32 tuổi,số lần “nhảy việc” không thể đếm nổi trong bộ nhớ là bao nhiêu – Nhưng nếu môi trường làm việc không còn phù hợp thì đừng ngại gì mà không thay đổi

Ngay từ khi bắt đầu mới đi làm, tính đến hiện nay số lần mà tôi nhảy việc chính xác là bao nhiêu tôi cũng chẳng thể nhớ nổi nữa. Nhưng khi bản thân cảm thấy môi trường làm việc không còn thích hợp,công việc hiện tại không được kì vọng như bạn mong muốn nữa thì hãy cứ mạnh dạn đi tìm cho mình một bến đỗ mới.

Những dấu hiệu điển hình sau phần nào sẽ lý giải tại sao tôi lại nhảy việc nhiều đến vậy.

Xếp của bạn thực sự là người khó chịu

Tôi không đòi hỏi người sếp của tôi phải là người hoàn chỉnh, dễ chịu và luôn phải quan tâm đến đời sống của từng nhân viên. Nhưng ít nhất đó phải là một người sếp có thể khiến tôi học hỏi và kính nể.

Không phủ nhận sếp là một người có kiến thức chuyên môn tốt, năng lực làm việc thì nhân viên nào cũng phải kính nể. Nhưng theo đánh giá của nhiều người thì sếp của tôi chỉ hợp với làm một nhân viên xuất sắc hơn là một người lãnh đạo như hiện tại.

Những cuộc họp kéo dài liên miên hàng tiếng đồng hồ nhưng chẳng hề giải quyết được điều gì cho công việc mà thay vào đó là trách móc và dạy đời nhân viên, cách ứng xử nội bộ thì luôn gây ra những hiểu lầm, chia rẽ khiến cho tinh thần của cả đội chưa bao giờ được hợp tác một cách đúng nghĩa dẫu trên giấy tờ chúng ta là một đội.

Tất cả mọi công việc mà chúng tôi làm đều không bao giờ đạt được chỉ số hài lòng mà sếp yêu cầu, thời gian đầu mới vào chúng tôi thường nghĩ chắc là do mình kém thì phải chịu chấp nhận sự dạy bảo. Nhưng sau một thời gian thấy hết lớp nhân viên này bỏ cuộc, lớp nhân viên mới vào cũng chẳng trụ nổi qua tuần đầu tiên thì tôi mới hiểu cách tốt nhất để mình lớn lên là phải rời khỏi cách quản lý của người sếp khó chịu này.

Công việc hàng ngày mà bạn làm không hề mang lại cho bạn một chút ý nghĩa nào

Ước mơ của tôi là được trở thành một nhân viên hành chính sự nghiệp trong bộ máy cơ quan của nhà nước. Chính vì lẽ đó tôi đã theo đuổi ngành học này cho suốt 4 năm đại học của mình.

Tốt nghiệp ra trường, tôi may mắn được nhận vào làm đúng ngành nghề mà bản thân mình theo học và yêu thích, trước khi chính thức nhận việc tôi thực sự háo hức, hồi hộp đến mất ngủ vì  biết  rằng kể từ đây ước mơ nho nhỏ của mình đã chính thức được hiện thực hóa .

Nhưng bắt tay vào làm được khoảng vài tháng, tôi bỗng chợt nhận ra mọi việc không như những gì mình nghĩ. Bản thân còn trẻ, vốn đã từng quen với những công việc mang tính chất năng động  ở thời sinh viên nên khi bắt nhịp với môi trường hiện tại làm tôi khó có thể thích nghi được. Một công việc mang tính chất lễ nghi, sự khách sáo, tác phong đi đứng lúc nào cũng cần phải “chuẩn chỉ” , bấy nhiêu thôi cũng đủ làm tôi phát mệt chứ chưa nói gì đến khối lượng công việc phải thực hiện hàng ngày.

Tôi không muốn tuổi trẻ của mình phải chịu sự dập khuôn đó quá sớm, tôi cũng không thể đáp ứng nổi với văn hóa công sở ở nơi đấy, có lẽ tôi phải thuộc về nơi nào đó cởi mở năng động hơn. