Chương 3 – Chịu trách nhiệm với cuộc sống tài chính của bạn
Trở nên giàu có nghĩa là bạn phải ở vị trí người chỉ huy (hoặc ít nhất cũng là người đồng lãnh đạo) con tàu tài chính của mình. Để làm được điều này, bạn cần phải khôn khéo trong vấn đề liên quan đến tiền bạc, bao gồm việc tiêu tiền và đầu tư tiền như thế nào.
Sai lầm 9: Không ưu tiên các phúc lợi tài chính của bản thân
Thói quen của phụ nữ là thường xuyên lo lắng cho mọi người thay vì dành thời gian quan tâm đến chính những nhu cầu của bản thân.
Nếu bạn muốn một cuộc sống không lo âu về tiền, phúc lợi tài chính của bạn phải được coi trọng.
Bí quyết hành động:
– Sắp xếp thời gian để “làm giàu“. Mỗi ngày hãy để ra một giờ, để đọc một cuốn tạp chí đầu tư, tìm hiểu thông tin trên mạng, trò chuyện với bạn đời hoặc một thành viên trong gia đình về vấn đề tài chính. Hãy cố định thời gian đó, và đừng để bất cứ lý do nào trì hoãn nó.
– Hãy tỉnh táo khi sử dụng thời gian. Trước khi đồng ý làm gì đó cho ai, hãy cân nhắc về những thứ bạn sẽ mất đi và suy nghĩ về việc liệu bạn có sẵn sàng trả giá đó không.
– Hãy cho phép bản thân ích kỷ. Không ai có thể chăm sóc bạn tốt hơn chính bạn. Và chăm chút cho chính mình thì chẳng có gì là sai cả. Thỉnh thoảng bạn cần ích kỷ một chút để thấy mình hoàn toàn độc lập.
Sai lầm 10: Lựa chọn kiểu cách mù mờ về tài chính
Những lý do khiến phụ nữ vẫn ở trong tình trạng thiếu hiểu biết về tài chính: không có thời gian học về đầu tư hay tập trung vào tiền bạc của mình; không quan tâm đến các vấn đề tài chính; học từ các bà mẹ của mình rằng “sự mù mờ về tiền” sẽ khiến phụ nữ trở nên hấp dẫn hơn trước đàn ông. Dù vì bất kỳ lý do gì, bạn có thể để cho người khác điều khiển tương lai tài chính của bản thân?
Bí quyết hành động:
– Cho phép mình nghỉ làm việc hoàn toàn từ 3-6 tháng.
– Thảo luận về tiền bạc. Mỗi tuần nên có một cuộc trò chuyện về tiền, tốt nhất là với những người có am hiểu về nó.
– Bắt đầu tiết kiệm. Hãy tập thói quen tiết kiệm, chẳng bao lâu sau bạn sẽ nhận ra rằng sự tích luỹ là một việc làm tốt đẹp.
Sai lầm 11: Trở thành con đà điểu tài chính
Bị bỏ lại một mình mà không được chuẩn bị về mặt tài chính là một vấn đề. Không có khả năng quản lý tài sản được kế thừa lại là vấn đề khác.
Trong bất kỳ trường hợp nào, câu hỏi đặt ra cho bạn là: “Liệu bạn có nắm rõ về tình hình tài chính của gia đình để cùng tham gia vào quản lý và kế thừa hay không?”. Nếu câu trả lời là không, bạn sẽ phải ra khỏi ghế hậu và ngồi vào vị trí của người điều khiển.
Bí quyết hành động:
– Hãy thảo luận về khó khăn ngay từ bây giờ. Mọi người thường không thích nói về điều gì sẽ xảy ra nếu có ai đó chết, vì làm như vậy khiến họ có cảm giác phải đối đầu với đạo đức của bản thân. Tuy nhiên, nếu không có các cuộc thảo luận này, bạn sẽ không thể chuẩn bị những điều cần thiết để tự chăm sóc bản thân khi gặp phải tình huống xấu nhất.
Hãy nói với người bạn đời của mình về việc chuẩn bị một bản di chúc hoặc giấy ủy thác, về việc phân bổ tài sản. Tương tự, hãy thảo luận với nhau về tình hình tài chính hiện tại và các khoản đầu tư của gia đình.
Sai lầm 12: Chỉ giữ cái tôi, không quản lý tài sản
Tấn công là thái độ mà đàn ông thể hiện khi những ý kiến của họ bị nghi vấn hoặc khi họ cảm thấy bất an về khả năng nuôi sống gia đình. Họ tiếp tục tấn công để khiến bạn có cảm giác rằng bạn đã làm sai điều gì đó hoặc là bạn không hề biết mình đang nói về vấn đề gì. Đừng vì tránh làm tổn thương cái tôi của ai đó mà từ bỏ tiếng nói của mình trong các vấn đề tài chính. Nếu bạn làm vậy, tức là bạn chỉ đang kéo dài thời gian để trở nên độc lập về tài chính mà thôi.
