Điều bạn chán ghét không phải thứ Hai, mà là bởi không được là chính mình

Tôi viết bài này trong một chiều Chủ Nhật, và cảm nhận rõ ràng ngày thứ Hai tồi tệ đang đến gần. Tôi đang lo lắng điều gì đây? Có phải là sự sợ hãi vì đánh mất một điều gì đó? Thời gian rảnh ư? Hay là sự thoải mái của một ngày nghỉ không vướng bận? Hay một cảm giác nào khác?

Đối với những người làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu như chúng ta, có lẽ câu trả lời thật rõ ràng: Chúng ta phải từ bỏ thời gian rảnh của mình, từ bỏ cái tôi phóng khoáng để trở lại với thế giới của công việc, trường học và các yêu cầu khác. Nếu thật sự nhiều người trong chúng ta “thứ Bảy máu chảy về tim”, thì thứ Hai, theo một nghĩa nào đó, chính là đại diện cho hồi chuông báo tử của những điều tươi đẹp.

thu-2-di-lam

Một trong những meme yêu thích của tôi là bức ảnh của nhà phê bình lý thuyết Slavoj Žižek với dòng chữ: “You don’t hate Mondays. You hate capitalism.” (Bạn không ghét thứ Hai. Bạn ghét Chủ nghĩa Tư Bản). Có thể câu quotes này không phải của Žižek, nhưng ý nghĩa của nó thì vẫn “chuẩn không cần chỉnh”.

Tôi không thích chủ nghĩa tư bản, nhưng ngay cả những người ngầu cỡ mấy cũng luôn có một cảm giác mất mát và sợ hãi vào mỗi tối Chủ Nhật. Thứ Hai (theo truyền thống) thường là ngày chúng ta hối hả lao vào guồng công việc, vào những tuyết đường đông đúc trên đường đến cơ quan, vào sự bộn bề chi phối nền kinh tế. Thứ Hai không chỉ là một hồi chuông thúc ép chúng ta làm những việc mình chẳng muốn, mà còn có thể là hồi chuông nhắc nhở ta về những giấc mơ còn dang dở, những dự định mình bỏ lỡ, những món nợ chưa kịp trả, những hóa đơn chưa thanh toán, và sự lặp lại của một cuộc sống hằng ngày mà với nhiều người, giống như một chuỗi dài vô ích.

Nhưng để nói rằng chúng ta ghét thứ Hai chỉ vì Chủ nghĩa Tư bản thì lại là một kết luận quá ư vội vàng. Nếu chúng ta sống trong một hệ thống kinh tế khác, một nơi mà tuần làm việc vẫn còn tồn tại và bắt đầu vào thứ Hai, liệu sự sợ hãi có còn tồn tại hay không? Câu trả lời, có lẽ là có. Bởi công việc không chỉ đơn giản là kiếm tiền và tham gia vào nền kinh tế, công việc còn là một cách (chủ yếu) để chúng ta tham gia vào cuộc sống xã hội.

thu-2-di-lam-1

Trong Điều kiện Con người (Human Condition), Hannah Arendt định nghĩa ba cách khác nhau mà con người tham gia vào thế giới: lao động, công việc và hành động.

Tìm không gian cho sự sáng tạo, cho sự phát sinh các hành động dường như là không thể giữa rất nhiều yêu cầu và kỳ vọng.

Theo Arendt, lao động bao gồm các quá trình sinh học khác nhau mà qua đó chúng ta sản xuất những thứ chúng ta cần để tồn tại, chẳng hạn như trồng và chuẩn bị thức ăn hoặc mang thai và nuôi dưỡng trẻ em.

Công việc đề cập đến những gì chúng ta làm và xây dựng một thế giới nhân tạo của sự vật. Chúng ta có thể làm việc để sản xuất những điều đó trực tiếp — bằng cách xây dựng tòa nhà chọc trời hoặc sản xuất khăn giấy. Hoặc chúng ta có thể tham gia sản xuất gián tiếp bằng cách vận chuyển các bộ phận động cơ, đào kim loại quý hiếm, hoặc phát tờ rơi trên góc phố.

thu-2-di-lam

Tuy nhiên, hành động mô tả các hoạt động và lời nói diễn ra giữa con người, chẳng hạn như chính trị hay giao tiếp. Đó là thông qua hành động mà chúng ta “tiết lộ chính mình” với nhau. Theo định nghĩa của Arendt, hành động không chỉ đơn giản là bất kỳ hình thức hành vi hay chuyển động nào. Hành động đại diện cho những hành vi cho thấy chúng ta thực sự là ai.

