Làm sao để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả là câu hỏi nhiều người băn khoăn và mong muốn tìm kiếm giải pháp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời với 06 gạch đầu dòng đơn giản và hiệu quả.
1. Xác định tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Nhiều người có tư tưởng rằng: “Tôi làm còn chưa đủ ăn, làm sao nói tới chuyện tiết kiệm hay quản lý tài chính”, “Khi nào có tiền tôi sẽ tiết kiệm” hay “Việc tiết kiệm tiền khiến tôi không thoải mái”…. Có hàng trăm, hàng ngàn lý do được đưa ra để bào chữa cho việc mọi người KHÔNG quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
Tuy nhiên, chính suy nghĩ này khiến mọi người gặp rắc rối với nguồn tài chính của mình. Nếu bạn không quản lý tốt nguồn tài chính cá nhân của mình thì sẽ rất khó để có thể quản lý tốt tài chính cho gia đình hoặc doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ bạn cần xác định tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả với cuộc sống của mình.
2. Tìm ra nguyên nhân khiến dẫn đến rủi ro tài chính
Để có một cuộc sống khỏe mạnh, việc tìm ra những dấu hiệu sớm của bệnh tật là điều rất quan trọng. Đó là lý do tại sao bạn phải đi khám sức khỏe định kỳ. Trong tài chính cá nhân, bạn cũng cần những cuộc “khám bệnh” tương tự để phát hiện những dấu hiệu rắc rối gây ảnh hưởng tới mình.
Không nắm chắc những khoản nợ của bản thân, không có quỹ dự phòng khẩn cấp hay không thường xuyên tiết kiệm là những dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp rắc rối về việc quản lý tài chính cá nhân. Hãy cảnh giác với những điều này!
3. Đặt mục tiêu tài chính cá nhân cụ thể, rõ ràng
Dù làm bất cứ việc gì bạn cũng cần đặt ra mục tiêu thật rõ ràng, cụ thể và với tài chính cá nhân cũng vậy. Nếu bạn đặt mục tiêu tiết kiệm thì phải thật rõ ràng chứ không nên chung chung kiểu “Tôi sẽ tiết kiệm” mà hãy cụ thể là “Kế hoạch của tôi là sẽ tiết kiệm 5% từ tiền lương hàng tháng” hoặc “Mỗi tháng tôi sẽ tiết kiệm 1 triệu đồng”,… Hãy đưa ra những con số cụ thể thì bạn mới có động lực để thực hiện.
Một điểm khác bạn cần chú ý trong khi lập kế hoạch là cũng không nên đặt mục tiêu tài chính cá nhân quá cao, tức là mức bạn khó có thể thực hiện. Việc đặt mục tiêu cần phải tính toán phù hợp với mức thu nhập và khả năng chi tiêu của bạn.
4. Cam kết quản lý tài chính cá nhân chặt chẽ
Việc đặt ra mục tiêu tài chính cá nhân là điều cần thiết nhưng để thực hiện nó đều đặn bạn phải có động lực và cam kết. Ví dụ, việc bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả phải có mục đích rõ ràng và nếu bạn không thực hiện được thì tình hình tài chính của bạn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Bạn có nợ nần hay bị động trong chi tiêu hay không?,…
5. Ghi chép các khoản chi tiêu
Khi bạn không cập nhật thường xuyên những khoản chi tiêu trong ngày sẽ khó nắm bắt được tình hình tài chính và cản trở việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm của mình. Vì vậy, hãy rèn luyện thói quen ghi chép những chi tiêu của cá nhân hàng ngày, hành tuần, hàng tháng, hàng năm để kiểm soát chi tiêu và có kế hoạch quản lý phù hợp.
6. Cắt giảm chi tiêu không cần thiết
Việc cắt giảm những chi tiêu không cần thiết là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện tình hình tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn. Mỗi ngày chỉ cần 10 – 15 phút buổi sáng và buổi tối để lên kế hoạch cắt giảm chi tiêu và kiểm tra quá trình thực hiện việc tiết kiệm trong ngày.
Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả chắc chắn bạn phải học được cách tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu. Hãy sử dụng các công cụ quản lý tài chính cá nhân hữu ích như phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả JARS (phương pháp 6 chiếc lọ), các phần mềm quản lý trên máy tính, phần mềm quản lý tài chính cá nhân online,….
Với 6 gạch đầu dòng trên hy vọng bạn có thêm ý tưởng cũng như động lực để thực hiện quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Chúc bạn thành công!