Phụ nữ thông minh phải biết tiêu tiền (phần 3)

Chương 4 – Tiêu tiền một cách khôn ngoan

Chẳng có thời điểm nào là không tốt cho việc đi mua sắm cả. Nhưng dù sao, tiêu tiền bừa bãi cũng là một cản trở lớn trong việc đạt được những mục tiêu tài chính.

Sai lầm 19: Chìm trong nợ nần

Nghiên cứu về lý do tại sao mọi người lại tích lũy nợ nần cho thấy tình trạng này có dính líu nhiều đến sự tự tôn của họ hơn là liên quan đến số tiền họ kiếm được.

Bí quyết hành động:
– Chỉ sử dụng tiền mặt trong một tuần.
– Chỉ sử dụng một thẻ tín dụng. Một tấm thẻ Visa sử dụng cho tất cả các mục đích hay thẻ đa năng MasterCard là đủ. Cũng được thôi nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng cho công việc, bạn có thể có hai thẻ – một là để chi trả cho những khoản cá nhân, một là cho công việc.
– Trả phí cho tất cả các thẻ tín dụng mỗi tháng.
– Chỉ đi đến cây rút tiền tự động mỗi tuần một lần.

Sai lầm 20: Tiêu tiền để giải tỏa cảm xúc

Có hai loại chi tiêu cảm tính. Một loại  là kiểu mua sắm những thứ hấp dẫn đối với bạn và mang lại cảm xúc. Loại còn lại là sử dụng tiền để giải tỏa tâm lý. Sai lầm này tập trung vào loại thứ hai.

Chi tiêu cảm tính là một cách thức ngắn hạn để giải quyết vấn đề mang tính dài hạn. Thiếu khả ngăn năng chặn nhận diện cảm xúc khiến bạn mua sắm cảm tính sẽ góp phần đẩy bạn lấn sâu hơn vào lối đi tốn kém này.

Bí quyết hành động:
– Hãy kiểm tra kỹ suy nghĩ và cảm xúc.
– Đừng đi mua sắm khi bạn đang cảm thấy bị tổn thương tình cảm.
– Loại bỏ sự bốc đồng trong chi tiêu.
– Tìm kiếm sự giúp đỡ của những chuyên gia tâm lý.

Sai lầm 21: Mua hàng theo cảm tính

Đa số chúng ta đều có trải nghiệm chi ra một khoản tiền lớn, sau đó nhận ra rằng mình đã mắc sai lầm. Hầu như bất kỳ việc gì được thực hiện khi có sự điều khiển của cảm xúc đều khiến bạn cảm thấy ân hận về sau.
Bí quyết hành động:
– Học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè hoặc người thân.
– Yêu cầu có thêm thời gian suy nghĩ.
– Đừng bao giờ sử dụng tiền tiết kiệm hay quỹ hưu trí để thực hiện việc mua sắm cảm tính.
– Nhận thức về việc mua sắm cảm tính. Trước khi trả tiền, hãy nghĩ xem liệu cái giá đó có tương xứng với giá trị của món đồ không.
– Đừng vội đặt cọc hay sắp xếp một cuộc giao hàng nhanh chóng.

– Hiểu rõ bản chất của chiêu thức “sử dụng thử 30 ngày miễn phí tại nhà”. Sau khi họ vận chuyển và lắp đặt cái máy chạy bộ mới, đệm và gối mát xa, hay hệ thống âm thanh, bạn có thực sự nghĩ tới việc sẽ tháo nó ra và trả lại không? Đương nhiên là không. Và người bán hàng cũng vậy. Họ không đề cập tới việc họ sẽ đến và lấy lại nó! Hãy khoanh vùng những cửa hàng có bán thứ mà bạn định mua. Nếu nó có gian phòng trưng bày, hãy đến xem và khảo giá, sau đó mới cân nhắc đến việc mua nó.
– Cân nhắc xem bạn sẽ phải làm việc bao nhiêu giờ để có đủ tiền mua món đồ đó.

Sai lầm 22: Mua sắm 24/7

Mạng Internet có thể là một phương án tiết kiệm thời gian tuyệt vời. Tuy nhiên, điều không hợp lí ở đây là bạn có thể làm việc này vào thời điểm mà bạn không kiếm được chút tiền nào!

