Có 4 giáo lý quan trọng trong việc sáng chế và phát triển sản phẩm- đặc biệt là vào lúc cao trào của ý tưởng biến nó từ trí tưởng tượng của bạn thành những mô tả trên giấy hoặc nguyên mẫu.
Tôi có một người bạn luôn có dòng ý tưởng (cả tuyệt vời lẫn dựng tóc gáy) đều đặn. Rất nhiều lúc, anh ấy có những ý tưởng về sản phẩm mới rất khả thi nhưng chỉ thỉnh thoảng mới dừng lại ở giai đoạn cần đưa những sản phẩm tốt ra thị trường. Đối với tôi, với tư cách là một chuyên gia tư vấn về sáng kiến chuyên nghiệp, thì điều này giống như những cái đinh trên chiếc bảng phấn.
Gần đây nhất, anh ấy đã đưa cho tôi một số mẫu thử rượu trứng sô-cô-la mà anh đang pha chế. Rượu rất ngon nhưng phần giới thiệu về hương vị cần tinh chỉnh, còn nhiều việc phải làm với bao bì và cách tiếp thị. Sản phẩm sẽ rất có tiềm năng nếu anh ấy vẫn tiếp tục công việc với nó. Nhưng suy nghĩ về việc phải tiếp tục quá trình xây dựng sản phẩm khiến anh ấy cảm thấy quá nản hoặc thất vọng, do vậy anh ấy đã treo ý tưởng.
Và đây là chỗ nhiều nhà sáng chế thất bại. Họ đã từ bỏ quá sớm.
Có 4 giáo lý quan trọng trong việc sáng chế và phát triển sản phẩm- đặc biệt là vào lúc cao trào của ý tưởng biến nó từ trí tưởng tượng của bạn thành những mô tả trên giấy hoặc nguyên mẫu.
1. Sáng chế là một công việc đòi hỏi sự đam mê. Sự đam mê tạo động lực cho chúng ta kiên trì. Sự nhiệt tình là yếu tố quan trọng để thuyết phục không chỉ những người khác về giá trị ý tưởng mà còn thuyết phục cả chính bạn nữa. Bạn sẽ phải làm nhiều việc khó khăn trước khi ý tưởng đạt được mốc khách hàng nhận ra nó chính là thứ họ đang tìm kiếm.
Những nhà sáng chế có đam mê thực sự sẽ chấp nhận những thiếu sót trong ý tưởng, coi chúng là những con đường dẫn tới những giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều doanh nhân nhiều khao khát như anh bạn thân của tôi lại coi những lời chỉ trích không phải là điểm khởi đầu mà là sự kết thúc.
Theo nhà tâm lý học Martin Seligman, chúng ta có thể vượt qua sự bi quan bằng cách chủ định phát triển phần lạc quan của não bộ qua cách “tự nói chuyện”- một thủ thuật đòi hỏi sự tích cực kháng cự lại những đánh giá bi quan về hoàn cảnh của chúng ta. Đây không chỉ là một cuộc trò chuyện lên tinh thần mang tính cá nhân mà là cách hợp lý và khách quan để coi thất bại chỉ có tính chất tạm thời và có thể khắc phục được và chúng cho phép chúng ta tiếp tục tìm các giải pháp mới.
2. Nghi ngờ mọi thứ. Giờ phút bạn phát hiện ra ý tưởng của mình không hiệu quả có thể xảy ra tại bất cứ giai đoạn nào trong hành trình. Từ khi biết tới điều này thông qua kinh nghiệm, khi có ý tưởng mới nảy ra trong đầu, ngay lập tức tôi sẽ bắt đầu xem xét tất cả những lời phản đối và những thách thức tiềm tàng. Tôi biết nếu tôi phát hiện ra các vấn đề ngay từ đầu và có thể giải quyết chúng thì sẽ có ít rào cản hơn trên chặng đường phía trước.
Thói quen này có thể làm nản lòng những người khác, những người muốn tôi chỉ tận hưởng ý tưởng và đừng quá khách quan như thế. Nhưng tôi không thể cưỡng lại được thói quen này. Tôi biết rằng các vấn đề sau này tôi sẽ phải giải quyết sẽ ít hơn nếu tôi có thể loại bỏ các vấn đề và cấu trúc, tiếp thị hay bao bì càng nhanh càng tốt.
3. Thử nghiệm và sai lầm là điều tốt. Có lúc bạn sẽ thấy mình cứ loanh quanh với một ý tưởng, tạo ra thêm một nguyên mẫu sản phẩm, viết thêm một đoạn mô tả hoặc một thông điệp tiếp thị và mọi việc cứ như bất tận. Bạn cảm thấy như hết hào hứng. Đây là lúc bạn phải “hành động như đúng rồi” và ngồi xuống làm những việc cần phải làm.
Trải qua những hoạt động có vẻ như đối nghịch với sự sáng tạo những thực sự không phải vậy. Trong thực tế, suy nghĩ, thậm chí là suy nghĩ “gượng ép” cũng sẽ kích hoạt sự dẫn truyền thần kinh của chúng ta và thứ khởi nguồn cảm xúc gượng ép hóa ra lại là công việc tốt nhất từ trước tới nay của bạn. Kết luận: hãy vượt qua sự kháng cự.
4. Không có câu trả lời kỳ diệu nào cả. Cũng giống như có cách hoàn hảo nào để sống cuộc đời của bạn, không chỉ có một cách để giải quyết một vấn đề sáng tạo. Ví dụ, bạn tôi có thể đi theo nhiều hướng với phần giới thiệu về hương vị món rượu trứng của anh ấy và sẽ có hơn một hướng trong số đó có thể phát huy hiệu quả.
Có vô số cách để tinh chỉnh một sản phẩm theo hướng tốt hơn. Cách bạn chọn sẽ phụ thuộc nhiều vào mục đích, khách hàng và sự kỳ vọng. Đó là lý do tại sao tôi khuyên các nhà sáng chế làm ra sản phẩm càng sớm, càng nhanh càng tốt để mọi người có thể thưởng thức nó và đưa ra những phản hồi hữu ích.
Hãy nhớ rằng: Sự phê bình không được vô hiệu hóa ý tưởng của bạn. Mục đích của nó phải là làm mạnh thêm ý tưởng. Nếu bạn thực sự yêu ý tưởng của mình, bạn sẽ sẵn sàng lắng nghe, học hỏi và xoay chuyển khi cần thiết.
(Dịch từ Entrepreneur)