Mr.Why Phạm Ngọc Anh: “Bí quyết để tạo nên sự thành công khác biệt chính nằm ở Ý CHÍ”

Khi ngắm nhìn tấm gương của những người thành công, ngoài mặt thì có vẻ bạn đang cố tỏ ra là bình thường. Nhưng tôi cá chắc là từ sâu trong đáy lòng, bạn luôn dành một sự “nể phục” nhất định với những con người ấy, bạn luôn thầm tự nhủ rằng ở họ là sự hội tụ đầy đủ của những yếu tố cốt lõi nhất “ Sức mạnh – kiến thức- sự hiểu biết”. Nhưng điều mà các bạn đang tự nhủ ấy, thực sự  nó vẫn chưa thể đủ để làm nên một con người thành công.

Đừng bao giờ “nuôi” suy nghĩ, rằng làm điều gì đó là không thể

(Tâm sự của cậu nhân viên cấp dưới)

Cánh cổng giảng đường đại học luôn là một trong những mục tiêu cao nhất mà bất kì cô, cậu học sinh cuối cấp nào cũng đều mơ ước, cố gắng và phấn đấu để có thể hiện thực hóa giấc mơ lớn ấy.

Sẽ là một vinh dự nếu như “ước mơ lớn” đầu đời ấy suôn sẻ và biến thành hiện thực. Thế nhưng với một kẻ luôn mang trong mình hình bóng của sự lo âu, luôn nghĩ đến những khó khăn mà mình sẽ phải đối mặt, sợ không dám đi đến cùng với mục tiêu của mình như tôi, thì ước mơ ấy là một điều gì đó quá xa xỉ.

Hồi đó, ước mơ được trở thành một phóng viên báo chí là điều mong mỏi lớn nhất đối với bản thân tôi. Vì lẽ đó, không giống như các bạn trong cùng lớp mãi đến tận cuối năm lớp 11, thậm chí là đến lúc đặt bút đăng kí thi mới có thể lựa chọn được ngôi trường cho riêng mình, còn đối với tôi vì xác định được điều mình phải hướng tới nên ngay từ khi lớp 10 tôi đã luôn phải tự nhủ rằng mình sẽ phải phấn đấu bằng được để có thể trở thành “tân sinh viên” của ngôi trường Học viện Báo Chí đầy năng động . Nhưng ước mơ là một chuyện, còn thực tế lại là một dãy những tác động khác khiến tôi phải “cân đo, đong đếm”.

Áp lực từ một người anh cả trong gia đình phải đi tiên phong “làm gương” sáng cho các em, áp lực từ kỳ vọng của đứa con, đứa cháu đầu tiên trong dòng họ lần đầu thi đại học, áp lực từ sự chăm sóc, nuôi nấng, tạo điều kiện hết mức có thể của người Chú dành cho thằng Cháu….Tất cả cộng dồn lại khiến tôi nhiều khi cảm thấy mình “nghẹt thở”.

Tôi đã từng nghĩ mình sẽ không thể làm được, cũng đã không ít lần có thể hình dung ra những sự thất vọng qua những kỳ vọng trên những gương mặt, lại càng tin tưởng hơn vào linh tính ấy khi học lực của mình quả thực không có gì gọi là quá nổi trội….Nhưng sau tất cả những hoài nghi ấy, tôi lại trấn an mình bằng dòng động viên “ Mình làm được mà, mình sẽ thành công thôi, không gì là không thể” .

Chính những khó khăn đầu đời ấy đã dạy tôi rằng “ Dù có ra sao, cũng đừng bao giờ manh nha một chút suy nghĩ là mình không thể làm được, hãy cứ cố gắng hết mình thì tin rằng mọi chuyện ắt sẽ được đền đáp”

Bạn thân mến, người thất bại không hẳn là người không có kiến thức, chuyên môn, thậm chí họ còn có kỹ năng rất tốt…Nhưng cái mà họ thiếu là không đủ bản lĩnh, ý chí để “vượt chèo” qua những đợt sóng khó khăn cứ liên tục tìm đến

Người thành công chắc chắn phải là người có trình độ, nhưng điều đó không có nghĩa là người thất bại họ không sở hữu cho mình những điều đó. Thậm chí họ còn là những người những kỹ năng rất tốt là đằng khác. Vậy vì đâu mà thành công đến nay vẫn chưa gọi tên họ?

Minh 26 tuổi, hiện đang công tác tại một công ty công nghệ. Tuy tuổi nghề và số năm kinh nghiệm làm việc tại công ty chưa lâu nhưng Minh đã có 3 năm liên tiếp nhận được bằng khen từ ban Giám đốc cho cá nhân có thành tích nổi bật nhất. Nhờ đó mà trong khoảng thời gian sắp tới, Minh sẽ được bố trí cất nhắc, thử nghiệm trong một vai trò mới đó chính là chức Phó giám đốc phụ trách mảng kinh doanh tại công ty.

Nhưng thời gian trôi qua, Minh nhận ra rằng có lẽ mình chỉ có thể là một nhân viên giỏi chứ không thể đi xa hơn để làm lãnh đạo. Tất cả mọi thứ kể từ lúc Minh khoác lên trên mình cái chức danh đó, cũng chính là giai đoạn khó khăn nhất: áp lực từ doanh số, áp lực từ đối tác, áp lực từ việc điều hành nhân viên…

Mọi thứ nó khác xa hơn nhiều so với những gì nhẹ nhàng trước đây Minh từng làm, kiến thức có đấy, kinh nghiệm có đấy, kỹ năng lại càng không phải là vấn đề. Cái vấn đề lớn nhất ở đây chính là điểm yếu về ý chí, về sức chịu đựng khi bị áp lực bủa vây, thay vì đứng lên để chiến đấu Minh lại chọn con đường rút lui để an toàn, để không còn bị ngày ngày “đau đầu” với những điều đó nữa.

Có thếchúng ta mới hiểu được, Người thất bại không hẳn là người không có kiến thức, chuyên môn, thậm chí họ còn có kỹ năng rất tốt…Nhưng cái mà họ thiếu là không đủ bản lĩnh, ý chí để “vượt chèo” qua những đợt sóng khó khăn cứ liên tục tìm đến.

 “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, ý chí chính là sự khác biệt để tạo nên sự thành công

Người thành công họ cũng bình thường như bao người khác.

Họ cũng hàng ngày phải đối mặt với khó khăn trong công việc, áp lực trong cuộc sống.

Họ cũng từng chán nản, đến nỗi nhiều lần muốn vứt bỏ tất cả để an yên ở một vị trí bình dị nào đó.

mr.why-chia-se-kinh-nghiem

Nhưng vượt lên tất cả, họ vẫn sống mạnh mẽ qua những lần khó khăn, vẫn kiên cường qua từng giông bão….Khác biệt của người thành công không có gì quá tầm với, không phải điều gì đó quá đặc biệt, đơn giản nó nằm ở “ý chí” mà họ có.

Bởi vậy dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hãy tôi luyện thêm cho mình một ý chí thật sắt đá. Đó sẽ chính là nền tảng gốc quan trọng cho sự thành công bền vững mà sau này bạn dự định xây đắp.

Mr.Why Phạm Ngọc Anh