Bí quyết hành động:
– Hãy tắt máy tính khi bạn đã làm xong việc cần làm hoặc đã kiểm tra xong hòm thư.
– Đọc một cuốn sách. Thời gian đọc một cuốn sách hay còn có giá trị hơn và thậm chí an toàn hơn nhiều so với thời gian lướt các trang web mua sắm.
– Thiết lập một giới hạn. Đặt ra một giới hạn chi tiêu. Khi bạn tiến đến giới hạn đó, hãy cất thẻ tín dụng của bạn đi.
– Tránh xa những trang web có thể dễ dàng khiến bạn chi tiền.
– Đặt lệnh cho chiếc điều khiển từ xa để không dừng lại ở những kênh mua sắm.
– Đọc catalogue. Hãy cứ đọc nó, đánh dấu những trang có chứa sản phẩm mà bạn quan tâm, sau đó bỏ qua chúng tầm một đến hai tuần, cân nhắc xem bạn có còn thật sự cần những sản phẩm đó hay không.

Sai lầm 23: Mua sắm bốc đồng

Một thất bại của nhiều phụ nữ chính là không có khả năng điều chỉnh sự chi tiêu bốc đồng. Khi chúng ta có thói quen mua sắm bốc đồng, những người bán hàng thực sự điều khiền được chúng ta. Họ biết được tâm lý của người mua và biết rằng sức mạnh ý chí cũng không tác dụng gì trong thời điểm này.

Bí quyết hành động:
– Lên danh sách những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.
– Tạo thói quen cân nhắc về tất cả những sản phẩm trị giá trên 250 đô la.
– Chỉ giữ lại những cuốn catalogue mà bạn thực sự cần.

Sai lầm 24: Những cuộc mua sắm vì cảm giác ăn năn

Sự ăn năn! Nó khiến chúng ta làm những thứ mà chúng ta không thường làm và mua những thứ mà chúng ta chắc chắn không có khả năng chi trả. Sự ăn năn bắt nguồn từ việc hối tiếc về một quyết định chúng ta đưa ra hoặc một hành động chúng ta đã làm, nhưng nó là sự trừng phạt bản thân và không thể được sửa chữa bằng tiền.

Bí quyết hành động:
– Hãy cân nhắc những phương pháp thay thế cho những món quà của sự ăn năn. Một món quà tự làm, một bữa ăn được chuẩn bị chu đáo, hay khoảng thời

gian bên nhau có thể ý nghĩa hơn nhiều so với những món quà đắt tiền.
– Nói về sự khác biệt trong việc tặng quà. Thay vì đoán già đoán non rằng những người khác rất thất vọng vì món quà rẻ tiền mà anh ta hay cô ta nhận được từ bạn, hãy nói về cảm giác của bạn.
– Xác định giới hạn chi tiêu trước khi đi nghỉ hè hoặc trước các sự kiện cần tặng quà.
– Đừng cố gắng đền bù cho khoảng thời gian xa nhà để kiếm sống bằng việc mua những món quà.

Sai lầm 25: Đền bù khoảng thời gian đã mất

Bạn không thể đền bù cho khoảng thời gian đã mất bằng cách tiêu tiền được. Sống một cuộc sống giàu sang là sống thực sự chứ không phải là để tiêu xài.

Bí quyết hành động:
– Hãy hỏi bản thân mình xem bạn đang cố gắng thu hút ai.
– Quay trở về với những giá trị bản thân.
– Lên kế hoạch cho việc chi tiêu khoản tài sản thừa kế.

Sai lầm 26: Không phân biệt giữa mong muốn và nhu cầu

Đàn ông có xu hướng mua những thứ có giá trị lớn, nhưng số lần giao dịch ít hơn nhiều. Phụ nữ thường thích mua những thứ mà họ muốn và vào thời điểm mà họ muốn.

Bí quyết hành động:
– Hãy tỉnh táo phân biệt giữa mong muốn và nhu cầu.
– Đừng có thử nó. Đem cái áo đó vào phòng thử chính là biến cái áo đó thành của mình.
– Tránh xa các trung tâm mua sắm.
– Tập trung vào những thứ tự ưu tiên của bạn.

Sai lầm 27: Đầu hàng trước áp lực xã hội

Một người nào đó tặng quà cho bạn trị giá khoảng 50 đến 100 đô la, bạn có thể có cảm giác rằng bạn cũng phải đáp lại món quà có giá trị tương tự.

Một dạng áp lực xã hội khác là nhu cầu “giữ hình tượng”. Bất kỳ khi nào bạn tiêu tiền nhiều hơn dự định, tức là bạn đang phải chịu áp lực xã hội.

Bí quyết hành động:
– Theo dõi ngân quỹ của bạn.
– Lựa chọn trong đầu những món quà gắn với từng người.
– Tổ chức những hoạt động ngoài trời để tất cả mọi người cùng tham gia.

