99% thất bại, tại sao vẫn nên khởi nghiệp? (P1)

Nhiều doanh nhân nổi tiếng từng nói rằng, trong số 100 người khởi nghiệp chỉ có 1 người thành công. Nhưng đó không phải là lý do khiến bạn từ bỏ ước mơ xây dựng sự nghiệp của riêng mình. Dưới đây là những lý do bạn nên khởi nghiệp:

1. Sự linh hoạt

Khi xây dựng sự nghiệp của riêng mình, bạn có thể làm việc theo giờ giấc mà mình muốn. Bạn sẽ không bị những quy định về thời gian làm việc tại công sở làm cho khó chịu hay coi đó là một hình phạt nữa.

2. Có nhiều thời gian rảnh rỗi (sau đó)

Bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và bạn bè. Tất nhiên điều này chỉ có thể thành hiện thực khi doanh nghiệp của bạn được thành lập và bạn có những nhân viên tốt để xử lý các công việc quan trọng. Đừng hy vọng có được thời gian rảnh rỗi trước khi việc khởi nghiệp thành công.

3. Là người “lãnh đạo tài ba”

Không ai khác mà chính bạn là người sẽ thiết lập ra các quy tắc trong doanh nghiệp của mình. Bạn sẽ là người xây dựng chiến lược để dẫn dắt con thuyền của mình ra khơi, vượt qua sóng to gió lớn để đến được với thành công. Hãy nhớ tài lãnh đạo của bạn rất quan trọng.

2-6-sai-lam-giet-chet-chien-luoc-content-marketing-cua-doanh-nghiep-1402306554868

4. Tự đưa ra ‘deadline’ cho chính mình

Tuần nào bạn cũng vắt chân lên cổ với cả đống deadline đang chờ giải quyết. Những thứ như vậy khiến bạn quay cuồng trong công việc, nhiều khi tưởng chừng không có lối thoát. Hãy yên tâm thoát ra khỏi tình trạng đó khi bạn thực sự là một ông chủ. Sẽ không có thêm những phút cuối cùng vội vã nào trừ khi bạn muốn làm điều đó.

5. Bán như thế nào bạn muốn

Trực tuyến hay trực tiếp? Trong nước hay ngoài nước…Đó phụ thuộc vào quyết định của bạn.

6. Tạo môi trường làm việc của riêng bạn

Bạn có thể thiết lập các thủ tục và văn hóa trong doanh nghiệp của mình.

7. Theo đuổi niềm đam mê

Bạn có thể làm những gì khiến cho bạn hạnh phúc.

8. Tạo một cái gì đó từ đầu

Khởi nghiệp cũng giống như quá trình gieo trồng một hạt giống và chờ đến ngày cây mang lại trái ngọt. Bạn là người gieo hạt giống đầu tiên và chờ ngày cây đơm hoa, kết trái.

9. Gặp người mới

Khởi nghiệp giúp bạn mở rộng mạng lưới mối quan hệ với các doanh nhân và các chuyên gia khác.

10. Xây dựng một đội ngũ

Bạn là người quyết định những người sẽ cùng mình phát triển công ty.

11. Tạo công ăn việc làm

Bạn có thể góp phần cải thiện nền kinh tế bằng cách tạo thêm cơ hội việc làm cho những người khác.

12. Tạo ra lợi ích cho xã hội

Bạn sử dụng sản phẩm và dịch vụ của mình để cải thiện cuộc sống của người dân, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.

13. Trở thành một chuyên gia

Hiểu thêm ngành công nghiệp bạn yêu thích bằng những kinh nghiệm thực tế đầu tiên.

14. Đầu tư vào chính mình

Dám đương đầu với rủi ro và bạn sẽ đạt được những phần thưởng xứng đáng.

15. Kiếm thêm tiền

Nếu bạn muốn tăng lương, bạn có thể làm điều đó. Hãy lao động hết mình!

16. Độc lập tài chính

Bạn chứ không ai khác chính là người trả lương cho mình. Đương nhiên là bạn cần có trách nhiệm hơn với công việc của mình, trách nhiệm cao nhất với sự thành bại của công ty cũng như nguồn tài chính của bản thân mình.

17. Những thách thức mới mỗi ngày

Bạn biết đấy, khi bạn quyết định khởi nghiệp thì mỗi ngày thức dậy với bạn không đơn giản là việc đến công ty như một nhiệm vụ đơn thuần nữa. Bạn cần tìm hướng đi, hướng phát triển cụ thể cho doanh nghiệp từng ngày một. Đó là cách bạn tìm những cách mới để khơi dậy sự hào hứng của mình.

5-dieu-nguoi-giau-khong-bao-gio-lam

18. Tiếp xúc với văn hóa mới

Khi xây dựng sự nghiệp của mình, bạn sẽ khám phá những góc nhìn và cách tiếp cận mới trong mọi vấn đề.

19. Khám phá những lĩnh vực mới

Kinh doanh có thể giúp bạn khám phá thêm nhiều lĩnh vực khác bên cạnh ngành công nghiệp chính của mình.

20. Tạo ra tài sản

Hãy tạo cho mình một cái gì đó có khả năng bán được để phòng tránh rủi ro.

21. Kết nối với khách hàng

Lắng nghe nguyện vọng của khách hàng và đem đến cho họ những điều tốt nhất.

22. Loại bỏ những điều nhàm chán

Đừng làm bất cứ điều gì bạn không muốn.

23. Bạn có thể ngừng làm việc

Làm những việc bạn yêu thích không thể được mô tả như là “công việc”.

24. Khả năng cho đi

Bạn sẽ có đủ khả năng để quyết định sử dụng tiền bạc và thời gian của mình để làm những điều xứng đáng.

(Còn tiếp)

Chuyên gia Huấn luyện_Phạm Ngọc Anh

Ebook 12 nguyên tắc vàng lập mục tiêu trị giá 500.000Đ

dang-ky-ngay