Nếu bất ngờ bạn có một số tiền lớn, suy nghĩ đầu tiên của bạn là sẽ:
- Dùng nó để mua vài thứ đang muốn mua, kể cả quà tặng cho bạn bè.
- Đem nó đi gửi tiết kiệm.
- Để từ từ mới quyết định.
- Nghĩ cách đầu tư nào để số tiền này sinh lời tối đa.
- Chỉ giữ lại một phần vừa đủ, còn lại đem làm từ thiện.
Khi nghĩ về chuyện tiền bạc:
- Bạn không bao giờ để nó ảnh hưởng đến các lựa chọn cách sống của bạn.
- Bạn thích chi tiêu vào những thứ khiến mình thấy vui vẻ.
- Bạn suy nghĩ nhiều và tính cách làm sao kiếm được nhiều tiền hơn.
- Nó mang lại cho bạn cảm giác an toàn.
- Bạn cố gắng không nghĩ đến, hy vọng rằng nó sẽ ổn.
Mục tiêu chính của bạn trong chuyện tiền bạc là:
- Tích lũy đủ để không phải lo lắng khi về già.
- Bạn cũng chưa xác định.
- Có đủ để mua bất cứ thứ gì bạn muốn.
- Có đủ cho những nhu cầu cơ bản, còn lại bạn sẽ cho đi.
- Kiếm được càng nhiều càng tốt, càng nhanh càng tốt.
Khi nghĩ về chuyện lập ngân sách (kế hoạch chi tiêu):
- Bạn mất nhiều thời gian để tìm cách làm sao có thêm tiền để chi tiêu và dành dụm.
- Bạn tuân theo kế hoạch của mình khá sát.
- Bạn tự hào là có lối sống đơn giản nên chẳng bao giờ cần lập ngân sách.
- Bạn không thích vụ này, nó sẽ khiến việc chi tiêu không thấy thoải mái.
- Bạn không có bản ngân sách và cũng không biết cách lập.
Nói về chuyện lưu giữ các giấy tờ liên quan đến tài chính:
- Bạn lưu giữ và thường xem lại để tìm cách làm sao kiếm được nhiều tiền hơn, quản lý tiền tốt hơn.
- Bạn không biết mình nên lưu giữ giấy tờ nào.
- Bạn lưu giữ mấy giấy tờ này rất kỹ.
- Bạn cũng thường lưu giữ nhưng mỗi lần tìm lại hơi vất vả.
- Bạn không lưu giữ mấy giấy tờ này, thấy hơi mất thời gian.
Khi nói về chuyện tiết kiệm:
- Bạn biết mình cần tiết kiệm nhưng không thực hiện được.
- Bạn thật sự thích việc dành dụm và thường nghĩ làm sao để tích lũy được nhiều hơn.
- Bạn gặp khó khăn khi tiết kiệm, đôi khi bạn thấy chán.
- Bạn chỉ dành dụm cho những nhu cầu thiết yếu.
- Chuyện này với bạn rất tự nhiên. Bạn dành dụm định kỳ và đều đặn.
Nói đến chuyện vay mượn tiền:
- Bạn cố gắng không vay mượn vì rất dễ sơ sót quên trả lại.
- Bạn ít khi phải vay mượn vì luôn dành dụm đủ cho những lúc khẩn cấp.
- Bạn sẵn sàng mượn tiền để đầu tư kiếm nhiều hơn, nhưng bạn không thích nợ quá nhiều.
- Bạn vay mượn khá thường xuyên, và cũng có một vài khoản chưa hoàn trả lại.
- Bạn ghét mắc nợ nên chỉ vay mượn trong những trường hợp thiết yếu.
Về chuyện cho mượn tiền:
- Bạn khá rộng rãi và không lo lắng nhiều về chuyện người ta có trả lại hay không.
- Mọi người ít khi hỏi mượn bạn vì biết rằng bạn không có.
- Bạn cũng không biết mình có khả năng cho người khác mượn tiền không nữa.
- Bạn cố gắng không bao giờ cho mượn, nhưng nếu có khi nào, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng cho đến khi số tiền đó được trả lại.
- Bạn sẵn sàng cho vay nếu người ta trả đúng hạn và với mức lãi tốt.
Về thẻ tín dụng:
- Bạn không muốn có thẻ tín dụng. Nếu có bạn sẽ sử dụng nó ít nhất có thể.
- Bạn dùng thẻ nhiều và thường chỉ thanh toán theo số yêu cầu tối thiểu.
- Bạn sẵn sàng dùng thẻ để thanh toán số tiền lớn miễn là bạn có thể hoàn trả nhanh chóng.
- Bạn không để ý nhiều đến tình trạng mấy cái thẻ. Bạn thường quên thanh toán cho tới khi nhận được cảnh báo.
- Bạn luôn tránh phải dùng thẻ tín dụng, bạn thích thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ ghi nợ (debit) hơn.
