Thành công là một điều ai cũng muốn đạt được nhưng làm thế nào để đạt được thành công thì vẫn là một câu hỏi mà nhiều người đang tìm kiếm. Bạn có biết tại sao một số doanh nhân thành công còn một số khác thì luôn gặp thất bại không? Đáp án nằm ở đây là gì? Có phải là thói quen, kiến thức kinh doanh, niềm đam mê… hay đơn giản chỉ là tư duy kinh doanh của bạn đối với các vấn đề của doanh nghiệp.
Dưới đây là 10 tư duy kinh doanh giúp bạn thành công:
1. Can đảm thay vì sợ hãi
Can đảm là một yếu tố rất quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh, bởi bản chất của thành công nằm ở việc bạn đi xa hơn những gì bạn nghĩ mình có khả năng làm được. Cho dù kết quả cuối cùng thành công hay thất bại thì bạn vẫn học hỏi được những kinh nghiệm, những tư duy kinh doanh và những bài học quý báu cho mình.
2. Tin tưởng vào bản thân
Không có sức mạnh nào lớn hơn là tin tưởng vào năng lực của chính mình. Người ta thường bảo rằng nếu bạn tin bạn thành công, bạn sẽ thành công, nếu bạn tin bạn thất bại bạn sẽ luôn gặp thất bại” và tôi cũng tin vào câu nói đó. Vì vậy hãy thay đổi tư duy kinh doanh bằng cách tin tưởng vào chính bản thân mình thì mọi khó khăn, thử thách bạn sẽ luôn vượt qua.
3. Lựa chọn môi trường làm việc hoàn hảo
Trong kinh doanh, môi trường làm việc là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới tư duy kinh doanh của bạn. Bạn sẽ phản ứng như thế nào khi có một ông chủ lúc nào cũng cáu gắt và có thái độ tiêu cực đối với công việc của mình? Chắc hẳn ít nhiều bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những ý nghĩ tiêu cực đó.
Để đạt được các mục tiêu mà bạn mong muốn, sẵn sàng thay đổi ông chủ nếu cần thiết. Hoặc nếu bạn là ông chủ, hãy thoát khỏi những người bạn có thói quen tiêu cực.
4. Mục tiêu kinh doanh rõ ràng
Trong kinh doanh, mục tiêu là một yếu tố mà bạn phải đặt lên hàng đầu, bởi không có sự thành công nào không có mục tiêu cả, khi bạn có mục tiêu bạn sẽ có động lực để đạt được nó. Hãy luôn nhớ rõ và viết chúng ra hàng ngày điều đó sẽ giúp bạn nỗ lực để thực hiện hóa chúng.
5. Có mục đích và tầm nhìn
Mục đích và tầm nhìn của một doanh nghiệp luôn luôn song hành với nhau. Khi đó mọi kế hoạch, hành động đều được thực hiện để phục vụ mục đích cao nhất. Mục đích doanh nghiệp của bạn là gì? Bạn có tầm nhìn phát triển cho nó như thế nào trong vòng 5 năm tới?… Trả lời được các vấn đề trên bạn sẽ xác định được con đường đến với thành công.
6. Chấp nhận thử thách
Thay đổi tư duy kinh doanh bằng cách chấp nhận thử thách cũng là một cách giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn. Trong bất cứ lĩnh vực nào, trong đó có kinh doanh, thách thức luôn là một phần thiết yếu của thành công. Mỗi thách thức trong cuộc sống, công việc… sẽ giúp bạn có cơ hội phát huy hết khả năng và sức mạnh của mình.
7. Hãy trở nên xuất sắc
Khách hàng sẽ tuyệt đối tin tưởng vào sản phẩm của bạn nếu mọi thông tin, quy trình sản xuất, tiêu thụ của bạn bảo đảm chất lượng. Để làm được điều đó bạn và nhân viên của mình phải trở thành chuyên gia xuất sắc và đáng tin cậy. Bằng cách trở nên xuất sắc trong lĩnh vực kinh doanh của mình bạn sẽ nắm chắc cơ hội thành công.
8. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro
Thường những người tư duy kinh doanh thành công, trong kinh doanh, họ coi rủi ro là một trong các yếu tố không thể lường trước được. Không một doanh nghiệp nào có thể bảo đảm không gặp rủi ro trong quá trình phát triển dù là những công ty mới khởi nghiệp hay những tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới.
Nếu bạn sợ mạo hiểm, bạn sẽ tự đặt giới hạn cho thành công của mình. Và doanh nghiệp của bạn sẽ mãi chỉ dậm chân tại chỗ. Bạn không thể có được những gì bạn muốn nếu không sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
9. Làm những việc bạn yêu thích
Tôi tin chắc rằng bạn sẽ dễ dàng thành công trong công việc nếu đó là một lĩnh vực bạn yêu thích, chỉ có đam mê mới giúp bạn thành công nhanh hơn, đam mê sẽ giúp bạn trở thành một con người chăm chỉ, chăm chỉ sẽ giúp bạn có một lượng kiến thức nhất định. Khi bạn gắn bó với doanh nghiệp của mình bằng sở thích, niềm đam mê bạn sẽ hiểu doanh nghiệp của mình cần những yêu cầu gì để phát triển và thành công chỉ còn là thời gian.
10. Hãy biết ơn
Luôn bày tỏ thái độ hài lòng và biết ơn với những gì mình có, khi đó bạn sẽ ngừng than vãn về những thứ nhỏ nhặt. Thay đổi tư duy kinh doanh của bạn bằng cách thay vì cáu gắt và quát mắng nhân viên của mình hãy ghi nhận những ưu điểm và đóng góp của họ cho công ty. Thay vì mở rộng các mối quan hệ hợp tác không cần thiết hãy viết một lá thư cảm ơn những đối tác đã cung cấp khách hàng cho bạn. Hay đơn giản là một tin nhắn cảm ơn những khách hàng đã tin tưởng mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nguyên tắc là “Đừng phàn nàn mà hãy biết ơn”.
Theo Entrepreneur.com
Chuyên gia Huấn luyện và Đào tạo