Kiểm soát việc tiêu tiền vì mua sắm rất quan trọng trong các kế hoạch tài chính cá nhân của bạn. Giá cả thì tăng cao nhưng thu nhập thì không tăng khiến bạn thì luôn trong tình “cháy túi”. Dưới đây là một số bước bạn cần lưu ý thực hiện để kiểm soát việc mua sắm của mình. Bí quyết giúp bạn tiết kiệm chi tiêu hàng ngày Làm sao để tiết kiệm tiền Làm sao để thoát khỏi nợ nần
Kiểm soát lúc bị stress
Rất nhiều người có thói quen đi mua sắm khi cảm thấy mình căng thẳng, stress, đặc biệt là phụ nữ. Việc này dễ trở thành thói quen, và có thể trở thành một căn bệnh cho bạn, gọi là bệnh rối loạn mua sắm (CSD – Compulsive Shopping Disorder). Căn bệnh này có thể bắt đầu bằng việc bạn đi mua sắm mà không có một danh sách, ý định nào cụ thể và sau đó bạn mang về nhà rất nhiều thứ chỉ vì thích mắt mà có thể không bao giờ dùng tới. Việc mắc phải bệnh rối loạn mua sắm cũng có thể do bạn bị mắc cảm giác tự ti về giá trị bản thân. Khi bạn có những đồ, vật dụng như bạn mong muốn, bạn thấy thỏa mãn và thể hiện được quyền lực của mình. Dưới đây là một vài gợi ý để bạn có thể kiểm soát việc mua sắm lúc bị stress.
Tạo những thú vui khác như: đọc sách, chụp ảnh, nấu ăn, gặp bạn bè tán gẫu… để lấp đầy những khoảng thời gian trống, và những khoảng thời gian bạn thấy căng thẳng, stress.
Không sử dụng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng là một cái bẫy ngọt ngào để đưa bạn đến việc mất kiểm soát trong mua sắm. Thu Yến, 26 tuổi là một nhân viên với thu nhập hơn 10 triệu/ tháng. Tuy nhiên Yến có những tới 3 cái thẻ tín dụng ở 3 ngân hàng khác nhau. Mà ngân hàng nào cũng ưu áp cấp cho cô gấp đôi mức lương của mình. Chỉ vì mua sắm mà Yến đã nợ ngân hàng tới gần 100 triệu.
Chính vì thế bạn nên mang theo và trả bằng tiền mặt khi đi mua sắm.
Hãy trả bằng tiền mặt thay vì trả bằng tín dụng khi đi mua sắm.
Giữ lại hóa đơn mua sắm
Để bạn có thể biết mình đã mua gì, ở đâu, khi nào. Ngoài việc này ra, bạn cũng nên ghi chép lại việc chi tiêu của mình để ghi nhớ và cân đối với những kế hoạch tài chính.
Đi mua sắm với người thân
Và chắc chắn bạn nên nhờ họ kiểm tra giùm bạn những thứ bạn định mua, cả về giá cả và sự cần thiếu trong chức năng sử dụng của nó.
Nhận biết về bệnh rối loạn mua sắm
Khi có các dấu hiệu dưới đây, bạn phải nghĩ đến căn bệnh rối loạn mua sắm (CSD – Compulsive Shopping Disorder) ở bản thân mình
– Khi giận dữ, buồn bã, bạn đi mua sắm.
– Người thân trách cứ thói quen mua sắm của bạn.
– Cảm thấy thiếu thốn khi thiếu tiền hoặc thẻ tín dụng bên cạnh.
– Hết tiền mặt thì dùng thẻ tín dụng mua tiếp quần áo, túi xách.
– Cảm thấy có lỗi sau khi mua sắm tốn kém.
– Không ngừng mua sắm được nếu không có người khác kiên quyết ngăn lại.