“Nếu tiền không mang lại hạnh phúc cho bạn, rất có thể bạn đã không sử dụng nó đúng cách”: 8 nguyên tắc về tiền giúp bạn hạnh phúc

Các nhà tâm lý học cho rằng: “Tiền là một loại cơ hội mà mọi người thường lãng phí. Bởi vì, những thứ họ nghĩ sẽ khiến cho họ hạnh phúc thì thường không cho họ cảm giác như vậy”.

Vì thế, chủ đề của bài viết này chính là: “Nếu tiền không mang lại hạnh phúc cho bạn, rất có thể bạn đã không sử dụng nó đúng cách.”

Nếu tiền không mang lại hạnh phúc cho bạn, rất có thể bạn đã không sử dụng nó đúng cách

Những nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn chi tiêu có hiệu quả hơn.

 

1. Hãy mua trải nghiệm thay vì mua những thứ khác

Trong một cuộc khảo sát với hơn 1.000 người Mỹ, 57% người trong số này nói rằng họ cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều từ việc mua hàng mang tính trải nghiệm. Họ thích chi tiền cho một chuyến du lịch, buổi hòa nhạc hoặc các sự kiện khác trong cuộc sống, hơn là mua các loại tài sản vật chất như ô tô, thiết bị hoặc đồ vật khác. Nghiên cứu cho thấy rằng chúng ta thích trải nghiệm hơn bởi vì ta sẽ tò mò và nhớ đến nó nhiều hơn. Nhờ có những trải nghiệm đó, chúng ta sẽ cảm thấy trân trọng chúng lâu hơn.

Các tác giả cho biết: “Sau khi giành ra nhiều ngày chỉ để lựa chọn được loại sàn gỗ cứng hoàn hảo nhất, lắp đặt cho căn hộ mới, người mua nhà sẽ nhanh chóng cảm thấy rằng sàn gỗ anh đào Brazil từng được yêu thích đơn giản chỉ là nền đất dưới chân họ. Họ hoàn toàn không có nhiều ấn tượng về nó. Ngược lại, ký ức của họ về việc nhìn thấy một con báo con vào lúc bình minh trong một chuyến đi săn ở châu Phi sẽ mang lại cho họ nhiều ấn tượng và nhiều niềm vui hơn.”

 

2. Dùng tiền để giúp đỡ những người khác thay vì dùng nó cho bản thân

Con người là loài động vật có cuộc sống mang tính xã hội cao nhất trên trái đất. Điều này đồng nghĩa với việc hạnh phúc của chúng ta được bồi đắp từ các mối quan hệ trong xã hội của chúng ta.

Xây dựng và duy trì những mối quan hệ đó là một cách hiệu quả để bạn tiêu tiền. Khi theo dõi qua sóng não bộ, có thể thấy việc chi tiền giúp đỡ người khác sẽ kích hoạt các trung tâm cảm giác hạnh phúc trong não của bạn.

Các tác giả cho biết: “Chi tiêu cho các hoạt động mang tính xã hội có tác động mạnh mẽ đến các mối quan hệ xã hội.”

Tìm kiếm những trải nghiệm mang tính xã hội trong một thế giới rộng lớn chính là một phần thưởng đặc biệt.

Nếu tiền không mang lại hạnh phúc cho bạn, rất có thể bạn đã không sử dụng nó đúng cách

Dùng tiền để giúp đỡ những người khác thay vì dùng nó cho bản thân

 

3. Mua những thứ mang lại hạnh phúc từ những cái nhỏ nhất

Một trong những khám phá đáng giá nhất của quá trình nghiên cứu về sự hạnh phúc chính là sức mạnh của “sự thích nghi”. Chúng ta thường sẽ tập làm quen dần với những thứ xung quanh mình. Chúng ta dần quen với những người bạn cùng uống trà, những người lãng mạn mà chúng ta sẽ kết đôi và gắn bó cả đời hay dần thuộc lời những bài hát ngọt ngào mà chúng ta hay nghe văng vẳng bên tai.

Sau một thời gian, việc mua sắm những món đồ có giá trị lớn sẽ dần trở thành những thứ bình thường. Chẳng hạn như, bạn cảm thấy sung sướng khi mua được một chiếc iPhone mới đắt tiền. Nhưng trong vài tuần tới, bạn sẽ dần cảm thấy chuyện đó rất bình thường, cũng chỉ là một chiếc điện thoại thông minh mà thôi.

Chính vì vậy, việc bạn dành cho bản thân những niềm đam mê ít tốn kém chính là cách tốt nhất để chúng ta có được thật nhiều niềm hạnh phúc.

Các tác giả đã tranh luận rằng: “Khi nào chúng ta không còn có nhiều tiền như lá mọc trên cây, chúng ta sẽ chỉ dùng tiền để mua những thứ nhỏ nhặt. Đôi khi, những thứ nhỏ bé đó lại dễ thương hơn những thứ to lớn khác.”

Tại sao ta lại không ngẫm nghĩ về câu nói này cùng một ly latte?

 

4. Ít mua bảo hiểm cho đồ vật hơn

Tin xấu là chúng ta đã thích nghi với những điều tốt đẹp.

Nhưng tin tốt là chúng ta vẫn có thể thích nghi với những điều tồi tệ.

Vì vậy, hãy mua bảo hiểm ít hơn.