Bí quyết hành động:
– Tách biệt giữa hành động và người thực hiện. Khi bạn thảo luận về vấn đề tiền bạc, hãy tập trung vào các sự kiện chứ không phải quan tâm đến những đặc điểm tính cách.
– Tranh thủ sự ủng hộ của phái trung lập hay bên đứng ngoài cuộc. Khi bị bế tắc, hãy tham khảo kinh nghiệm từ những chuyên gia để được giúp có một quyết định khách quan. Hãy nhớ, tập trung vào vấn đề chứ không phải cá nhân một ai đó.
Sai lầm 13: Không tin vào trực giác của mình
Rất nhiều phụ nữ đã biểu lộ sự nghi ngờ về trực giác của mình. Lý do là vì một ai đó đã cho họ lời khuyên và họ nghĩ rằng người này chắc chắn biết nhiều hơn họ.
Trực giác là sự tổng hợp tất cả những kinh nghiệm, kiến thức, những quan sát và những cảm xúc của chúng ta. Như vậy, nó là một thứ rất đáng để trân trọng và nghe theo. Bạn càng sử dụng nó nhiều, nó càng trở nên chuẩn xác.
Bí quyết hành động:
– Hãy tin tưởng vào trực giác của bạn.
– Đừng sợ phải nói “không, cảm ơn”. Nếu một ai đó khiến bạn cảm thấy tội lỗi vì không làm theo điều mà anh ta nghĩ là một ý kiến hay, hãy giữ vững lập trường của mình. Bạn thậm chí không phải đưa ra một lý do nào cả, chỉ cần nói “không, cảm ơn” thật nhiều lần cho đến khi người kia nhận được thông điệp của bạn.
– Thỉnh thoảng hãy có những khoảng dừng. Đừng chấp nhận sự thúc giục của một ai đó. Nếu bạn không bị thuyết phục rằng đó là một ý kiến hay, hãy dành thời gian để nghiên cứu sâu hơn về nó.
– Đánh giá những thời điểm tốt nhất để không làm gì cả. Chúng ta không thể có quyết định tốt nhất trong những khoảng thời gian đầy cảm xúc. Hãy cho mình một khoảng thời gian để đau buồn và chữa lành vết thương trước khi chú tâm vào các vấn đề tài chính.
Sai lầm 14: Tin tưởng không đúng người
Những phụ nữ được thừa kế tài sản sau khi chồng qua đời, người thân mất hoặc sau khi ly hôn rất dễ tin tưởng lầm người. Trong trường hợp này, tinh thần của họ rất dễ xao động và có xu hướng trở thành con mồi của người đầu tiên quan tâm đến họ.
Bí quyết hành động:
– Lựa chọn một nhà tư vấn mà bạn tin tưởng. Nền tảng cho bất kỳ mối quan hệ tài chính nào cũng là sự tin tưởng. Nhưng nếu chỉ dựa trên những kết quả nói riêng thì chưa đủ để bạn nên tin tưởng ai đó.
– Lựa chọn người có tầm hiểu biết rộng. Một nhà tư vấn tài chính giỏi sẽ đảm bảo việc luân chuyển tài sản theo mong muốn của bạn bằng những công cụ hiệu quả nhất có thể, chứ không chỉ đơn thuần là bán cổ phiếu, trái phiếu hoặc quỹ tín thác.
– Hãy hỏi bản thân mình xem bạn có kết thúc cuộc phỏng vấn sau khi đã cung cấp được nhiều thông tin hơn so với lúc bạn bắt đầu tham gia không. Không phải lúc nào mục tiêu cũng là chuyển tiền của bạn cho một ai đó với mong chờ a/cô ta sẽ làm sinh sôi cho bạn. Nếu bạn có cảm giác mình đang tham gia một cuộc gặp gỡ với mục đích bán hàng, nơi có những nhà tư vấn nói nhiều hơn là lắng nghe, bạn hãy coi nó như là một báo động đỏ.
– Có thể lựa chọn các công ty tư vấn miễn phí. Bởi vì các công ty này vận hành với niềm tin rằng việc đào tạo bạn, hiểu rõ nhu cầu của bạn và phát triển uy tín là mục tiêu sống còn cho một mối quan hệ tài chính thành công, và một khi đã làm được như vậy, đương nhiên công ty sẽ nhận được khoản hoa hồng vào một ngày không xa. Và hãy nhớ: Các khoản lệ phí cần phải minh bạch.
