3 cách nâng cao tư duy phê phán và đưa ra các quyết định kinh doanh tốt hơn.

Để có thể ra được những quyết định tốt nhất, bạn cần tư duy phê phán và nhanh chóng để phát hiện ra các sai sót trong các quá trình vận hành có thể gây hại với công ty bạn. 

Là một doanh nhân, bạn sẽ phải đưa ra các quyết định hằng ngày có thể ảnh hưởng đến thành công của các sản phẩm, sự trung thành của nhân viên và tình trạng chung của công ty. Để có thể ra được những quyết định tốt nhất, bạn cần tư duy phê phán và nhanh chóng để phát hiện ra các sai sót trong các quá trình vận hành có thể gây hại với công ty bạn.

Khi bạn nghĩ về một vấn đề, quá trình suy nghĩ của bạn tự nhiên sẽ bị bao phủ bởi những thành kiến như quan điểm và những giả định của bạn về tình hình. Những thành kiến đó sẽ ảnh hưởng tới lý lẽ của bạn. Nếu bạn để những thành kiến đó điều khiển quá trình suy nghĩ và bỏ qua những điểm mù trong logic của mình thì bạn sẽ vô tình tạo ra các quyết định đầy những lỗ hổng.

Linda Elder, một nhà tâm lý giáo dục kiêm chủ tịch của tổ chức Foundation for Critical Thinking có trụ sở tại Tomales, California cho rằng:  “Tư duy phê phán là cách can thiệp quá trình suy nghĩ của bạn. Đó là cách thường xuyên và liên tục để tìm ra các vấn đề trong suy nghĩ của bạn”.

Hãy thử ba chiến lược giúp bạn nghĩ suy xét vấn đề một cách hiệu quả sau:

1. Xác định mục đích của bạn.

Mỗi khi bạn đối mặt với một quyết định, sẽ có một mục đích gắn với sự lựa chọn đó hoặc một mục tiêu mà quyết định đó sẽ giúp bạn đạt được. Ví dụ, nếu bạn đang chuẩn bị mở rộng sang một thị trường mới, mục đích của bạn có thể sẽ là chọn một thị trường có cơ hội tăng trưởng lớn nhất.

Khi đã xác định được mục đích, thì nó phải được xuyên suốt trong mọi quyết định của bạn. Trước tiên, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ mục đích đó là gì, tự mình và cả nhóm làm việc nhắc lại và hãy sử dụng nó ngay từ thời điểm bắt đầu chứ không phải là lúc kết thúc. Elder cho hay:  “Để tư duy phê phán, quan trọng là bạn phải vượt trên các kỹ năng cơ bản như thu thập thông tin”.

2. Đánh giá kỹ những thành kiến của bạn.

Khi bạn đối mặt với một vấn đề, thường thì bạn sẽ xem xét nó chỉ dưới góc độ quan điểm của mình mà bỏ qua ý kiến của khách hàng, đồng nghiệp. Việc chỉ xem xét tình hình từ một góc độ quan điểm có thể dẫn đến những sản phẩm thất bại hoặc lãng phí tiền không cần thiết. Mục tiêu của việc tư duy theo lối phê phán là đem những định kiến đó ra ánh sáng để chúng không còn gây cản trở các quyết định của bạn.

Để làm được như vậy hãy nêu rõ quan điểm riêng của bạn. Hãy tự hỏi mình xem mình có thể tin tưởng gì về tình hình này? Cái gì là quan trọng đối với mình? Tiếp theo hãy tìm kiếm những giải định có thể tạo ra về suy nghĩ hoặc hành vi của những người khác. Elder chia sẻ: “Những suy nghĩ không hợp lý thường vô thức . Khi chúng ta đọc to suy nghĩ của mình, chúng ta sẽ có cơ hội chống lại lối suy nghĩ đã bị bóp méo”.

3. Cân nhắc sự liên kết các lựa chọn của bạn.

Mọi lựa chọn đều có hậu quả và bạn có thể cải thiện việc ra quyết định bằng cách đoán trước những hậu quả đó. Để làm như vậy, hãy tiếp cận với vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau. Hãy tự đặt mình vào vị trí của từng thành viên trong hội đồng quản trị và cân nhắc xem họ sẽ cảm thẩy thế nào và hành động theo từng lựa chọn.

Nếu bạn tạo ra một sự lựa chọn không như mong muốn vì làm khách hàng thất vọng hoặc ảnh hưởng tới doanh số bán hàng, hãy quan sát kỹ hơn những giả định mà bạn chưa nghĩ đến và tìm hiểu lý do tại sao. Elder cho biết: “Lý do phổ biến là mọi người thường lười suy nghĩ và không muốn xem xét một ý kiến có sẵn. Nếu biết mình đã để lỡ những gì và lý do tại sao thì bạn sẽ tránh được vấn đề đó trong tương lai”.


(From Entrepreneur)