Về chuyện dự phòng cho các chi tiêu đột xuất:
- Bạn không biết mình đã dành dụm dự phòng đủ chưa, hy vọng là ổn.
- Bạn cũng nghĩ mình cần phải dành dụm một khoản dự phòng, nhưng vẫn chưa bắt đầu được.
- Bạn không có tiền để dành dụm dự phòng, và gần như chẳng bao giờ tính đến chuyện mình sẽ làm gì nếu có điều gì đó tồi tệ xảy ra.
- Bạn đã dành ra một khoản kha khá nhưng vẫn còn hơi lo lắng.
- Bạn đã dành đủ nhưng hy vọng là sẽ chẳng bao giờ phải đụng đến.
Để được hoàn toàn thỏa mãn hoàn toàn với mức thu nhập của mình, bạn sẽ cần:
- Công ty của bạn đóng thêm cho bạn một số tiền ứng với số bạn đã đóng trong quỹ hưu trí hay BHXH.
- Tăng lương gấp đôi số hiện tại của bạn là quá đủ. Hẳn là bạn sẽ cần thêm đó nhưng cũng không chắc là bao nhiêu.
- Bạn thấy hiện tại là ổn rồi. Có nhiều tiền bạn cũng không biết làm gì với nó.
- Tốt nhất là có người nào đó thanh toán giùm bạn các chi phí để bạn có thể tiêu xài toàn bộ thu nhập của mình.
Khi nói về chuyện đầu tư:
- Bạn luôn tận dụng lãi kép để tối ưu lợi nhuận của mình.
- Nếu đầu tư, bạn muốn có ai đó sẽ tính toán quyết định hết giùm mình.
- Bạn chỉ đầu tư vào các lựa chọn an toàn như gửi tiết kiệm ngân hàng.
- Bạn luôn muốn thử cách đầu tư nào đó đặc biệt mà có thể giúp bạn trở nên giàu có.
- Nếu đầu tư, bạn chỉ chọn đầu tư vào các doanh nghiệp tử tế có trách nhiệm với xã hội.
Khi bạn rất muốn mua một thứ mà không nằm trong kế hoạch ngân sách:
- Nếu bạn muốn, bạn sẽ mua.
- Bạn luôn có thể tìm ra một cách để chi trả cho nó.
- Bạn sẽ phải đắn đo rất nhiều trước khi cho phép mình chi số tiền đó.
- Bạn sẽ mua nó, chuyện có khả năng hay không không quan trọng.
- Nếu nó đắt đỏ, hoặc không quan trọng thì bạn sẽ cho qua.
Khi nghĩ về tiền bạc nói chung, đối với bạn nó đại diện cho:
- Sự an toàn.
- Niềm vui và sự hứng khởi.
- Nguồn cơn của lòng tham và sự thối nát.
- Nguồn cơn của những lo lắng và mâu thuẫn.
- Quyền lực, uy tín và sự tự do
Bạn sẽ vay ngân hàng trong những tình huống:
- Để đi 1 chuyến du lịch hoặc mua thứ gì đó bạn thật sự muốn.
- Chỉ khi nó cực kỳ khẩn cấp, còn lại bạn hy vọng mình sẽ không bao giờ phải mượn tiền.
- Để đầu tư vào 1 việc kinh doanh hoặc 1 cơ hội gì đó có khả năng lợi nhuận cao.
- Cho những việc cần thiết như sửa chữa, trả nợ.
- Bạn cũng không biết nữa.
Lo lắng về chuyện tiền bạc:
- Không bao giờ. Bạn lo nghĩ về những chuyện khác quan trọng hơn.
- Thỉnh thoảng. Nhưng bạn làm mọi thứ có thể để quản lý tốt tiền bạc.
- Thường xuyên. Đó là điều chủ yếu mà bạn lo nghĩ.
- Chỉ khi có chuyện khủng hoảng về tài chính xảy ra.
- Không nhiều. Bạn thích hưởng thụ việc tiêu xài hơn.
Khi nghĩ về sự chuẩn bị cho tương lai:
- Bạn khá lo lắng vì tính bạn không tiết kiệm được.
- Mỗi lần nghĩ tới bạn lại thấy khó khăn, nên chỉ có thể hy vọng tương lai mọi thứ sẽ ổn.
- Do bạn đã chuẩn bị đầy đủ nên cũng yên tâm về tương lai. Bạn cảm thấy tự tin vì đã dành dụm đều đặn từ lâu.
- Bạn nghĩ chuyện làm điều gì đó khác biệt trong đời thì quan trọng hơn nhiều so với tiền bạc.
