Dù bạn thuộc loại tính cách nào thì điều quan trọng là bạn cần làm thực sự tốt những điều này.
Liệu phẩm chất lãnh đạo có thể đo lường được không? Câu trả lời là có. Robert Mann, tác giả của cuốn sách “The Measure of a Leader,” đã dành 43 năm qua để xây dựng những công cụ thẩm định khả năng lãnh đạo. Ban đầu những công cụ này được tạo ra để giúp hệ thống trường Ontario đào tạo các hiệu trưởng, các phương pháp của ông có thể giúp bất kỳ nhà lãnh đạo nhận ra những điểm yếu và điểm mạnh.
Khi bắt đầu nghiên cứu, Mann đã nói rằng ông hi vọng sẽ tìm ra những đặc điểm cá nhân của một nhà lãnh đạo tốt. Hóa ra là tính cách của nhà lãnh đạo rất đa dạng , nhưng dù họ thuộc tính cách nào thì vẫn có những hành vi nhất định giúp họ lãnh đạo hiệu quả. Tin tốt là bạn có thể học theo những hành vi này hoặc giúp một nhân viên có tham vọng trở thành lãnh đạo học chúng:
1. Lãnh đạo giỏi luôn có một sứ mệnh và truyền cảm hứng cho những người khác tham gia
Mann đặt câu hỏi: “Mục tiêu của tổ chức là gì? Bạn phải hiểu điều đó và truyền thông nó tới một nhóm người sẽ tự mình cam kết thưc hiện mục đích đó. Và bạn phải có chiến lược để họ làm theo để đạt được sứ mệnh đó”.
2. Lãnh đạo giỏi có kỹ năng giao tiếp tốt
Theo Mann thì “Hành vi giao tiếp sẽ ảnh hưởng rất mạnh tới cảm nhận của mọi người về các mục tiêu của tổ chức và họ sẽ xem xét liệu việc cần làm để đạt được những mục tiêu đó có đáng làm không”.
3. Lãnh đạo giỏi là những người tạo ra tổ chức vững mạnh
Ông cho biết: “Lãnh đạo cần nắm được những việc công ty được tổ chức để làm. Cách sản xuất mang lại hiệu quả cao nhất theo mô hình tổ chức đó là gì?” Điều này rất quan trọng vì người lãnh đạo cần hiểu và quản lý không chỉ một sứ mệnh mà cả cơ cấu của tổ chức cùng với các nhà lãnh đạo nhỏ hơn, những người cũng quan trọng đối với việc đạt được các mục tiêu của công ty.
4. Lãnh đạo giỏi là những người tạo động lực tốt
Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi người đều phải yêu thích chúng. Mann cho biết: “Một số nhà lãnh đạo thực hiện kiểu quyền lực-áp chế để tạo động lực cho nhân viên. Cách thứ hai để tạo động lực là thực hành uy quyền nghiễm nhiên thuộc về một lãnh đạo chứng tỏ khả năng hoặc kỹ năng hoặc cam kết vượt trội. Cách thứ ba để tạo động lực là dùng uy tín để tự mọi người ủng hộ vị lãnh đạo đó. ”
“Hầu hết những người lãnh đạo tốt đều sử dụng ba kiểu tạo động lực trên. Nhưng có một kiểu sẽ được dùng nhiều hơn. Điều thú vị kiểu nào không quan trọng. Các hoàn cảnh khác nhau sẽ có cách tạo động lực khác nhau. Bạn phải điều chỉnh cách làm việc của mình cho phù hợp với văn hóa công ty”.
(Dịch từ Inc)