Không có gì ngạc nhiên khi đa phần startup đều thất bại: Đâu là bài học xương máu nếu muốn khởi nghiệp thành công?

Startup chưa bao giờ là một giấc mơ màu hồng, nhất là trong kỷ nguyên 4.0 như hiện nay, bão COVID, thì nó lại càng là một bài toán đòi hỏi người làm phải dốc hết tốc lực và tâm trí. Theo một nghiên cứu, 95% các dự án khởi nghiệp đã thất bại đau đớn. Vậy nguồn cơn là do đâu? Hướng đi nào cho các startup hiện nay?

Không có gì ngạc nhiên khi đa phần startup đều thất bại: Đâu là bài học xương máu nếu muốn khởi nghiệp thành công

 

1. Startup thất bại, lý do thường gặp là gì?

 

Hầu hết các công ty startup khi mới chập chững bước chân vào thị trường đều gặp vô vàn khó khăn. Tuy nhiên, 5 lý do dưới đây là sai lầm dễ thấy nhất khiến các công ty này rơi vào cảnh khốn cùng.

Không có kinh nghiệm tài chính và quản lý vốn 

Nhiều công ty, doanh nghiệp startup hoạt động khá ổn định trong những bước đầu, thế nhưng khi khả năng hoạt động và quy mô công ty cần mở rộng hơn, họ lại rơi vào tình cảnh “đuối” và thiếu vốn để đầu tư. Ngoài ra các nhà sáng lập đôi khi quá đắm chìm trong sản phẩm và mơ mộng ở kịch bản thị trường lớn nhưng không biết cách phân phổ chi tiêu nguồn vốn mồi ban đầu nên đôi khi diễn ra nhanh hơn kịch bản chưa đến chợ đã hết tiền

Thực tế thì cứ mỗi 1.000 startup thì chỉ có 3-5 startup được rót vốn. Và khi được rót vốn rồi, thì cơ may được định giá từ 1 triệu USD trở lên là 1/1000, Vì thế, vấn đề về vốn luôn là nỗi niềm trăn trở của không ít các startup mới thành lập.

Ngoài ra, , chi phí là vấn đề quyết định sống còn đến nhiều doanh nghiệp startup. Trên cơ sở đó, một trong các nguyên nhân dẫn đến khởi nghiệp thất bại đó chính là cách các nhà lãnh đạo công ty sử dụng chi phí.

Theo một tư liệu nghiên cứu chuyên sâu về khởi nghiệp, các doanh nhân khởi nghiệp giỏi nhất chỉ bỏ tiền ra cho những vấn đề cần thiết, và họ luôn chủ động tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng ít nhất là 6 tháng trước thời điểm mà công ty dự kiến sẽ cạn vốn. Bằng cách này, kinh phí duy trì công ty của bạn sẽ ít bị rơi vào trạng thái báo động và bạn luôn có cách xoay sở kịp thời trước khi quá muộn.

 

Xây dựng đội ngũ nhân sự thiếu và yếu

Một trong các chìa khóa then chốt trong việc thành lập công ty, doanh nghiệp startup đó chính là nhân sự. Nhiều công ty khởi nghiệp ban đầu chỉ có quy mô tầm 5-7 nhân viên nhưng toàn các cá nhân xuất sắc, đa năng và làm được nhiều đầu việc nên phát triển rất nhanh, lại có thể tiết kiệm nguồn nhân lực cho công ty. Tất nhiên khi bạn mở rộng quy mô thì vấn đề tiếp theo sẽ cần là phải duy trì được sức hút để kéo được nhân tài về.

Ngược lại, nếu công ty của bạn có đội ngũ nhân viên hiệu suất làm việc thấp, bạn phải thuê nhiều người chỉ để làm các công việc giống nhau thì lúc này bạn nên xem lại hệ thống nhân sự của mình. Đây là yếu tố mà ít nhà kinh doanh nhận ra cho đến khi quá muộn.

Không có gì ngạc nhiên khi đa phần startup đều thất bại: Đâu là bài học xương máu nếu muốn khởi nghiệp thành công

 

Tính toán sai nhu cầu của khách hàng 

Nhiều startup thành lập với các ý tưởng vô cùng độc đáo, sáng tạo thế nhưng trong đó có một số ý tưởng lại không phù hợp hay không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Trên thực tế, khách hàng rất ngại thử những sản phẩm mới của một công ty không có tên tuổi, chưa được xác nhận gì về uy tín.

Chính vì vậy, nếu sản phẩm hay dịch vụ của bạn quá mới lạ, chưa từng có trước đây, bạn có thể “làm thân” với khách hàng bằng cách chạy thử các chương trình thăm dò thị trường và sau đó điều chỉnh lại sản phẩm chính thức cho phù hợp với những người dùng phù hợp. và tìm các kịch bản để nhân rộng quy mô.