Nếu kết quả chủ yếu là phương án số 1: Bạn là Người tránh né
Bạn có thể gặp khó khăn với chuyện theo dõi chi tiêu hay thanh toán hóa đơn đúng hạn. Bạn tránh né cả việc lập ngân sách hoặc lưu trữ các loại giấy tờ tài chính. Bạn sẽ không biết mình có bao nhiêu tiền, nợ bao nhiêu, hay đã chi tiêu hết bao nhiêu. Bạn có thể tránh né đầu tư vì việc tham dự vào mấy chuyện chi tiết đó có vẻ như quá khó khăn. Điều gì khiến bạn tránh né như vậy? Một số Người tránh né cho rằng đồng tiền là thứ gì đó không sạch sẽ. Người khác lại có thái độ khinh thị đối với những chuyện nhàm chán, dường như không quan trọng trong cuộc sống tiền bạc của họ. Nếu bạn là Người tránh né đến mức cực đoan, bạn thậm chí có thể cảm thấy lo lắng đến mức tê liệt giống như trong một cuộc thi giải toán. Nhưng hầu hết là do Người tránh né cảm thấy họ không đủ năng lực hoặc choáng ngợp khi phải đối mặt với những nhiệm vụ phức tạp chi ly của đời sống tiền bạc.
Nếu kết quả chủ yếu là phương án số 2: bạn là Người dự trữ
Bạn thích dành dụm tiền của mình. Bạn có thể thích thú với quá trình lập ngân sách và xem xét lại định kỳ, cũng như việc cân nhắc độ ưu tiên của các mục tiêu tài chính. Bạn ít chi tiêu cho mình và người thân những thứ đắt tiền hay quà tặng ngay cả khi chúng mang tính thực tế. Bạn thấy chuyện mua sắm như vậy hơi phù phiếm Bạn cũng có thể xem chuyện tiêu tiền cho giải trí, du lịch… phần lớn là những chi tiêu không cần thiết. Với chuyện đầu tư, bạn có khuynh hướng quan tâm đến sự an toàn trong tương lai, đặc biệt là giai đoạn nghỉ hưu. “Tiết kiệm cho lúc khó khăn” là bản tính của bạn. Nếu bạn là Người dự trữ đến mức cực đoan, bạn sẽ muốn giữ tiền bên mình và từ chối cả những cách đầu tư an toàn như gửi tiết kiệm hay trái phiếu. Một số Người dự trữ được biết đến là những người giữ tiền dưới nệm hay những nơi bí mật khác.
Nếu kết quả chủ yếu là phương án số 3: bạn là Người tích lũy
Bạn thấy hạnh phúc nhất là khi có một số tiền lớn để chi tiêu, tiết kiệm hoặc để đầu tư theo ý muốn. Nếu bạn không thực sự chi tiêu, tiết kiệm hay đầu tư, bạn sẽ cảm thấy như trống rỗng, hoặc không sống trọn vẹn. Bạn có xu hướng đánh đồng tiền bạc với giá trị bản thân và quyền lực, do đó, thiếu thốn tiền bạc có thể dẫn đến cảm giác thất bại hay thậm chí trầm cảm. Nếu bạn thuê một nhà hoạch định tài chính, mối quan tâm chính của bạn sẽ là tìm kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời cao, vì bạn hy vọng sẽ kiếm nhiều tiền nhất có thể, càng nhanh càng tốt. Bạn có thể thích thú với việc tự đưa ra các quyết định tài chính, vì đối với bạn sẽ là khá khó khăn để giao phần lớn quyền kiểm soát lại cho chuyên gia. Mặt khác, bạn cũng có xu hướng là người hay lo lắng, và nếu bạn đang mệt mỏi với cảm giác bị chuyện tiền bạc ám ảnh, có thể bạn sẽ vui vẻ cân nhắc giao mộ số việc chi tiết cho một cố vấn tài chính đáng tin cậy.
Nếu kết quả chủ yếu là phương án số 4 và 5: bạn là Nhà tu sĩ
Bạn nghĩ rằng đồng tiền là thứ gì đó tồi tệ, không sạch sẽ, và rằng nếu bạn có quá nhiều tiền, nó sẽ làm hỏng con người bạn. Nói chung, bạn tin rằng “tiền bạc là cội rễ của mọi tội lỗi.” Vì vậy có thể nói bạn đồng cảm với những người sống đạm bạc hơn là với những người tích lũy sự su túc. Nếu tình cờ bạn gặp một vận may bất ngờ nào đó, bạn sẽ có xu hướng khó chịu và thậm chí rất lo lắng. Bạn lo rằng mình có thể trở nê tham lam ích kỷ, đánh mất tầm nhìn của con người tích cực, của những lý tưởng và giá trị tinh thần. Bạn có thể sẽ tránh chuyện đầu tư vì ngại rằng nó làm bạn giàu hơn. Nếu bạn sẵn sàng đầu tư một ít, bạn sẽ chỉ thoải mái với các khoản đầu tư có trách nhiệm hội – phản ánh các giá trị và niềm tin sâu sắc của bạn, hoặc góp phần vào những lý tưởng mà bạn muốn hỗ trợ.
Dịch từ Money Harmony: A Road Map for Individuals and Couples, Olivia Mellan và Sherry Christie.
Bởi Phạm Ngọc Anh
Tham khảo: WAKE UP – Khóa học quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp hiệu quả nhất năm 2018