Bạn là người tiêu tiền thế nào?

Mỗi một đồng bạn tiêu ngày hôm nay sẽ quyết định số tiền mà bạn sở hữu trong tương lai. Cách tiêu tiền còn thể hiện rất rõ tính cách của bạn. Nói cho tôi biết bạn đang tiêu tiền như thế nào?

tieu-tien

Ba cấp độ của người biết tiêu tiền

Tiền là một phương tiện dùng để trao đổi, sử dụng nó đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ có được thứ mà mình muốn. Tuy nhiên, có một thứ mà mọi người hay bỏ quên khi tiêu tiền, đó chính là sự hữu dụng.

Lấy một ví dụ, giữa việc bỏ ra 100 nghìn để mua một chiếc ổ cắm nhưng chất lượng bình thường so và việc bỏ ra 300 nghìn mua một chiếc có chất lượng tốt hơn, là bạn, bạn sẽ chọn mua cái nào?

Sự khác biệt là ở chỗ liệu bạn có biết tối đa hóa giá trị của đồng tiền hay không, đây là cấp độ một.

Cấp độ thứ hai đó là biết cách làm sao dùng tiền đẻ ra tiền. Đây chính là cách tiêu tiền sinh lãi mà chúng ta đề cập ở phía trên.

Cấp độ thứ 3 đó là khiến việc tiêu tiền trở thành kiến thức, trở thành năng lực và kĩ năng của bạn.

Bạn thuộc cấp độ nào trong ba loại trên?

Người không thích tiêu tiền, năng lực phán đoán dễ bị hạn chế

Thực ra tiêu tiền đôi khi là một kiểu đầu tư dài hạn. Cốt lõi của kiểu đầu tư này nằm ở cách bạn nhìn nhận con người, sự vật, sự việc, tiêu ít tiền nhưng lại làm được việc lớn.

Bất kể là người bình thường không có nhiều kinh nghiệm hay là những người giàu, bạn đều cần phải có một óc phán đoán nhanh nhạy, phải có suy nghĩ, ý đồ rõ ràng, phải biết rằng có một vài việc tuyệt đối không được tiết kiệm.

Ví dụ, việc học hành của con cái hay việc đầu tư cho bản thân học thêm một loại bằng cấp nào đó là những việc dù có phải nhịn đói cũng không được tiết kiệm, bởi đây chính là một khoản đầu tư có lãi, thậm chí là lãi về lâu về dài.

Tiêu tiền cũng cần có năng lực phán đoán

Sai lầm lớn nhất của những người không thích tiêu tiền đó là hạn chế qua lại, giao tiếp với người khác, họ cảm thấy ăn uống, tụ tập rất tốn tiền. Nhưng tốn hay không tốn, việc này cũng cần đến năng lực phán đoán của bạn.

Vì sao, vì bạn cần phải biết mình nên giao tiếp với những người như thế nào. Nên giao tiếp với những người có năng lực, nhân cách tốt và thông minh, giữ mối liên hệ với những người như vậy, đồng thời thể hiện cho họ thấy năng lực tiềm ẩn của bạn.

Khi bạn vì ít tiền mà tự gò bó mình lại thì những cơ hội tốt như vậy sẽ lần lượt không cánh mà bay.

Tiêu tiền thế nào để càng tiêu càng kiếm được nhiều tiền? Chính là tiêu tiền sinh lãi

Lấy một ví dụ như sau: cùng mua một cây son, bạn mua về chụp một bức ảnh rồi vứt sang một bên (tiêu tiền để thỏa mãn bản thân) hay sẽ quay video chia sẻ về màu sắc, độ lì, độ bóng của cây son rồi chia sẻ lên mạng xã hội để tương tác với nọi người (tiêu tiền sinh lãi)?

Hay cùng là mua một quyển sách, bạn đọc xong rồi vứt sang một bên, thậm chí còn chẳng đọc hết (tiêu dùng mang tính hứng thú nhất thời) hay sau khi đọc xong, bạn sẽ viết đánh giá, giao lưu với tác giả, tương tác với những người có cùng sở thích để trao đổi thêm về cuốn sách (tiêu tiền sinh lãi)?

Những người biết cách tiêu tiền để sinh lãi, tiêu tiền có mục đích, tự nhiên sẽ ngày càng kiếm được nhiều tiền.

Tuy nhiên, sở dĩ những người biết cách “tiêu tiền sinh lãi” ít như vậy là bởi việc “đầu tư” so với việc mua khó hơn rất nhiều, nó đòi hỏi bạn phải bỏ tư duy, tâm huyết và cả nỗ lực của mình. Nó tuyệt đối sẽ không mang lại cho bạn cảm giác thích thú hay thỏa mãn nhất thời khi có được thứ mà mình muốn.

Bất kể là hiện tại bạn kiếm được bao nhiêu tiền, hãy dành ra một số tiền nhỏ để đầu tư cho khoản “tiêu tiền sinh lãi” này, về lâu dài, bạn sẽ ngày càng hiểu ra được giá trị của đồng tiền, đồng thời nó cũng khiến bạn trở nên có giá trị hơn. Vừa kiếm được tiền, vừa cho thấy được giá trị của bản thân, theo bạn, còn cách kiếm tiền nào thông minh hơn?

Theo Như Nguyễn (Theo Sohu) (Dân Việt)