Doanh nhân là những người đam mê. Chúng ta muốn được người khác lắng nghe. Nhưng thường thì, biết khi nào cần im lặng có thể đem lại cho bạn những lợi ích vô cùng lớn. Việc trau dồi khả năng kiềm chế lời nói là rất quan trọng.
Tránh mắc lỗi là điều tôi vẫn phải cố gắng mỗi ngày. Nhưng sau 20 năm mơ ước, tôi mới chỉ giữ im lặng được một lần. Sau đây là những lời khuyên của tôi:
1. Hãy nhớ rằng, đây không phải là việc cá nhân mà là việc kinh doanh. Vài năm trước đây, tôi đã kiện một công ty đồ chơi, tôi nghĩ rằng họ đã xâm phạm một trong những công nghệ được cấp bằng sáng chế của tôi. Nhìn lại, tôi nghĩ chúng tôi có thể dàn xếp cuộc tranh cãi nhanh chóng nếu giữ được cái đầu lạnh. Nhưng cả tôi và họ đều đã để cảm xúc chi phối. Cuộc xung đột kết thúc tại tòa án liên bang, kéo dài tới 3 năm, khiến tôi phải mất rất nhiều chi phí. Tốt nhất là không đưa ra các quyết định khi bạn còn đang ở trong trạng thái dễ bị kích động. Lùi lại một bước và tự hỏi bản thân: Liệu đây đã phải là hành động đúng chưa hay mình đang làm rối tung mọi thứ lúc này?
2. Nhấc điện thoại lên. Việc hiểu sai thông tin sẽ dễ xảy ra nếu trao đổi qua email. Bạn sẽ thắt chặt các mối quan hệ của mình nếu nhấc máy nói rõ ý của mình với người mà bạn liên hệ. Tôi đã hiểu sai thông tin mọi người gửi qua email cho tôi nhiều lần. Đối với các vấn đề nhạy cảm, bạn hãy nói chuyện trực tiếp, đừng chỉ gửi email.
3. Nhấn nút “xóa”. Ý tưởng bất cứ ai cũng có thể giành phần thắng trong cuộc tranh luận qua Internet thật buồn cười. Dù với lý do gì thì một số người không thích để lộ danh tính khi đưa ra các lời nói thô lỗ và có tính chất xúc phạm. Phải mất nhiều năm tôi mới nhận ra điều này, nhưng tôi nghĩ cách hay nhất để đáp lại những người ghét mình chính là không nói gì cả. Ngay cả khi bạn bình tĩnh, tập hợp được những lý lẽ đầy đủ và xác đáng thì mọi điều bạn viết ra đều như mồi lửa. Có quá nhiều người thích kích động,làm người khác nổi điên. Nếu bạn chọn không tham gia, bạn sẽ ngạc nhiên khi cuộc đối thoại đó chấm dứt một cách nhanh chóng. Và hãy cố gắng hài hước! Tôi thường nổi khùng khi lần đầu tiên đọc những lời bình luận đáng ghét, nhưng sau đó tôi thấy chúng thật buồn cười.
4. Hãy buông bỏ nhu cầu nói lời cuối cùng. Tốt hơn là hãy bay dưới ra-đa. Bạn có thể cảm thấy tuyệt vời khi được ra cú đòn cuối cùng, nhưng thường mọi người sẽ nhớ rất lâu những lời bình luận khiếm nhã của bạn và tới một lúc nào đó, nó sẽ quay lại ám ảnh bạn. Điều đó thật không đáng. Thật đáng ngạc nhiên khi nghe Mark Cuban, chủ của Dallas Mavericks và là nhà đầu tư của chương trình truyền hình thực tế Shark Tank cười vào chương trình SEC trên TV và giới truyền thông khi anh bị buộc tội móc nối buôn bán với người bên trong rồi sau đó lại được chứng minh là vô tội. Điều đó có vẻ không khôn ngoan. Nếu họ không để mắt tới anh ta từ trước, thì có lẽ giờ họ vẫn làm như thế. Sự hả hê thì không hấp dẫn.
5. Chấp nhận ý kiến rằng đôi khi ít hơn có nghĩa là nhiều hơn. Tất cả chúng ta đều có mặt trong các cuộc họp khi ai đó hỏi một câu hỏi đơn giản và người chịu trách nhiệm tiếp tục đưa ra những phản ứng không cần thiết. Hãy nhớ rằng hầu hết các câu hỏi đều có thể được trả lời một cách đơn giản. Hãy nhắc nhở bản thân bạn. Mọi người làm việc cùng bạn sẽ ghi nhận bạn là người cô đọng. và thẳng thắn mà nói, cách nói này cũng lịch sự. Chúng ta thích âm thanh giọng nói của chính mình hơn những người khác.
6. Nhận ra rằng những quan điểm hay nhất vẫn chưa được nói ra. Vâng, mọi người đều có quyền có quan điểm riêng. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta cần đưa ra mọi quan điểm của mình. Một ngày khác, Martha Stewart tuyên bố rằng bà không nghĩ rằng tất cả những người viết blog đều là chuyên gia. Okay, Martha. Chắc chắn đó là quan điểm của bà. Nhưng tôi nghĩ bà thật ngốc, vì tôi chắc rằng có rất nhiều blogger đã giúp thúc đẩy thương hiệu phong cách sống của bà. Vậy mục đích ẩn sau sự giúp đỡ đó là gì? Tôi không chắc. Nhưng sau cùng điều này sẽ làm tổn hại tới công việc kinh doanh của bà. Bà ấy cần các blogger và những người tạo ảnh hưởng nhiều như bất cứ ai để thúc đẩy thương hiệu của mình.
7. Thấy thoải mái với những im lặng khó khăn. Khi nói đến nghệ thuật đàm phán, tôi đã học được một sự thật đơn giản: Đừng bao giờ nói trước. Sau khi đã nói rõ ràng những gì mình muốn, tôi sẽ câm như hến. Khi chúng ta thấy không thoải mái với sự im lặng khó khăn, chúng ta sẽ có mong muốn chi phối nó một cách nhanh chóng, nhưng nếu bạn làm như vậy, bạn có thể sẽ nói ra điều gì đó mà không suy nghĩ thấu đáo. Tôi đã phát hiện ra rằng người đầu tiên cất lời thường thua trong cuộc tranh cãi. Vì vậy hãy nêu quan điểm của mình, tự tin và buộc bản thân phải chờ phản hồi.
(Dịch từ Entrepreneur)