4 bước chi tiêu hợp lý trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế

Quản lý tài chính là một môn học mà không được giảng dạy ở trường học nhưng nó lại là một chủ đề, một kỹ năng được gắn bó mật thiết với cuộc sống của bạn sau này. Dưới đây là 4 bước giúp bạn quản lý tiền bạc hiệu quả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

1. Lựa chọn giữa thuê và mua

Bạn có khi nào mua một đĩa DVD chỉ để cho nó thu thập bụi trong nhiều năm mà không sử dụng nó không? Sách, tạp chí, DVD, công cụ … hay dụng cụ thể thao tất cả những thứ đó bạn có thể thuê với một lượng tiền nhỏ. Đi thuê thường giúp bạn tiết kiệm những rắc rối về bảo trì và thường làm cho bạn dễ dàng điều chỉnh các mặt hàng tốt hơn.

quan-ly-tien-bac-1

Nhưng bạn cũng không nên thuê một cách mù quáng. Nếu bạn sử dụng một món đồ gì đó trong một khoảng thời gian dài, thì mua sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn.  Bạn nên thực hiện một cuộc phân tích đơn giản để xem liệu thuê hay mua sẽ đem lại lợi ích cho bạn.

2. Chỉ chi tiêu những gì bạn cảm thấy cần thiết, không phải những gì bạn hy vọng để thực hiện.

Bạn có thể nghĩ rằng mình là một người có thu nhập hàng tháng cao và bạn có thể chi tiêu thỏa thích những gì bạn muốn. Chính vì vậy hàng tháng số tiền bạn tiết kiệm được chẳng là bao.

quan-ly-tien-bac-4

Nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc lớn nhất của chi tiêu là: ” Trừ khi đó là một trường hợp khẩn cấp, chỉ tiêu tiền vào những việc bạn cảm thấy quan trọng, chứ không phải tiêu tiền vào những sở thích cá nhân của bạn”. Điều này sẽ giúp cho bạn thoát khỏi nợ nần và lập kế hoạch tốt cho tương lai.

3. Cố gắng trả hết nợ

Khi thị trường chao đảo, báo chí sẽ ngập tràn tin tức về việc ai mua gì, bán gì, đầu tư ở đâu. Nhà đầu tư thông thường sẽ vội vàng lấy tiền mặt để đầu tư vào trái phiếu, rồi lại bán trái phiếu để mua chứng khoán và sau đó lại bán tống bán tháo cổ phiếu để quay về tiền mặt và trái phiếu rồi vòng lẩn quẩn này cứ mãi tiếp diễn như thế. Thay vì vướng vào những kế hoạch làm giàu nhanh chóng không thực tế này, tốt nhất bạn nên tập trung xử lý hết các khoản nợ của mình.

quan-ly-tien-bac-3

Nếu đang mắc nợ trong thời kỳ suy thoái, thì trả tiền cho chủ nợ có khi chính là việc “ra tiền” nhất mà bạn có thể làm. Trả hết một khoản vay lãi suất 5%, nghĩa là bạn được “lời ra” 5% so với trước đó . Nếu lúc đó thị trường đang suy thoái thậm tệ thì “lợi suất” 5% này của bạn có khi còn vượt xa chỉ số tăng trưởng trên sàn chứng khoán.

4. Đầu tư không ngoan

Khi nền kinh tế suy thoái, giá trị cổ phiếu trong danh mục đầu tư của bạn cũng sẽ ở thế giằng co. Mặc dù bạn biết rằng mình không nên đưa ra các quyết định bốc đồng trong thời kỳ tệ như vậy, nhưng nên nhớ suy thoái cũng là cơ hội để có những thông tin hữu ích nhất về thị trường. Khi thị trường thuận lợi, ngay cả những công ty làng nhàng và thậm chí yếu kém vẫn có thể phát triển vậy nên khi khủng hoảng kinh tế diễn ra, các công ty này mới lộ ra sơ hở. Bạn có thể học hỏi rất nhiều từ cách thức các công ty phản ứng với suy thoái. Các công ty tiếp tục có lãi (hoặc ít nhất là bị lỗ với tốc độ chậm hơn) trong thời kỳ suy thoái thường tận dụng lợi thế của sự xuống giá để mở rộng hoạt động kinh doanh và mua tài sản với giá rẻ.

quan-ly-tien-bac-2

Tiền mặt, giống như quỹ dự phòng cá nhân của bạn, là một trong những cách đo lường “sức khỏe” một công  ty khi lợi nhuận sụt giảm. Lúc này đây bạn sẽ rất dễ nhận diện các công ty phát triển quá nóng trong thời gian kinh tế thuận lợi bởi lúc này họ sẽ buộc phải động đến quỹ dự trữ tiền mặt. Hãy vẫn thường xuyên kiểm tra danh mục đầu tư của mình; tuy nhiên, hãy lưu ý xem công ty đó đang xử lý vấn đề thế nào và liệu chăng họ có đang dùng cạn quỹ tiền mặt dự phòng hay không. Nếu bạn thấy công ty vẫn đang vận hành tốt, thì đây chính là thời cơ tốt mua vào với giá rẻ. Còn nếu không, thì đừng dại gì mà giữ lại cổ phiếu công ty đó, thay vào đó hãy tận dụng tiền mặt từ những cổ phiếu này vào việc hữu ích hơn.