Sai lầm 15: Sống cùng nhau trước khi thảo luận về tài chính
Dù bạn đang ở độ tuổi 25 hay 75, việc sống chung với người khác cũng không có gì là sai cả. Có thể bạn cảm thấy hơi thiếu tế nhị khi chủ động đề cập đến vấn đề tài chính, nhưng nếu mối quan hệ của bạn không thể tiếp tục sau việc này, thì bạn nên cảm ơn những ngôi sao may mắn của mình vì bạn đã can đảm đưa ra vấn đề để thảo luận từ trước.
Bí quyết hành động:
– Thảo luận về những tài sản, những khoản nợ nần và những hình thức bảo vệ tài sản, như: ai sở hữu cái gì, ai sẽ trả những món nợ chung, cách thức chia sẻ những chi phí sinh hoạt trong nhà. Cách làm này có thể rất không lãng mạn, nhưng bạn có thể phải gánh chịu nguy cơ mất đi nguồn của cải đáng kể nếu không làm như thế.
– Giữ khoản tiết kiệm hoặc tài khoản séc của riêng mình. Trong hầu hết các mối quan hệ, luôn có sự chênh lệch về thu nhập, và chuyện này chỉ đơn giản là vì sẽ không công bằng nếu ai đó sống vượt quá những gì mình kiếm được.
Sai lầm 16: Tạo điều kiện cho một người cha ăn bám trốn tránh trách nhiệm của mình
Gánh nặng của việc nuôi con sau ly hôn thường đặt lên vai phụ nữ. Để có được sự trợ cấp tài chính cho việc nuôi con là không hề dễ dàng. Nhưng đây không còn là mối quan hệ giữa bạn với chồng cũ nữa, giờ nó là vấn đề của sự công bằng, thích đáng và đúng đắn.
Bí quyết hành động:
– Tranh thủ sự hỗ trợ về tình cảm. Hãy chứng tỏ rằng bạn không muốn làm tăng xung đột với người chồng cũ, mà chỉ muốn có sự hỗ trợ về tình cảm cho việc giành lấy nguồn tài chính cần thiết.
– Mua bảo hiểm nhân thọ, và chắc chắn rằng bạn đứng tên với tư cách người thụ hưởng.
– Giữ lại những tài liệu ghi chép hữu ích. Việc này sẽ đảm bảo rằng bạn có những tài liệu đầy đủ trong trường hợp gặp phải những rắc rối về pháp luật.
Sai lầm 17: Không quan tâm tới những tài sản vật chất hiện có của mình
Chúng ta thường quá bận rộn với việc chăm lo cho nhu cầu và tài sản của người khác nên thường thờ ơ với chính bản thân mình. Chúng ta không có thời gian để đem cái váy đắt tiền trong tủ đến thợ may sửa lại, chúng ta không sử dụng các dụng cụ chăm sóc sức khỏe (đi xe đạp, sử dụng mấy chạy bộ…). Tất cả là bởi vì chúng ta đã đặt những ưu tiên cho bản thân mình ở cuối danh sách những gì cần làm.
Bí quyết hành động:
– Nắm giữ cổ phần của những tài sản vật chất thuộc về bạn. Bạn đã làm việc chăn chỉ để mua được nhà, xe hơi, vật dụng và những đồ trang trí khác. Hãy coi chúng là một phần trong danh mục tài sản của bạn, cũng giống như những khoản đẩu tư khác vậy.
– Dành ra một ngày để bảo vệ những tài sản của bạn.
– Đầu năm, hãy sắp xếp kế hoạch cho những công việc bảo trì thường xuyên. Viết ra những cam kết lên trên lịch để đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ thực hiện những việc này.
– Bảo vệ mình khỏi những kẻ cắp thông tin nhận dạng cá nhân.
– Thuê người giúp đỡ.
Sai lầm 18: Không chăm lo cho tài sản quan trọng nhất: Bản thân bạn
Chăm sóc thể lực và trí tuệ là điều cần thiết để có được sự dẻo dai về thể chất và cảm xúc, giúp bạn quản lý và tận hưởng sự thịnh vượng của mình. Có gì là hay nếu bạn đạt được các mục tiêu tài chính nhưng lại không có đủ sức khỏe để đồng hành cùng nó?
Bí quyết hành động:
– Sắp xếp kế hoạch cho việc kiểm tra sức khỏe, chụp quang tuyến vú và khám phụ khoa khi gần đến ngày sinh nhật. Hãy nhắc nhở mình rằng đã đến lúc làm những việc khẩn cấp đó – và đây cũng là một cách tuyệt vời để tưởng thưởng chính bạn.
– Tham gia một môn thể dục thể thao.
– Đi bộ hàng tuần.
– Hãy chọn địa điểm nghỉ ngơi tiếp theo của bạn là ở một spa chăm sóc sức khỏe.
– Tạo ra một sở thích.
Phụ nữ thông minh phải biết tiêu tiền (phần 1)
Phụ nữ thông minh phải biết tiêu tiền (phần 3)
(còn tiếp)
Nguồn: Doanhnhansaigon