Các bước bắt đầu kinh doanh

Một khi bạn xác định đã mình đã đủ điều kiện để khởi sự kinh doanh bất chấp các rủi ro, một câu hỏi tiếp theo là “Công việc tiếp theo là gì?” Nhiều người thường rất háo hức về ý tưởng bắt đầu công việc kinh doanh của mình, nhưng lại bị sa lầy khi đối đầu với thực tế là phải làm như thế nào. Thật may mắn là dù bạn quyết định bắt đầu với loại hình kinh doanh nào thì những bước cơ bản đều giống nhau. Những loại hình kinh doanh khác nhau tuy có một số khác biệt, nhưng nói chung, hầu hết các loại hình kinh doanh đều theo các bước sau:
Bước 1: Đánh giá bản thân
Bạn cần phải rà soát lại bạn thân và vị trí hiện tại của mình để tìm ra loại hình kinh doanh nào là phù hợp. Tại sao bạn muốn bắt đầu kinh doanh? Có phải vì tiền bạc, sự tự do, tính năng động hay vì một lý do nào khác? Bạn phải xem xét những thứ gì? Bạn cần phải có những kỹ năng gì? Lĩnh vực công nghiệp nào bạn am hiểu nhiều nhất? Bạn thích cung cấp sản phẩm hay dịch vụ? Bạn thích làm gì? Mức vốn mà bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro là bao nhiêu? Bạn sẽ làm toàn thời gian hay là bán thời gian? Bạn có thuê nhân viên hay không? Trả lời các loại câu hỏi này sẽ giúp bạn thu hẹp phạm vi để tập trung lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với mình.
Bước 2: Phân tích đánh giá lĩnh vực kinh doanh
Khi bạn quyết định lựa chọn được một loại hình kinh doanh phù hợp với mục tiêu và sở thích của mình, bạn sẽ cần phải phân tích đánh giá lại ý tưởng của mình. Ai sẽ mua sản phẩm, dịch vụ của bạn? Ai sẽ là đối thủ cạnh tranh?
Bước 3: Phát thảo kế hoạch kinh doanh
Nếu bạn cần nguồn tài chính bên ngoài, bạn sẽ phải cần có một bản kế hoạch kinh doanh. Nhưng ngay cả khi bạn chỉ sử dụng vốn của mình, có bản kế hoạch kinh doanh cũng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc xác định được số tiền bạn cần để kinh doanh, những công việc cần phải thực hiện…
Bước 4: Xem xét tính pháp lý
Về mặt pháp lý thì bạn có thể lựa chọn một vài hình thức tổ chức kinh doanh như sau: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Bạn có thể tham khảo thêm về Luật doanh nghiệp và các nghị định liên quan để biết thêm chi tiết cho từng loại hình.
Ngoài ra, bạn còn cần phải quan tâm đến các vấn đề pháp lý khác trong quá trình kinh doanh như giấy phép kinh doanh, các loại giấy chứng nhận hành nghề, bằng sáng chế, vấn đề bản quyền, thủ tục khai báo thuế… Đây cũng là lúc bạn xem xét đến các vấn đề về bảo hiểm và tìm một kế toán giỏi để hỗ trợ.
Bước 5: Thu xếp tài chính
Tùy thuộc quy mô doanh nghiệp của bạn mà bạn có thể tìm nguồn tài chính từ các nhà tài trợ hoặc từ các ngân hàng/ công ty tài chính. Hầu hết các cơ sở kinh doanh nhỏ đều bắt đầu bằng nguồn tài chính cá nhân như tiền tiết kiệm, thẻ tín dụng, giúp đỡ của gia đình, vay người quen, vay thế chấp …
Bước 6: Triển khai xây dựng công ty
Tìm địa điểm đặt công ty, lắp đặt điện thoại, in prochure, thuê mướn nhân sự, mua hàng hoá lưu kho/ mua nguyên liệu sản xuất, đưa ra giá bán… và cuối cùng là mở một buổi tiệc khai trương rầm rộ.
Bước 7: Thử và sai
Thường phải mất một khoảng thời gian thì bạn mới xác định được khâu nào đang vận hành tốt, khâu nào không tốt. Hãy bám sát kế hoạch kinh doanh, nhưng hãy cởi mở và sáng tạo. Đừng ngại mắc sai lầm. Trên hết là bạn được điều hành việc kinh doanh của chính mình. Đó mới là điều thú vị nhất trong cuộc đời bạn.
Dịch và biên soạn từ “The Bussiness Start Up Kit” của tác giả Steven D.Strauss và các tài liệu khác.
Nguồn: quanlytien