Sai lầm 28: Hội chứng công việc đầu tiên

Những phụ nữ trẻ mới ra trường khi nhận được khoản thù lao đầu tiên thường không tránh khỏi sai lầm này. Nó được coi là “khoản tiền chùa”. Họ tiêu nó!

Bí quyết hành động:
– Lên kế hoạch cho những “khoản tiền bốc đồng”. Hãy cho phép mình trích một phần nhỏ từ phần còn lại của thu nhập sau khi chi trả các hoá đơn để sử dụng nó như “khoản tiền bốc đồng”. Tiêu nó vào bất cứ thứ gì bạn thích, nhưng một khi đã tiêu hết thì không được phép trở lại cây rút tiền ATM nữa.
– Tạo thói quen tiết kiệm một phần thu nhập của bạn.

Sai lầm 29: Tiêu tiền để tiết kiệm tiền

Bạn mua sáu hộp ngũ cốc cỡ lớn vì nó giúp bạn tiết kiệm được 25 đô la so với việc mua từng hộp riêng lẻ ở cửa hàng rau quả. Đương nhiên kết cục là bạn phải ném đi một nửa số hộp đó vì nó bị hỏng trước khi bạn có thể sử dụng.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ có xu hướng mua đồ giảm giá gấp năm lần đàn ông và mua những thứ họ không cần gấp 2 lần đàn ông.

Bí quyết hành động:
– Quyết định giá trị thực sự của những món đồ giảm giá.
– Thẻ tín dụng – bạn có thể ra khỏi nhà mà không cần có chúng.
– Theo dõi những khoản chi tiêu ngoài dự tính.

Sai lầm 30: Không dành thời gian để nghiên cứu

Dù mua một chiếc xe hơi hay một cái máy tính, bạn không nên chi ra bất cứ số tiền nào mà bạn khó khăn lắm mới kiếm được trước khi bạn biết chắc chắn là bạn đã có được mức giá tốt nhất.

Bí quyết hành động:
– Tìm kiếm trên mạng những trang web cho phép bạn so sánh giá cả.
– Hãy đợi đến lúc giảm giá.
– Tận dụng những lời tiếp thị “không thích, không trả tiền”.
– Truy cập những trang bán hàng trực tuyến để tham khảo giá cả.
– Đàm phán.
– Thận trọng với những mặt hàng trang trí.

Sai lầm 31: Không quan tâm đến hàng giảm giá, tiền trả lại và những lựa chọn ưu đãi

Bạn có thể biết cách thức hoạt động của chương trình khuyến mãi nhưng lại không dành thời gian để đăng ký tham gia.

Bí quyết hành động:
– Dành thời gian để hoàn thành bản đăng ký giảm giá.
– Chọn loại thẻ tín dụng không mất phí hoặc tốn ít phí hàng năm.
– Kiểm tra những chương trình ưu đãi trực tuyến.

Sai lầm 32: Không lựa chọn đúng phương pháp tài chính liên quan đến xe cộ

Rất nhiều phụ nữ thường quyết định mua xe trong khi họ chỉ nên thuê nó. Và ngược lại, nhiều người lại chọn phương án thuê xe khi họ nên mua nó nếu cẩn trọng hơn về vấn đề tài chính.

Thuê xe có thể là một ý kiến hay, nhưng nó ẩn chứa rất nhiều nguy cơ.

Bí quyết hành động:
– Đừng đưa ra quyết định tài chính về xe cộ mà chỉ dựa trên thu nhập hàng tháng. Một chiếc xe chắc chắn sẽ làm tốn tiền của bạn dù là bạn thuê hay mua nó. Nếu bạn không thể trả những khoản chi phí liên quan đến chiếc xe, bạn cũng không thể nào có khả năng mua nó được. Hãy lựa chọn những thứ bạn có thể chi trả mà không làm ảnh hưởng đến nguồn tài chính của bạn.
– Hãy xem xét hợp đồng khi bạn ký hợp đồng thuê xe. Bạn hoàn toàn phải hiểu rõ hợp đồng thuê xe, những chi phí tiềm ẩn, tỷ lệ lãi suất và chi phí khi hết hạn hợp đồng, và bạn cũng nên dự đoán chính xác bản chất của việc ưu đãi và khả năng chịu đựng của chiếc xe.
– Hoàn thành công việc công việc nhà của bạn. Dù thực hiện bất kỳ cuộc mua bán nào, bạn phải chắc chắn là mình đã dự trù số tiền phải chi trả để không tiêu vượt quá ngân quỹ của mình.

Phụ nữ thông minh phải biết tiêu tiền (phần 1)

Phụ nữ thông minh phải biết tiêu tiền (phần 2)