Bí quyết lập kế hoạch ngân sách nhanh chóng

Mọi người ghét công việc ghi chép ngân sách, nhưng nó là một việc tuyệt đối là cần thiết. Tôi đã cố gắng lập một chiến lược để đơn giản hóa quá trình này và đưa kế hoạch đó vào kế hoạch chi tiêu của mình.

Dưới đây là một số điều tôi đã học được: Khi xây dựng bất kể một loại ngân sách nào, hãy nhớ những nguyên tắc sau:

Hãy quên đi sự hoàn hảo. Một ngân sách chỉ đơn giản là một mục tiêu. Chi tiêu của bạn sẽ không thể hoàn hảo trong tháng đầu tiên (có thể cả tháng thứ hai, thậm chí là tới tháng thứ  ba). Nếu bạn không thể để tiền của bạn vào một thế cân bằng hoàn hảo, hãy làm cho nó gần tới mục tiêu nhất bạn có thể. Thực hiện điều chỉnh khi cần thiết.

Đừng đổ mồ hôi cho những thứ nhỏ nhặt. Vâng, bạn nên lấy phiếu và mua hàng của một cửa hàng giảm giá. Nhưng đó là một khoản lớn mà bạn phải tính toán. Hãy thông minh khi bạn mua một ngôi nhà hay chiếc xe, và bạn sẽ có nhiều tiền hơn trong ví của bạn.
Lập kế hoạch dựa trên thực tế, không phải là cuộc sống lý tưởng của bạn. Đừng dùng ngân sách của bạn theo những điều bạn mơ tưởng. Dù chắc chắn bạn có thể nhận được khoản tăng lương hay tiền thưởng, nhưng hãy chờ đến khi bạn thực sự cầm nó trong tay trước khi tính đến tiêu dùng nó.

Giữ cho mọi thứ đơn giản. Nếu coi hệ thống ngân quỹ của bạn là nhiệm vụ liên tục, bạn sẽ không thể làm theo. Theo dõi càng nhiều chi tiết thì bạn càng mệt mỏi. Thậm chí nếu bạn kiểm tra chi tiêu, ngân sách quá phức tạp sẽ thất bại, bởi vì nó đòi hỏi quá nhiều nỗ lực để duy trì.
Quy tắc cuối cùng có thể quan trọng nhất. Trong cuốn sách “Tất cả tài sản của bạn: Kế hoạch tiền bạc trọn đời” – mẹ con nhà Elizabeth Warren và Amelia Warren Tyagi đã đề xuất một ngân sách đơn giản với chỉ 3 loại: Phải có (must-haves), tiết kiệm (savings) và mong muốn (wants). Công thức của nó như thế sau:

• 50% (hoặc ít hơn) cho những thứ thuộc nhu cầu thiết yếu.
Có nhiều thứ bạn phải tiêu dùng trong thế giới hiện đại, như nhà cửa, điện nước, y tế, phương tiện đi lại, bảo hiểm và mua sắm cơ bản, quần áo…
• 20% (hoặc hơn thế) cho tiết kiệm: Bao gồm các khoản nghỉ hưu, trường hợp khẩn cấp và đầu tư khác. Theo mục tiêu ngân sách này, trả nợ cũng được tính vào khoản tiết kiệm.
• 30% cho mong muốn: Về căn bản, đây sẽ bao gồm những thứ khác: điện thoại di động, giải trí, đầu tóc, thú vật, du lịch, đồ ăn và quần áo giá trị cao.

Mục tiêu của bạn nên cắt những thứ bạn cần và tăng khoản tiết kiệm lên cho tới khi chúng đều ở mức bền vững. Khi làm được điều này, bạn có quyền tiêu dùng khoản tiền còn lại cho những gì bạn muốn – và tiêu dùng cho những thứ bạn thấy vui vẻ. Điều đó thậm chí còn cho bạn nhiều niềm vui hơn khi bạn biết bạn có đủ khả năng chi trả cho nó.

Khi tôi khám phá ra công thức cơ bản này, tôi cảm thấy mình được giải phóng. Tự do từ khi tôi thoát khỏi việc phải theo dõi hàng chục loại ngân quỹ. Và kế hoạch này đã giúp tôi ứng biến dễ dàng hơn. Thời gian trôi qua, tôi đã tháo gỡ vài mục tôi đã từng muốn theo dõi, ví dụ như chi tiêu cho kỳ nghỉ và ăn uống ở ngoài

Và đó là chìa khóa tìm ra kế hoạch chi tiêu cho công việc của bạn. Những ý tưởng này chỉ là điểm khởi đầu. Bạn cần chỉnh sửa chúng sao cho phù hợp với cuộc sống của bạn.

Hoàng Dung -Dịch từ Entrepreneur