Trong mỗi chiến dịch quảng cáo, bảo vệ tên tuổi và sản phẩm của doanh nghiệp là một việc làm quan trọng. Nếu không có sự tính toán, mọi kế hoạch marketing đều trở nên vô nghĩa.
Doanh nghiệp nào cũng cần đến quảng cáo như một công cụ làm gia tăng hình ảnh của mình tới công chúng, thay chỉ vì chỉ với mục đích quảng cáo thương mại như ban đầu. Vì vậy trong quảng cáo – marketing cần đến sự tính toán sử dụng kỹ càng. Có rất nhiều các sản phẩm lấy lòng được người tiêu dùng nhờ quảng cáo, nhưng cũng có rất nhiều các doanh nghiệp bị thua lỗ nặng nề chỉ vì không cẩn thận khi thực hiện chiến dịch của mình. Một vài điều dưới đây, góp phần làm nên “cái” chết của một chiến dịch quảng cáo, bạn nên lưu ý:
1. Không nâng niu khách hàng.
Đó là cách nhanh nhất để… KHÔNG còn ai mua hàng của bạn. Nếu bạn quên đi một điều khách hàng chính là “ nhựa sống” cho doanh nghiệp, thì chắc chắn một điều ngay từ khi ra trận bạn phải mang thất bại trở về. Khi làm một chiến dịch marketing chỉ để phủ sóng thương hiệu, đa số các marketer đều hiểu rằng, mục đích cuối cùng vẫn là bán được hàng và chỉ có khách hàng mới mang lại lợi nhuận nuôi sống cho doanh nghiệp mình.
Nhưng có thể vì mải miết với mục tiêu cuối cùng,những người lên chiến dịch đã bẵng quên đi việc nâng niu những vị thượng đế mà chỉ chăm chăm đưa đến bước cuối cùng. Hãy bỏ ngay cách làm này ngay lập tức, nó chỉ khiến cho mọi việc tệ hại hơn khi chưa làm gì cả. Bằng cách nào đó, các doanh nghiệp không chỉ phải yêu thương khách hàng thật sự, nếu chưa thể tìm ra cách khiến họ nhìn thấy một cách rõ ràng tình cảm của mình.
Đầu tiên, bạn phải xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng. Bạn cần tự hỏi: “Sản phẩm của bạn dành cho ai, đâu là đối tượng phù hợp để quảng cáo? Họ cần những gì từ sản phẩm của bạn mà những nơi khác không có”.
Sau đó tiến hành chăm sóc họ, cung cấp cho họ những giá trị tuyệt vời từ những thứ bạn đang bán. Vì vậy hãy để khách hàng quý mến, tin tưởng thì tự động họ sẽ bỏ tiền để mua hàng hóa dịch vụ của mình. Làm marketing không chỉ giỏi về chiến lược tổng quan mà còn phải chu đáo từng bước một.
2. Không tỏ ra chuyên nghiệp:
Tiết kiệm chi phí bằng cách tự mình làm poster, tờ rơi, TVC quảng cáo… Điều này có vẻ như mang tính tích cực, nhưng có một điều dễ nhận thấy, nó chỉ được thực hiện với những công ty có quy mô tầm cỡ lớn vì họ trang bị được đầy đủ các “phương tiện về người và của”. Nhưng với các doanh nghiệp nhỏ, việc này khá đau đầu. Kể cả là không có đủ kỹ năng về mặt chuyên môn họ vẫn cứ đâm đầu vào làm, chỉ cốt yếu một điều là tiết kiệm chi phí. Việc này chính là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp trong từng sản phẩm.
Hãy nhớ một điều, có thể bạn là nhà kinh doanh giỏi nhưng trong các chiến dịch quảng cáo, bạn chẳng là gì cả. Mặt khác, tự mình tạo ra các sản phẩm quảng cáo, những slogan vô nghĩa, những bản in màu lem nhem chỉ khiến cho hình ảnh của công ty bạn bị xấu đi. Đảm đương luôn chuyên ngành của người khác để rồi chuốc lấy hậu quả, cả về hình ảnh lẫn công việc kinh doanh… thật không đáng chút nào. Vì vậy hãy đầu tư cho việc này, nếu không đầu tư được rộng thì hãy đầu tư một khía cạnh thật kỹ. Hãy dành cho những người có chuyên môn.
Vừa qua, chúng tôi tổ chức khóa học về Digital Marketing, do thạc sĩ Trần Hoàng Nam sinh sống và làm việc về tại Úc, chia sẻ về những năm tháng làm Marketing của mình. Anh nói rằng, thị trường đang phát triển tại Việt Nam là một yếu tố tuyệt vời để mở rộng lĩnh vực này, tuy nhiên nó lại không được đầu tư đúng như kì vọng. Đa số các vị lãnh đạo, CEO của các doanh nghiệp chỉ có kỹ năng về quản lý nhưng không có kiến thức về Marketing, nên dường như đa số không chú trọng cho việc này. Họ hay can thiệp vào ý tưởng hoặc ngân sách của phòng ban marketing của công ty thái quá, nên dễ làm méo mó chiến dịch so với lúc ban đầu. Và bạn thấy đấy, ý tưởng nếu được mài giũa quả là rất tốt nhưng nếu nó bị cắt bớt thì thật là một thảm hại. Đó là một sự thiếu chuyên nghiệp trong chiến dịch marketing, và chắc chắn một điều ý tưởng tồi quảng cáo sẽ chẳng bao giờ gây ấn tượng với người tiêu dùng.
