi còn trẻ, bạn sẽ trở nên tốt hơn sau khi bạn học xong và giai đoạn tiếp theo của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn. Bạn có nhiều kỹ năng hơn và bạn sẽ ít bị bẽ bàng và bỡ ngỡ trong tương lai. Tất cả sự lười biếng cuối cùng sẽ trở thành một cái tát vào mặt bạn.
Những kẻ lười biếng đã bị mất rất nhiều thứ: tiền bạc, công việc và cả tương lai phía trước. Họ cho rằng học rất khó, rất chán nản và bị cuốn vào những thứ hấp dẫn bên ngoài và chỉ sau vài năm, họ phải mất nửa cuộc đời để trả giá cho hành động dại dột của họ thời trẻ.
Cuộc sống rất công bằng: lười biếng khi bạn còn trẻ, bạn sẽ rơi những giọt nước mắt hối hận khi lớn lên; sự buông thả và nuông chiều bản thân một cách dễ dãi của nửa đầu đời sẽ trở thành nỗi đau của nửa sau cuộc đời; nửa đầu của cuộc đời không biết nỗ lực, nửa sau sẽ trở nên bất lực. Cho dù bạn là con nhà giàu có đi nữa, của cải đó cũng sẽ không giữ được vì sự làm biếng và thích hưởng thụ của bạn.
Cuộc sống không quá muộn để bắt đầu, không bao giờ có quá nhiều sự hiểu biết đau đớn.
Điều đáng sợ là một số người trẻ đang cố gắng hết sức để thay đổi bản thân, trong khi những người khác vẫn chìm đắm trong thế giới màu hồng của chính họ.
Theo: Xuân Thảo