Khi đã ngoài 40 tuổi, những doanh nhân dưới đây mới bắt đầu gặt hái thành công trên con đường kinh doanh của mình.
Reid Hoffman – nhà sáng lập LinkedIn
Sau khi tốt nghiệp đại học Standford, Ried Hoffman đã mất 15 năm để quyết định nên làm gì. Lúc đầu, ông nghĩ mình sẽ theo hướng học thuật, nhưng sau đó ông lại theo nghiệp kinh doanh và đích đến là một nhà doanh nhân.Năm 2002, khi 35 tuổi, ông đã trở thành nhà đồng sáng lập LinkedIn, một mạng xã hội cho các nghề nghiệp với số tiền mà ông có được từ việc bán PayPal mà ông góp phần xây dựng.
Khi ông 43 tuổi, LinkedIn đã được IPO trên sàn chứng khoán.
Robert Noyce – Intel
Robert Noyce là một nhà khoa học chăm chỉ trong cả quãng đời của mình. Ông tốt nghiệp Phi Beta Kappa với tấm bằng cử nhân vật lý và toán học từ trường Grinnell. Ông còn có một bằng tiến sĩ vật lý tại MIT.Sau đó ông làm việc với tư cách là một kỹ sư nghiên cứu và đồng sáng lập công ty Fairchild Semiconductor. Năm 40 tuổi, ông bắt đầu thành công với Intel.
Thomas Siebel – Siebel Systems
Thomas Siebel có bằng về lịch sử, khoa học máy tính và kinh doanh.Mặc dù ông đã có một số thành công trong thời gian làm việc tại Tổng công ty Oracle và Gain Technology, nhưng phải cho đến khi năm 41 tuổi, ông mới tìm được thành công lớn nhất với hệ thống Siebel.
Ngày nay, công ty của ông là nhà cung cấp quản lý quan hệ khách hàng với thị phần lớn nhất, chiếm 45% thị trường.
Dave Duffield – PeopleSoft
Dave Duffield xuất thân từ một kỹ sư. Gia đình ông đã thành lập Duffield Hall của Cornell và ông đã tham gia Cornell để học kỹ sư điện. Sau đó, ông đã có tấm bằng thạc sĩ trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.Trong số những thành công mà ông đạt được trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các công ty cố vấn thì việc điều hành PeopleSoft năm ông 46 tuổi mới là thành tích đáng chú ý nhất. Năm 2005, ông đã cho ra mắt Workday, một nhà cung cấp quản lý SaaS
Leo Goodwin – Geico
Leo Goodwin khởi đầu là một kế toán ở San Antonio, Texas.Trong khi làm việc với bảo hiểm, ông nhận ra rằng hệ thống bảo hiểm cần một cuộc đại tu, rằng tại sao các công ty lại không giải quyết trực tiếp với khách hàng.
Sau vô số ngày lao động với đồng lương ít ỏi, cuối cùng ông đã thành lập công ty GEICO năm 1936.
Ray Kroc – McDonald’s
Trong một thời gian, Raymond Kroc đã phải lái xe vòng quanh đất nước để bán máy chế biến sữa.Khi người đàn ông 52 tuổi này gặp Maurice và Richard Donald, những người đang điều hành một nhà hàng drive-in ở San Bernadino, California, ông đã bị hấp dẫn bởi cách kinh doanh này. Trong khi hầu hết các công ty mua một thì gia đình này mua tới tám chiếc máy.
Kroc đã thuyết phục hai anh em nhà Donald nhượng lại quyền kinh doanh cho ông và ông đã mua lại McDonalds với giá 2,7 triệu USD. Ông được coi là người đặt nền móng và là người phát triển McDonalds thành một người khổng lồ.
John Pemberton – Coca Cola
Trong cuộc nội chiến, thương binh thường được điều trị bằng thuốc phiện. Nhưng một dược sĩ người Gru-di-a tên John Stith Pemberton đã có một liệu pháp tốt hơn. Đó là rượu Coca Pháp của Pemberton.Khi Atlanta thông qua điều luật mới, người đàn ông 55 tuổi đã bị buộc phải tái cấu trúc đồ uống của mình và loại bỏ cồn trong Coca. Với sự giúp đỡ của con trai mình, ông thay thế rượu vang với đường, hình thành nên công ty Coca-Cola.
Pemberton sau đó đã bán công thức cho một nhân viên tên Asa Candler năm 1988, năm mà Pemberton qua đời. Năm 1981, Candler đã làm chủ sở hữu toàn bộ doanh nghiệp.
Henry Kaiser – Kaiser Permanente
Cha đẻ ngành công nghiệp đóng tàu và Kaiser Permanente có khởi đầu là một người yêu thích nhiếp ảnh chứ không phải là một người làm trong ngành công nghiệp. Khi 32 tuổi, ông đã thành lập một công ty xây dựng đường phố cho Cu-ba và làm việc trên đập Hoover.Khi Mỹ ngày càng tham gia nhiều hơn vào Thế chiến II, việc đóng tàu của Kaiser ngày càng gây ấn tượng khi những chiếc tàu hàng được đóng chỉ trong thời gian rất ngắn, từ 4 đến 45 ngày.
Ở vào tuổi 63, Kaiser đã cùng với một bác sĩ là Sidney Garfield thành lập Kaiser Permanete để chăm sóc sức khỏa cho công nhân của mình.
Colonel Harland David Sanders – KFC
Harland David Sanders luôn hi vọng làm việc hết mình trong cả cuộc đời. Ông từng làm một người nông dân, một phi công, một đại lý bảo hiểm, và thậm chí là một lính cứu hỏa đường sắt. Nguyên nhân là bởi ông thường xuyên bị sa thải.Một ngày, Sanders mở một trạm dịch vụ nhỏ và ngày càng trở nên phổ biến nhưng sau đó, nó đã bị thất bại do Interstate 75 mở ra.
Không nản lòng, người đàn ông 65 tuổi đã mở công ty và thuyết phục các đại lý tiềm năng cùng giao dịch. Năm 1964, Sanders đã bán công ty. Công ty của ông hiện giờ có hơn 600 cửa hàng với trị giá 15 triệu USD.