3. Không theo chiến lược.
Có nhiều các ý tưởng marketing làm theo cảm xúc, ý tưởng vừa bật ra và thực hiện không theo một chu trình nào cả. Có thể làm nghề ý tưởng điều này mang tính sáng tạo, nhưng nó không mang tính lâu dài. Ý tưởng một khi đã lên phải được vạch ra cụ thể và đi từng bước một.
Bất cứ một kế hoạch đề ra đơn giản chỉ là để thực hiện theo nó. Không bỗng dưng tốn thời gian để làm một kế hoạch chiến lược cụ thể rồi bỏ ngõ. Bạn lao vào thực hiện chiến dịch quảng cáo mà không suy tính ngân sách, phương tiện quảng cáo… Lúc đó, chiến dịch của bạn sẽ nhanh chóng đi vào ngõ cụt và dễ thất bại, cho dù ý tưởng ban đầu hay thế nào đi nữa.
4. Thực hiện chiến dịch quảng cáo một lần
Để nói về các chiến dịch quảng cáo trong Marketing, thì chắc chắn không thể thực hiện một lần. Một chiến dịch là bao gồm một hệ thống đủ các dòng và công cụ quảng cáo.
Đừng để một sản phẩm quảng cáo đã xuất sắc xuất hiện một lần. Nó thật sự chưa đủ gây ấn tượng sâu sắc tới công chúng, nó chỉ là bước đầu để bạn tung ra những chiêu tiếp theo. Muốn tạo tiếng vang lớn, bạn phải liên tục đưa ra các quảng ấn tượng và đều đặn ra mắt khán giả của mình. Nên nhớ rằng, tần suất xuất hiện là yếu tố khá quan trọng trong quảng cáo, bất kể đó là quảng cáo trên truyền hình hay báo giấy. Nếu chỉ xuất hiện một lần, kế hoạch quảng cáo của bạn sẽ chỉ là “đem muối đổ biển”.
Việc lặp lại này sẽ khiến công chúng ghi nhớ sản phẩm của bạn ở trong tiềm thức. Trong lúc mua sắm hoặc nhắc đến sản phẩm nào đó chẳng hạn, trong đầu họ sẽ bật ra cái tên hàng hóa được nhắc đến nhiều nhất khi họ tiếp xúc với các phương tiện truyền thông. Sản phẩm của bạn cũng không phải ngoại lệ. Vì vậy hãy theo đuổi đến cùng , lâu dài cho việc quảng cáo sản phẩm, nếu không thể đầu tư một chi phí và nhân lực khổng lồ thì chí ít phải duy trì quảng cáo để tránh bị lãng quên trong trí nhớ của khách hàng.
5. Chiến dịch quảng cáo không nhất quán trong
Cứ mỗi chiến dịch quảng cáo mới, bạn lại nghĩ ra một slogan, một logo mới. Bạn cho rằng chỉ có thế mới là đặc sắc và sáng tạo. Sự thật là, nếu bạn không giữ tính đồng nhất cho tác phẩm quảng cáo của mình thì khách hàng sẽ không nhớ nổi bạn là ai. Logo, slogan, thậm chí cả màu sắc trong quảng cáo của bạn không đổi sẽ tạo cho người tiêu dùng ấn tượng riêng và nét quen thuộc với sản phẩm cũng như hình ảnh công ty bạn.
Với tùng lợi sản phẩm và từng loại hình doanh nghiệp, sẽ có những chiến dịch quảng cáo – Marketing khác nhau. Nhưng dù là gì đi nữa, thì việc nhất quán từ đầu đến cuối chiến dịch phải xuyên suốt một thông điệp duy nhất. Có rất ít sản phẩm cần đến sự thay đổi về thông điệp, bởi có thể họ phải thay đổi loại hình sản phẩm khác nhau. Nhưng nếu tạo sự nhất quán trong nội dung tới khách hàng thì là điều tốt nhất.
Tất cả những yếu tố trên, dù là vô tình mắc phải, nhưng bạn đang “ giết” doanh nghiệp của mình. Bởi không có bất cứ công cụ nào giúp bạn tiếp cận khách hàng hiệu quả và nhanh nhất như quảng cáo trong marketing, phát triển hay thụt lùi là do cách làm của bạn.
Vì vậy hãy cẩn trọng với tất cả những việc làm khi thực hiện một chiến dịch Marketing – chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm…
(còn tiếp)
Chuyên gia đào tạo cố vấn Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