Bảy ngày để định hướng vận mệnh của bạn (Phần 2)

RÈN LUYN TH CHT, SC KHE LÀ NN TNG CA HNH PHÚC

Ngày Hai

* Mc tiêu ca bn: 

Cũng như bn đã hc cách luyn tp h thn kinh đ to ra nhng thái đ mang li cho bn nhng kết qu mong mun, vn mnh ca th xác và kinh nghim ca bn da vào cũng tùy thuc cách luyn tp vic chuyn hóa và vn đng cơ bp đ to ra năng lưng và sc do dai như bn mong ưc.

Mục tiêu của anh ta là phá một kỷ lục thế giới. Trong suốt 11 ngày tập luyện căng thẳng, anh liên tục chạy 21 giờ mỗi ngày và chỉ ngủ 3 giờ mỗi tối, thử thách tinh thần cũng khắc nghiệt không kém thử thách thể chất: anh phải di chuyển từ thế giời quen thuộc hàng ngày mà anh đã sống từ nhỏ để bước sang một thế giới mà mục tiêu hàng đầu của anh là bước tiến kế tiếp. Anh bỏ nhiều năm không chỉ luyện tập thể xác mà cả tinh thần của mình. Mục tiêu anh nhắm tới là gì? Chứng minh nguồn tiềm năng thể chất vô hạn mà mỗi người cất giữ nơi mình. Bằng việc phá vỡ kỷ lục 1.000 dặm trong 11 ngày 19 giờ, trung bình 84 dặm một ngày. Stu Mittleman đã chứng minh rằng nếu biết cách điều khuyển tinh thần và thể xác của mình, người ta có thể tạo ra kết quả vượt xa những gì xã hội coi là con người có khả năng làm được. Mục đích vủa chương trình này là chia sẻ với bạn những bí quyết cơ bản đã tạo ra sức mạnh cho Stu Mittleman để rèn luyện mình hoàn thành nhiệm vụ tuyệt vời này. 

Tôi đã nhiều năm tìm hiểu những con người mà tôi coi là những bậc thầy trong lãnh vực chuyên môn của họ – sức khỏe thể chất và sự dẻo dai, đây là một tiêu điểm quan trọng đối với cuộc đời tôi trong suốt một thập niên. Khi bắt đầu cuộc nghiên cứu tôi bị hoang mang vì sự rối loạn của các quan điểm đối nghịch nhau do những chuyên gia có trình độ ngang nhau phát biểu. Để dung hòa các ý kiến trái ngược nhau đó, tôi lấy kết quả làm tiêu chuẩn số một. Những ai thường xuyên có kết quả có chất lượng là những người để tôi theo đuổi và học hỏi. Thế nên một bác sĩ chuyên gia tư vấn về sức khỏe cho bệnh nhân mà chính ông chỉ nặng 30kg thì khó làm tôi tin; tương tự, tôi phải nghi vấn về trình độ của một chuyên viên thể dục thể hình mà thân hình của chính cô ta coi cằn cỗi và mỗi khi tập luyện thì đầy những thương tích trên người.

Lần đầu tiên khi tôi nghe kể về Stu Mittleman và những thành tích của anh, tôi thực sự bị cuốn hút, nhất là khi được nghe kể thêm là tất cả những người chứng kiến thành tích của anh đều nói rằng, lúc anh đạt mức 1.000 dặm thì trông còn khỏe hơn lúc mới xuất phát! Anh không hề bị chấn thương nào – một vết da bị giộp cũng không! Diều gì đã giúp anh có thể gia tăng tối đa tiềm năng cơ thể mà không làm nó bị tổn thương?

Chắc hản Stu đã chuẩn bị rất kỹ cho cuộc chạy của mình. Anh có bằng thạc sỹ về tâm lý học thể dục, xã hội học và tâm lý học xã hội học và đang chuẩn bị luận án tiến sĩ về sinh lý học thể dục ở đại học Columbia. Nhưng kiến thức quý báu nhất đối với anh là phân biệt rõ sức khỏe và sự dẻo dai không phải là một.

Dẻo dai là “khả năng thể chất để thực hiện các hoạt động thể dục”. Ngược lại, sức khỏe là “tình trạng mọi bộ phận trên cơ thể đều hoạt động một cách tối ưu: thần kinh, cơ bắp, xương cốt, tuần hoàn, tiêu hóa, bạch huyết…”.  Nhiều người cho rằng, sự dẻo dai đòi hỏi phải có sức khỏe nhưng thực tình chúng không nhất thiết đi đôi. Bạn có thể đạt được thế cân bình tối ưu giữa sức khỏe và sự dẻo dai nhờ việc luyện tập hoạt động chuyển hóa của bạn. Chúng ta có thể tập luyện tâm trí và cơ bắp thế nào, thì cũng có thể luyện tập hoạt động chuyển hóa của mình như vậy.

Sự khác biệt lớn nhất của sức khỏe và sự dẻo dai là ở chỗ hiểu được sự khác biệt giữa việc luyện tập thân khí và kỵ khí, giữa sự chịu đựng và sức mạnh. Thân khí là việc luyện tập cường độ vừa phải nhưng kéo dài trong một thời gian. Ngược lại, kỵ khí nói đến việc luyện tập tạo ra những đợt sức mạnh ngắn ngủi. Nhiều người bẩm sinh đã có hệ thân khí hoàn chỉnh. Họ dường như có thể ăn bất cứ thứ gì mà vẫn không bị béo phì.

Chúng ta đang sống trong xã hội kỵ khí quá nhiều, thân khí quá ít, ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe của chúng ta. Trong xã hội công nghiệp và hiện đại, người ta trở nên ít hoạt động. Cho nên chúng ta có nhu cầu luyện tập thể dục để bù đắp vào chỗ thiếu cho tình trạng ít hoạt động. Tiếc thay, nhiều người tuy có ý hướng tốt, kể cả vận động viên điền kinh, đang ngày càng trở nên kém sức khỏe hơn qua việc học tập. Lý so là vì quá nóng ruột muốn đạt hiệu quả cao trong thời gian ngắn nhất, tạo nên thế quân bình không hợp lý giữa sức khỏe và sự dẻo dai, đồng thời phải gánh chịu hậu quả.

Stu Mittleman quả quyết với chúng ta rằng chúng ta có thể duy trì và cải thiện được sức khỏe và sự dẻo dai của mình cho tới tuổi già. Điều quan trọng trong lãnh vực này không phải là thời gian mà là quyết tâm của chúng ta trong việc tạo một nếp sống phát triển sức khỏe.

Quote: “Thân thể con người là hình ảnh đẹp nhất của linh hồn con người” – Ludwic Wittgenstein

Sáng nay, bạn đã tập luyện gì cho việc tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai chưa? Hãy để lại lời bình bên dưới!

Trích: Đánh thức con người phi thường trong bạn – Anthony Robbins

Nhận thông tin và bài viết về động lực sống mỗi ngày từ Ngọc Anh

 

Xem lại phần 1: https://phamngocanh.com/thư-viện/bảy-ngày-để-định-hướng-vận-mệnh-của-bạn-phần-1/