Cuộc đời là một chuỗi những cuộc “đàm phán” lớn hay nhỏ. Chúng ta đàm phán để được tăng lương, đàm phán để khách hàng có thể chấp nhận giá cả sản phẩm, đàm phán để dự án của chúng ta được chấp nhận. Sau đó khi về nhà chúng ta lại tiếp tục đàm phán với lũ trẻ ở nhà rằng liệu chúng có đủ tuổi để sở hữu một chiếc điện thoại chưa. Để thành công, kỹ năng đàm phán là một phần không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có tài năng đàm phán thiên bẩm. Mặt khác, đàm phán là một quá trình sẽ mang lại chúng ta những cảm xúc, động lực trái ngược nhau.
Vậy làm thế nào để rèn luyện kỹ năng này thật tốt?
Ai quyết tâm người đó sẽ chiến thắng
Một kỹ năng mà những chuyên gia đàm phán sở hữu đó chính là tập trung vào mục tiêu lý tưởng, dù cho có gặp khó khăn như thế nào. Một nghiên cứu cho thấy rằng, những người sở hữu khả năng đó có một thứ gọi là “ý chí thăng tiến”.
Những người có quyết tâm chiến thắng luôn nghĩ về những mục tiêu của họ là những bàn đạp để thăng tiến, tích lũy kinh nghiệm, để học hỏi. Mỗi khi chúng ta nghĩ về một mục tiêu như một quá trình để học hỏi, chúng ta thường tự động trở nên thoải mái hơn với những rủi ro đi kèm và bớt lo âu hơn về những chuyện có thể xảy ra khi vấn để rẽ theo chiều hướng xấu.
Ngược lại, những người có xu hướng “phòng thủ” lại chỉ nghĩ về những mục tiêu ở khía cạnh họ sẽ bị gì, mất gì nếu mục tiêu đó không hoàn thành được – họ luôn muốn được an toàn.
Hậu quả là những người mang suy nghĩ như vậy thường trở nên rất bảo thủ, quá thận trọng, không dám chấp nhận rủi ro để đạt được những giá trị cao hơn. Khi mục tiêu chỉ đơn giản là có thể đàm phán được mức giá thấp nhất hay là được tăng mức lương tối đa, cách nhìn nhận vấn đề như vậy sẽ tác động mạnh mẽ lên cách chúng ta đàm phán.
Sự mở đầu ấn tượng
Yếu tố quan trọng thứ hai trong đàm phán đó chính là một lời đề nghị đầy ấn tượng và mạo hiểm, bởi vì đó sẽ chính là cột mốc để bạn có thể đàm phán xung quanh mức đó. Bạn sẽ chẳng bao giờ trả thấp hơn mức giá được để ra ban đầu khi mua một chiếc xe hay có được một mức lương cao hơn mức lương bạn đã từng thỏa thuận khi mới bắt đầu công việc.
Tuy nhiên, một lời đề nghị cao và đầy mạo hiểm như vậy sẽ khiến người khác nghĩ rằng bạn là người có năng lực và tự tin – kèm theo đó là hướng tiếp cận của một người có quyết tâm chiến thắng cũng sẽ giúp chúng ta đạt được điều đó.
> Để đàm phán được thành công thì kỹ năng giao tiếp là điều mà bạn không thể thiếu!
Đôi bên cùng có lợi
“Ý chí chiến thắng” sẽ giúp bạn có được phần lợi hơn trong một cuộc thương thảo. Tuy nhiên, không phải bất cứ cuộc đàm phán nào cũng phải có kẻ thắng người thua. Đã có nhiều trường hợp kết quả cuối cùng đều có lợi cho đôi bên, bởi vì hai phía đều có những mục tiêu khác nhau mà họ hướng đến. Nếu cả đôi bên nhường nhau những phần họ không cần, mỗi bên đều có thể đạt được hầu hết những mục tiêu họ đề ra.
8 bước cải thiện kỹ năng đàm phán trong 1 nốt nhạc
1. Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng
Để công việc đàm phán diễn ra suôn sẻ và thuận lợi, bước đầu tiên bạn cần làm chính là tìm hiểu về đối tác của mình. Điều này sẽ giúp bạn có thể đưa ra những phương án đàm phán thích hợp dựa trên các yêu cầu cũng như nhu cầu của họ.
2. Chuẩn bị nội dung cần thiết
Bạn có bao giờ muốn nghe ai đó thuyết phục mình với những lý lẽ sáo rỗng, đôi khi còn gặp phải vấp váp không? Tất nhiên, để những lời nói của bạn trở nên có trọng lượng và nhận được sự tin tưởng tuyệt đối, bạn cần chuẩn bị trước nội dung, thông tin sẽ nói khi gặp đối tác.
Một người có kỹ năng đàm phán sẽ không để mắc phải những sai sót nhỏ trong lúc nói. Mọi thứ nói ra phải thuyết phục, kèm theo dẫn chứng cụ thể và thái độ tự tin. Vì thế, chuẩn bị cho mình một kịch bản nội dung là điều rất cần thiết.