Hành động, nói cách khác, đòi hỏi một mức độ tự do. Để đưa mình vào thế giới — hành động tự do — chúng ta phải có không gian để hành động. Trong thị trường việc làm hiện đại, nhiều người trong chúng ta không có nhiều không gian này. Khi chúng ta chấp nhận một công việc, chúng ta cũng chấp nhận rất nhiều điều khoản có điều kiện những gì chúng ta được phép nói và làm trong công việc. Điều này có lẽ được thấy rõ nhất ở các vị trí có mức tự động hóa cao. Ví dụ, trong kho của Amazon, nhân viên nhận chỉ đường từ màn hình điện tử và có thể bị phạt khi nói chuyện với đồng nghiệp hoặc bước đi để lấy nước uống.

thu-2-di-lam-2

Các giới hạn về tự do cũng có thể được tìm thấy ở các vị trí lao động trí óc và dịch vụ, nơi có yêu cầu cao về giới hạn và tư duy độc lập thực sự, và nơi văn hóa công việc cụ thể có thể trở thành áp lực để tuân thủ thái độ và chính sách với hướng phát triển chủ đạo. Là một giáo viên trường công lập, tôi đã liên tục nhận thức được những giới hạn xung quanh vai trò của mình, không chỉ về cách tôi chia sẻ suy nghĩ và ý kiến của riêng mình mà còn cả cách tôi đã sử dụng thời gian giảng dạy như thế nào. Áp lực để dạy một lượng lớn nội dung và để nâng cao hiệu suất của học sinh có nghĩa là mọi khoảnh khắc trong lớp học cần được chứng minh. Tìm không gian cho sáng tạo và phát sinh các hành động có thể dường như không thể ở giữa rất nhiều yêu cầu và kỳ vọng.

Thứ Hai thôi thúc chúng ta tự hỏi: Trong cuộc đời này liệu có bao nhiêu giây phút ta thực sự tự do?

Trái ngược với tất cả các yếu tố và suy nghĩ của tuần làm việc, cuối tuần trở thành thiên đường để chúng ta giành lấy thời gian và trở thành chính mình. Nếu chúng ta không thể sáng tạo tại nơi làm việc, chúng ta nghĩ, mình sẽ tìm cách thể hiện sự sáng tạo của mình trong thời gian nghỉ ngơi. Cuối tuần trở thành quãng thời gian tự do không chỉ vì công việc, mà còn tự do trong cảm giác mình là ai.

Nhưng đó có thực sự là những gì ta cảm nhận về ngày cuối tuần không?

thu-2-di-lam-3

Nếu chúng ta quá quen với việc làm những gì người khác mong đợi và thỏa thuận với ta để làm điều đó, chúng ta sẽ dễ dàng cảm thấy xa lạ với sự sáng tạo của chính mình, thậm chí quên đi và làm mai một cả khả năng đó. Ngay cả vào cuối tuần, chúng ta cũng tự tránh né bản thân. Ta rất quen với việc trở thành một người khác, nên sẽ thật khó khăn để trở thành chính mình. Vì vậy, chúng ta chìm đắm vào trong những niềm vui, rượu và thuốc, Netflix hoặc Marvel. Chúng ta “bận rộn”, chúng ta có “kế hoạch”: tụ tập với bạn bè để mua sắm tại trung tâm thương mại, trò chuyện với gia đình, lấp đầy thời gian với rất nhiều hoạt động và quên mất cách kiểm soát cuộc sống nơi chúng ta thực sự là ai.

Nhưng trong những khoảnh khắc quý giá khi chúng ta đi, nói và hành động như cách mình muốn, chúng ta tạm dừng các quy tắc của trò chơi. Cuối cùng, ta cũng được trở thành chính mình.

Có lẽ chúng ta không thực sự ghét thứ Hai. Những gì chúng ta thực sự ghét, có lẽ là cảm giác dai dẳng rằng ta không hoàn toàn có mặt trong cuộc sống của chính mình. Thứ Hai thôi thúc chúng ta tự hỏi: Trong cuộc đời này liệu có bao nhiêu giây phút ta thực sự tự do?

Theo Medium.com

Nguồn dịch: Trạm Đọc