“Nghệ thuật lãnh đạo là làm thế nào để mọi người làm những việc mà họ không muốn làm để đạt được mục tiêu họ mong muốn” Tom Landry huấn luyện viên của đội bóng chuyền thành công nhất nước Mỹ NFL nói như vậy.
Chưa biết đúng hay sai thế nào, nhưng cuộc khủng hoảng Syria vừa qua và cách thức Tổng thống Obama xử lý cuộc khủng hoảng này trở thành một mớ hỗn độn, nhưng cũng là một cơ hội quý để các doanh nhân học tập về phong cách lãnh đạo.
Sau đây là ba bài học quan trọng mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần học, ít nhất là để thoát qua những trường hợp tương tự sự kiện này.
Mục tiêu rõ ràng và thông minh.
Tuần này Tổng thống Mỹ Obama sẽ phải tỏ lập trường rõ ràng rằng “Có hay không việc ông sẽ tấn công trừng phạt nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad bị cáo buộc đã sử dụng vũ khí hoá học để bảo vệ chế độ cũng như những mối liên kết của ông với Iran cũng như lực lượng Hezbollah?” Những mục tiêu này đủ hấp dẫn để thuyết phục người dân nước Mỹ? Tất nhiên có một mục tiêu không nói ra là để chứng minh rằng tổng Thống “nói là làm”. Tuy nhiên sự chần chừ của ông cũng đủ lý do để một số người Mỹ hoài nghi và phản đối.
Bài học nào cho những nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong trường hợp này? Nếu bạn muốn thực hiện một điều gì, ví dụ như tung ra một sản phẩm mới, giảm lương nhân viên, sa thải…hay bất cứ một quyết định khó khăn gì, bước đầu tiên bạn phải trình bày mục tiêu một cách thông minh, rõ ràng và thuyết phục tại sao bạn muốn hành động như vậy. Nếu bạn không thể, đó là dấu hiệu bạn chưa lãnh đạo tốt tình huống.
Tập hợp sự hỗ trợ của các bên liên quan.
12 năm sau cuộc chiến Iraq, thu thập sự hỗ trợ và đồng ý cho một cuốc tấn công mới là một điều khó khăn.
Về mặt pháp lý, Obama có thể không cần sự hỗ trợ của Quốc hội để phát động một cuộc tấn công hạn chế. Như tờ báo New York Times phân tích và đề nghị “Trong một số khía cạnh, Tổng thống hoàn toàn có thể quyết định một cuộc tấn công quy mô giới hạn. Tương tự Ronald Reagan trong vấn đề Grenada, Bill Clinton đã quyết định tấn công Kosovo hay thậm chí Obama cũng đã từng tự quyết định trong vấn Libya trong quá khứ”
Nhưng việc đưa vấn đề ra Quốc hội là một bước đi thông minh. Nếu Quốc hội chấp thuận nghị quyết, Tổng thống Obama không còn đơn độc. Nếu từ chối và giả sử Obama không tiến hành tấn công, thì ít nhất quyết định lùi lại này không phải là quyết định của riêng Obama.
Một lần nữa, tình huống nói lên khả năng chọn mục đích của bạn. Nếu bạn không thu hút được sự hỗ trợ của những người xung quanh, điều này nói lên rằng có thể là mục tiêu hay phong cách lãnh đạo của bạn có vấn đề và cần điều chỉnh.
Phải xây dựng mối quan hệ trước.
Obama và Phó Tổng thống Joe Biden đã cố gắng bù lại khoảng thời gian đã mất. Vào Chủ nhật họ mời cả chục thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà và gia đình của họ tham dự mội buổi ăn tối tại Capitol Hill, đồng thời cũng có mặt của nhiều quan chức vận động hành lang khác. Tuy nhiên, thậm chí một số người ủng hộ mạnh mẽ Tổng thống cũng cho rằng ông không chắc sẽ chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu sắp tới tại Quốc hội.
Một phần lý do là ông không có mối quan hệ tốt với các thành viên của Quốc hội và đặc biệt là đa số những người trong đảng Cộng hoà. “Bạn không thể bắt đầu xây dựng mối quan hệ với Quốc hội trong lúc bạn cần họ hỗ trợ một điều gì đó, ví dụ như vấn đề này” thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà Adam Kinzinger, người rất ủng hộ tổng thống chia sẻ. Kinzinger cho biết thêm rằng, ông cũng giúp đỡ Nhà Trắng vận động sự ủng hộ của các thành viên đảng Cộng hoà trong dịp cuối tuần này nhưng cũng không nhận được hồi âm.
Đây là một điều quan trọng và là một quá trình xây dựng quan hệ và niềm tin lâu dài. Một vị lãnh đạo vĩ đại với một sứ mệnh cao cả chưa chắc có được nhiều sự ủng hộ. Người ta ủng hộ khi họ tin vào mối quan hệ và có cơ sở để tin rằng khi trao số phận vào tay người lãnh đạo, họ sẽ thành công.
Nguồn: nhuongquyenvietnam.com