3. Đánh giá và phân tích đối tác
Trong cuộc đàm phán, hãy chú ý quan sát đối tác của bạn, hãy đánh giá và phân tích thử họ thuộc tuýp người nào để có thể ứng biến phù hợp. Chẳng hạn như, có người không thích nghe những lời nói hoa mỹ, nhưng có người lại ghét lời nói lý lẽ, cứng nhắc,…
Điều bạn cần làm là phân tích xem đối tác của mình thuộc kiểu người thế nào thông qua một vài đặc điểm: cách ăn mặc, phong thái, ngôn từ,…Thường thì bạn có thể thu thập thông tin của họ nhờ vào những “vệ tinh” xung quanh.
> Xem thêm: Mở rộng mối quan hệ: 11 cách biến người lạ thành bạn bè
4. Hãy lắng nghe đối phương
Đàm phán là một cuộc giao dịch được thỏa thuận dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi của đôi bên, cùng nhau phát triển. Thế nên, đừng chỉ nghĩ đến mỗi bên bạn, kỹ năng đàm phán giỏi là kỹ năng chỉ ra được những điểm lợi khi đối tác lựa chọn bạn.
Việc lắng nghe đối tác hay khách hàng nói sẽ giúp bạn có thêm cơ sở thông tin để tối ưu hóa kế hoạch đàm phán. Hãy đặt ra những câu hỏi để hiểu đối phương đang muốn gì và chắc chắn cuộc đàm phán sẽ thành công khi bạn “lấp đúng chỗ trống” của khách hàng.
5. Đàm phán có nghĩa là thảo luận và thỏa thuận
Hãy nói cho đối phương biết dịch vụ của bạn có gì tốt, những gì bạn có thể cung cấp cho họ và làm thế nào bạn có thể giúp được họ. Vì chỉ khi bạn cho họ những gì họ cần, giải quyết giúp họ vấn đề họ không thể giải quyết thì cuộc đàm phán mới có thể thành công.
Và để làm được điều đó, bạn và đối phương cần phải thảo luận và thỏa thuận với nhau chứ không phải khăng khăng đây là cuộc giao dịch bán hàng hay bán dịch vụ.
6. Đôi bên cùng có lợi mới là cuộc đàm phán tốt
“Cuộc đàm phán nên hiểu chúng ta đang giải quyết những vấn đề của mọi người như thế nào và bất lợi nào chúng ta nên tránh”. Điều quan trọng để giúp cuộc đàm phán thành công chính là kỹ năng quản lý rủi ro và tối ưu hóa các mặt lợi.
7. Nghệ thuật giao tiếp trong đàm phán
Tận dụng khả năng giao tiếp tinh tế là cách sẽ giúp bạn thành công trong cuộc đàm phán. Kỹ năng giao tiếp sẽ thể hiện ở những điểm như: phong cách ăn mặc lịch sự, lời nói chân thành, thái độ vui vẻ, khả năng lắng nghe,…
Có nhiều cuộc đàm phán diễn ra trong thời gian dài từ 1 đến 2 tiếng hoặc hơn. Vì thế kỹ năng giao tiếp là cứu cánh giúp khách hàng không cảm thấy nhàm chán và mệt mỏi.
8. Hãy cho bạn và đối tác thời gian để suy nghĩ
Sẽ thật tuyệt nếu những cuộc đàm phán đều diễn ra trong thuận lợi và suôn sẻ. Thế nhưng, chúng ta rất khó tránh khỏi tình huống cuộc đàm phán không đi đến kết quả, cả hai bên đều căng thẳng.
Những lúc này, điều bạn cần là thời gian. Thời gian để hai bên suy nghĩ về vấn đề đã bàn bạc và tìm ra những giải pháp phù hợp hơn. Đừng cố ép bạn và đối tác phải có được thỏa thuận chỉ với lần đàm phán đầu tiên.
Kỹ năng đàm phán giỏi sẽ giúp bạn gặt hái được nhiều thành công hơn ở mọi mặt trong cuộc sống. Trên đây là một vài chiêu thức đơn giản mà tôi gợi ý để bạn có thể học theo và cải thiện kỹ năng này. Chúc các bạn sẽ trở thành những nhà đàm phán tài ba!
Nếu bạn đang muốn thay đổi cuộc sống, trở nên thành công và hạnh phúc hơn, đừng bỏ lỡ khóa học Wake Up Online – “Kiến tạo cuộc đời thịnh vượng” diễn ra vào ngày 13-14/11/2021 tới đây. Chỉ trong vòng 6 năm, khóa học đã giúp gần 100.000 người có được “tấm bản đồ” cho lộ trình phát triển của bản thân, đạt được cuộc sống tự do tài chính. Song song với đó bạn sẽ nắm bắt được những kỹ năng, tư duy của người thành công. Vậy còn chần chừ gì nữa? Hãy đến và trải nghiệm ngay khóa học để “đánh thức” cuộc sống tuyệt vời của bạn!
Thông tin chi tiết và link đăng ký tại: https://wakeup.vn/r/g/thaydoicuocdoi |