 

Lựa chọn đối tác cho công ty

Khi thành lập công ty hay doanh nghiệp, chắc chắn bạn sẽ cần làm việc với các nhà cung cấp và các đơn vị hỗ trợ cho việc phát triển công ty, doanh nghiệp của bạn. Thế nhưng, việc chọn lựa không đúng cũng sẽ dẫn đến khởi nghiệp thất bại.

Chẳng hạn như trong khâu vận chuyển, bạn chọn được một đơn vị nhưng đây lại là đơn vị có mức giá dịch vụ cao, chất lượng lại không ổn định. Hoạt động cùng với đơn vị như vậy không chỉ khiến túi tiền của bạn ngày càng cạn kiệt mà còn giảm uy tín của doanh nghiệp bạn trên thị trường – điều mà không công ty startup nào nên mắc phải.

 

Chiến lược tiếp thị bán hàng

Theo nhiều quan sát và thống kê về các doanh nghiệp startup trên thị trường, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một trong các nguyên nhân chính yếu dẫn đến khởi nghiệp thất bại là do doanh nghiệp chưa tiếp thị đúng cách.

Bạn có thể bắt gặp một loại hình dịch vụ hay, hấp dẫn hay một loại sản phẩm chưa ai từng nghĩ đến, thế nhưng những sản phẩm, dịch vụ này nhanh chóng “chết yểu” vì không được quảng bá và thúc đẩy để tiếp cận đến những người dùng cần nó thực sự.

>> Xem thêm: Hậu COVID-19, các chủ doanh nghiệp nên làm gì: Bí quyết nằm ở 5 điều sau

 

2. Bài học và kinh nghiệm rút ra từ khởi nghiệp thất bại

Bạn phải học cách tiếp cận vấn đề một cách trung lập. Suy cho cùng, thành công và thất bại chỉ là một điểm, và nếu bạn không thể đánh giá chúng, thì thành công hay thất bại cũng không có ý nghĩa gì. Nếu bạn thành công, bạn không nên phấn khích; nếu bạn thất bại, bạn không nên buồn. Điều bạn nên làm là tự hỏi mình tại sao lại có được kết quả này trong cả hai trường hợp.

Mỗi lần thất bại trong việc kinh doanh riêng, chúng ta sẽ mất đi rất nhiều nguồn lực.

– Về thời gian:

chúng ta cống hiến rất nhiều thời gian cho doanh nghiệp của mình nhưng không có kết quả. Và bạn biết rồi đó, thời gian là thứ cực kỳ quý giá bởi khi càng nhiều tuổi, nhiệt huyết khởi nghiệp của cá nhân thường có xu hướng giảm dần.

– Về tiền bạc:

không thất bại nào trong kinh doanh không gắn liền với mất mát về tài chính. Ít nhất, bạn đã mất tiền đầu tư cơ sở vật chất cho doanh nghiệp và để rồi đến lúc thất bại, bạn sẽ rất may mắn nếu tình trạng tài chính của bạn là con số 0. Trên thực tế, rất nhiều bạn bè của tôi sau khi thất bại đã phải bắt đầu với con số âm, tôi cũng không phải ngoại lệ. Và trong thời buổi kinh tế hiện nay, đồng tiền kiếm được là vô cùng quý giá.

– Về tâm lý:

đây là mất mát vô hình nhưng lớn nhất. Khi khởi nghiệp, chúng ta đầy khát khao, đam mê, hoài bão để rồi khi đối diện với thất bại, chúng ta sẽ phải đối diện với hàng loạt câu hỏi: “Tôi thật kém cỏi”, “Tôi thật vô dụng” v.v… và chưa kể là những ánh mắt của bạn bè, người thân luôn xoáy vào bạn. Những câu nói dè bỉu: “Tao đã bảo rồi mà…” sẽ luôn khiến bạn cảm thấy dằn vặt.

 

Không có gì ngạc nhiên khi đa phần startup đều thất bại: Đâu là bài học xương máu nếu muốn khởi nghiệp thành công

Lời cuối, tôi chỉ muốn nhắn nhủ tới các startup rằng: Trong khi rất nhiều sách vở đề cao sự thất bại thì hãy cẩn thận, tốt hơn hết là tránh được thất bại mà vẫn gặt hái được thành công, đó mới là điều tốt nhất. Hãy nghiền ngẫm những lý do thất bại trên và đưa ra những chính sách và chiến lược hợp lý. Nếu bạn vẫn cảm thấy mình chưa làm đủ tốt hay thiếu kiến thức để phát triển, đừng ngần ngại mà hãy tới gặp tôi, tôi sẽ tư vấn và chia sẻ với bạn. Hãy gặp tôi tại đây nhé: https://wakeup.vn/r/g/buttocthanhcong