5 bước kiểm soát cơn giận cho cuộc sống thành công hơn

Những cảm xúc tiêu cực luôn là nguyên nhân khiến bạn đưa ra những quyết định thiếu chính xác, dẫn đến nhiều hậu quả trong cuộc sống và trong kinh doanh. Những cơn giận là một trong những biểu hiện của cảm xúc tiêu cực ấy. Trong phút chốc, sự nóng nảy và tức giận của bạn có thể làm tổn thương mọi người xung quanh và những quyết định vội vàng để sau đó bạn thấy hối hận. Vậy làm thế nào để kiểm soát được cơn giận? Đâu là chìa khóa giúp bạn hóa giải sự bực tức để trở nên sống vui vẻ và thành công hơn?

  1. Cơn giận là gì?

Trên thực tế có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về cơn giận. Tức giận là một trạng thái cảm xúc tiêu cực ở con người thường là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề rắc rối khác. Tức giận có nhiều cường độ khác nhau từ bình thường cho đến một cơn thịnh nộ. Mỗi khi bạn cảm thấy tức giận ai thì bạn sẽ thấy người đó thật không ưa nổi, bạn sẽ làm quá những tính cách chưa tốt của họ, bỏ qua mọi điểm tốt của họ và đôi khi là muốn làm hại họ.

Kiểm soát cơn giận

  1. Nguyên nhân của cơn giận

Theo quan điểm thông thường, chúng ta đều cho rằng nguyên nhân của cơn giận là bởi các tác nhân bên ngoài như bị người khác xúc phạm, do gặp phải các sự việc, kết quả không như mong muốn,….

Nhưng trong đạo Phật, nguyên nhân của cơn giận không phải do ai cả mà chính do bản thân chúng ta làm mình nổi giận. Sự tức giận phát ra từ trong tâm mỗi chúng ta, chúng phát ra nhằm mục đích tự vệ cho cái bản ngã của mỗi người. Chúng ta nổi giận vì bản ngã của chúng ta bị xâm phạm bị tổn thương. Cơn giận còn là nhân tố sinh ra những suy nghĩ tiêu cực, những thói quen không lành mạnh như đố kỵ, thù hận,…

Nguyên nhân cơn giận

  1. Tác hại của việc tức giận

Tác hại đầu tiên của cơn tức giận mà chính bạn phải gánh chịu chứ không phải là ai khác là chúng sẽ làm tổn hại đến chính sức khỏe của bạn. Nếu bạn thường xuyên không kiềm chế được cơn giận thì chúng sẽ gây hại đến các cơ quan gan, thận, tim mạch, dạ dày, phổi,… Các cơn giận còn khiến bạn nhanh bị lão hóa, gây hại cho não của bạn.

Tác hại của cơn giận

Và một tác hại nữa cũng rất quan trọng đó là bạn làm ảnh hưởng xấu đến những mối quan hệ xung quanh bạn. Khi tức giận, bạn không kiềm chế được dễ gây tổn thương cho người đối diện bằng những lời nói và hành vi không chuẩn mực, đặc biệt là đối với những ai thường “giận cá chém thớt” thì thực sự nguy hiểm. Sau cơn giận, bạn sẽ cảm thấy vô cùng ân hận bởi cách hành xử của mình khi nóng giận.

  1. Các bước kiểm soát cơn giận

Vậy làm thế nào để có thể kiểm soát được những cảm xúc tức giận tiêu cực này trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong học tập và công việc? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu phương pháp dưới đây nhé!

Bước 1: Dừng lại mọi lời nói và hành động với đối phương khi đang tức giận

Nguyên tắc đầu tiên trong kiểm soát cơn giận là chúng ta cần nhận biết được là tại thời điểm đó mình đang tức giận. Sau đó, bạn lập tức dừng ngay mọi lời nói và hành động với người mà bạn đang giao tiếp hay làm việc cùng. Bạn có thể thông báo một tiếng cho họ. Ví dụ: Bạn đang rất nóng giận sau cuộc họp với nhân viên kế toán của mình vì làm sai giấy tờ, bạn đừng vội ký kết hay ra quyết định nào ngay sau đó, hãy tạm dừng và giữ yên lặng, bình tĩnh trở lại.

Việc làm này sẽ giúp bạn hạn chế gây tổn thương cho người đối diện khi bạn đang tức giận, cũng như giúp bạn không đưa ra những quyết định không chính xác khi tâm trạng không ổn định.

Bước 2: Tìm ra kỳ vọng trong vấn đề

Ở bước này sau khi đã bình tĩnh hơn, bạn cần nhìn nhận lại vấn đề khiến mình nổi giận, nó có nguồn gốc nguyên nhân từ đâu. Có thật sự nỗi giận đó là do người khác đem lại cho bạn hay do chính bản thân mình kỳ vọng quá nhiều vào kết quả của một sự việc. Thông thường chúng ta thường tức giận hay buồn bã khi kỳ vọng của mình không được đáp ứng, khi bạn muốn kiểm soát kết quả nhưng không được. Nếu bạn biết hạ kỳ vọng xuống, tin chắc rằng bạn sẽ bớt nóng giận hơn khi sự việc không như mong muốn.

Tiếp tục ví dụ trên, bạn đã kỳ vọng là nhân viên của mình phải làm đúng chính xác 100% mọi giấy tờ, khi nhân viên không làm được như kỳ vọng, bạn bắt đầu thất vọng và nổi giận.

Bước 3: Chỉ ra được kỳ vọng đó là hoàn toàn có thể sai

Bước tiếp theo là bạn hãy tự đặt câu hỏi ngược lại là điều mình kỳ vọng đó đúng hay sai. Kỳ vọng là muốn kết quả phải được như bạn yêu cầu, trên thực tế bạn cần hiểu rằng đến chính bạn cũng chưa thể kiểm soát được kết quả của mình tạo ra thì việc kiểm soát kết quả trên người khác là một điều không thực hiện được cũng rất dễ hiểu. Khi bạn hiểu được bản chất này rồi bạn sẽ không bị quá buồn hay tức giận khi công việc không suôn sẻ như mình muốn.

Bước 4: Hóa giải cơn giận: Không kỳ vọng, chỉ nên hy vọng

Để không gặp tình trạng tức giận quá nhiều chúng ta hãy giảm thiểu sự kỳ vọng vào kết quả, không nên kỳ vọng mà chỉ nên hy vọng. Hy vọng là chúng ta mong muốn kết quả theo ý mình chứ không buộc nó phải xảy ra sau khi đã nỗ lực hết sức thực hiện.

Bước 5: Luyện tập 5 bước này hằng ngày trong các tình huống gặp phải

Và để kiểm soát được cơn giận tốt nhất có thể, chúng ta cần luyện tập các bước này hằng ngày trong các tình huống gặp phải. Vì chỉ có luyện tập nhiều lần mới giúp bạn tạo thành thói quen và phản xạ.

Cơn tức giận được ví như một con thú phá hủy con người bạn và các mối quan hệ xung quanh, hãy học cách loại bỏ con thú này bằng 5 bước đơn giản trên hoặc tham gia các khóa học phát triển bản thân đến từ Mr.Why các bạn nhé!

Theo dõi những bài viết mới của tôi và cùng chia sẻ quan điểm của bạn nhé!

Fanpage: Link

Fanpage ASK: Link

Fanpage Wake Up: Link