Nếu bạn là một người luôn luôn lạc quan và vui vẻ thì điều đó thật tuyệt vời. Vì bạn biết đấy, cách suy nghĩ tích cực luôn khiến cho cuộc sống của chúng ta thêm màu sắc và phong phú. Còn nếu bạn đang cố gắng để trở thành một người lạc quan và vui vẻ thì 8 điểm khác biệt giữa cách suy nghĩ tích cực và tiêu cực dưới đây sẽ giúp bạn.
1. Thất bại là một phần của quá trình trưởng thành
“Kẻ bi quan luôn nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội; người lạc quan luôn nhìn thấy các cơ hội trong mọi khó khăn”. Những người có cách suy nghĩ tích cực hiểu được rằng thất bại là một phần không thể thiếu trong quá trình trưởng thành và nó không thể định nghĩa được bạn là người như thế nào.
Ngược lại, những người tiêu cực lại để thất bại lấn át bản thân mình. Khi thất bại, họ cho rằng mình là người kém cỏi hay cả thế giới sụp đổ trước mắt. Bạn có thái độ như thế nào với những thất bại trong cuộc sống?
2. Luôn đưa ra phương án tốt nhất có thể
Người tích cực luôn cố gắng tìm ra những cách thức tốt nhất để giải quyết mọi việc, bất kể tình hình như thế nào. Cách suy nghĩ tích cực giúp họ hiểu ra rằng có rất nhiều thứ mà họ không thể kiểm soát hết được. Nhưng họ luôn tích cực phấn đấu, để tìm ra cách giải quyết mọi việc tốt nhất.
Những người tiêu cực lại muốn mọi việc đến với họ thật dễ dàng. Nếu họ phải cố gắng chăm chỉ để làm một việc nào đó, họ sẽ cho rằng điều đó không đáng và sẽ sớm bỏ cuộc. Thường họ chỉ đưa ra những phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề khi có ai đó ép buộc hay chỉ định họ làm điều này.
3. “Những người thành công là nguồn cảm hứng cho tôi!”
Những người có cách suy nghĩ tích cực thường tìm thấy nguồn cảm hứng lớn lao từ thành công của những người khác. Họ nhìn vào những người suất sắc và tự hỏi mình: “Tôi có thể học được gì từ họ?”
Người tiêu cực thì trở nên đố kỵ, ghen tuông và cảm thấy bị đe dọa bởi sự thành công của người khác. Với họ, khi người khác thành công có nghĩa là họ thất bại.
4. “Tôi tập trung hết khả năng bản thân cho mục tiêu mà tôi chọn”
Người tích cực sẽ tập trung vào những mục tiêu họ có thể kiểm soát. Cách suy nghĩ tích cực giúp họ tập trung hết khả năng của bản thân để hoàn thành các mục tiêu.
Những người tiêu cực lại dồn trọng tâm của mình vào những thứ mà họ không thể kiểm soát. Ví dụ, họ nghiền ngẫm lại những chuyện cũ, tự trách mình bởi những sai lầm trong quá khứ. Điều đó khiến họ sợ thất bại trong tương lai, ngăn chăn họ có những mục tiêu mới cho mình.
5. “Thay đổi là chìa khóa của thành công”
Với những người tích cực sự thay đổi là một điều tất yếu trong cuộc sống. Họ tin rằng cách suy nghĩ tích cực sẽ giúp họ có thể thích nghi với mọi sự thay đổi, và những người khác cũng thế. Những người tiêu cực lại ngại sự thay đổi, họ muốn mọi thứ là cố định và do đó họ không cố gắng cải thiện bản thân.
6. “Tôi có thể làm được điều gì tốt hơn hay không?”
Người tích cực rất thích đón nhận những thông tin phản hồi. Bởi vì chúng là động lực khiến họ cố gắng phấn đấu để được tốt hơn. Họ học hỏi mọi điều gì từ bất kỳ ai để giúp nâng cao kỹ năng của họ.
Người tiêu cực thì cảm thấy bị xúc phạm khi họ nhận được những lời phê bình, góp ý. Thay vì xem đó như là phương tiện để cải thiện kỹ năng của mình, họ xem thông tin phản hồi như là một thảm họa, một dấu hiệu của sự bất lực.
7. “Tác phong cho biết bạn là người như thế nào”
Người tích cực luôn giữ phong thái tự tin tựa như một nhà vô địch. Họ cởi mở trong khi giao tiếp với mọi người và nét mặt của họ luôn biểu hiện sự tích cực.
Những người tiêu cực thường cảm thấy tự ti, e dè. Khuôn mặt họ gần như vô cảm và luôn nhìn xuống. Chỉ cần nhìn vào đó, bạn sẽ nghĩ rằng họ đang phiền muộn, hoặc thờ ơ, chắc chắn không hạnh phúc.
8. “Tôi có thể hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn”
Cách suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn vượt qua những thử thách trong công việc. Những người suy nghĩ tích cực họ biết rằng không có thành công nào không trải qua gian nan, thử thách.
Họ đón nhận những khó khăn như một điều tất yếu và tìm cách khắc phục chúng. Trái lại, những người tiêu cực thường chọn con đường dễ dàng cho mình, bởi những trở ngại sẽ làm tăng khả năng thất bại và họ luôn cố tránh điều đó xảy ra.
Dịch từ Lifehack.com
Chuyên gia Huấn luyện và Đào tạo – Phạm Ngọc Anh