Các tác giả cho biết: “Mọi người thường tìm mua các gói bảo hiểm với mức lãi suất hấp dẫn để loại trừ những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng các gói bảo hiểm này không cần thiết trong việc khiến chúng ta yên tâm và hạnh phúc. Ngược lại, chúng có thể không làm thỏa mãn những gì mà chúng ta mong chờ.”

 

5. Sử dụng sau khi thanh toán xong

Có rất nhiều tài liệu nghiên cứu tâm lý cho thấy việc trì hoãn trả tiền (hay còn gọi là nợ) sẽ dẫn đến một cuộc sống hài lòng, thành công và hạnh phúc.

Nhưng trong hệ thống kinh tế hiện tại của chúng ta, có rất nhiều thẻ tín dụng được mở mỗi ngày, và những lời hứa “không cần trả tiền trước!” sẽ tạo động lực cho mọi người tiêu dùng trước, trả tiền sau.

Các tác giả nói rằng: “Điều này sẽ dẫn đến ‘những hành vi thiển cận’ như tạo ra nợ, số tiền tiết kiệm quá ít ỏi để nghỉ hưu. Nhưng rồi cuối cùng, mọi khoản vay đều phải được thanh toán. Khi điều đó xảy ra, cuộc sống của bạn sẽ dần rơi vào khó khăn và bế tắc.”

Vì vậy, bạn nên thanh toán xong rồi hẵng sử dụng, vì bạn vẫn sẽ có được những lợi ích từ món đồ mà bạn mong đợi.

Nếu tiền không mang lại hạnh phúc cho bạn, rất có thể bạn đã không sử dụng nó đúng cách

Bạn nên thanh toán xong rồi hẵng sử dụng

 

6. Suy nghĩ kĩ về cảm nhận của bản thân khi sở hữu một thứ gì đó

Khi chúng ta tưởng tượng mình sẽ cảm thấy tuyệt vời như thế nào khi sở hữu một thứ gì đó, chúng ta thường quên đi các yếu tố quan trọng khác.

Và một trong số đó chính là sự hạnh phúc. Vì thế, trước khi bạn bỏ ra một số tiền lớn để mua thứ gì đó, bạn nên cân nhắc thật kỹ đến những rủi ro có thể xảy đến nếu bạn mua món đồ đó. Ví dụ, nếu bạn mua một căn nhà trong rừng, chắc chắn sẽ có rất nhiều muỗi xung quanh nhà của bạn. Vì vậy, muốn ở đó, bạn cần phải trang bị thêm quần áo cho bản thân để tránh bị muỗi đốt.

Trường hợp bất lợi cũng đã từng xảy ra đối với những người nổi tiếng. Ví dụ như George Clooney đã từng mua một chiếc ô tô điện Tesla Roadster để sử dụng thử. Và sau đó, anh đã phải bán chiếc xe đó đi bởi vì nó liên tục “bị chết máy giữa đường”.

 

7. Dừng so sánh khi mua sắm

Chúng ta thường tự làm khó bản thân bằng việc so sánh giá cả khi mua sắm.

Các tác giả cho rằng: “Khi đưa ra các quyết định mua sắm, việc so sánh giá cả thường làm chúng ta quên đi mất việc mua món đồ đó có giúp chúng ta hạnh phúc và thỏa mãn hay không. Chúng ta chỉ tập trung vào các yếu tố khác mà quên đi mất sự hài lòng của bản thân.”

Lấy một ví dụ trong việc mua bất động sản. Khi bạn đang tìm hiểu nhiều ngôi nhà đang mở bán cùng một lúc, bạn có thể bị cuốn vào việc mua một ngôi nhà thật rộng rãi và đẹp hơn những ngôi nhà khác mà bạn đã xem. Sau đó, bạn sẵn sàng vay một khoản tiền lớn để mua bằng được ngôi nhà đó thay vì chi ít tiền hơn để mua một ngôi nhà khiêm tốn, vừa với khả năng tài chính của mình.

 

8. Tham khảo ý kiến của bạn bè

Các tác giả cho biết: “Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cách tốt nhất để dự đoán mức độ hài lòng của chúng ta về một trải nghiệm nào đó chính là tìm hiểu người khác cảm nhận như thế nào về nó.”

Ví dụ, bạn bè của bạn sẽ có những đánh giá về người mà bạn muốn hẹn hò tốt hơn bạn.

Các tác giả nói rằng: “Những người xung quanh không chỉ cho bạn biết những việc bạn làm khiến họ hạnh phúc, mà còn cho bạn biết về những gì họ nghĩ sẽ làm cho bạn hạnh phúc.”

Vì vậy, khi bạn có ý định chi tiêu cho thứ gì đó, hãy hỏi thử ý kiến của bạn bè, sau đó cân nhắc cái gì được và cái gì mất để đưa ra quyết định thật hợp lý.

Nếu tiền không mang lại hạnh phúc cho bạn, rất có thể bạn đã không sử dụng nó đúng cách

Hãy quyết định thật hợp lý khi mua bất kỳ thứ gì

 

Việc sử dụng tiền đúng cách sẽ khiến bạn giàu có và hạnh phúc hơn mỗi ngày. Có một khoá học mà tôi đứng lớp tháng 9 tới đây chắc chắn sẽ  giúp bạn đạt được trường cửu thành công – chín muồi hạnh phúc, bạn có muốn tham gia cùng tôi không? Nếu bạn quan tâm thì đây là thông tin chi tiết: https://wakeup.vn/r/g/edis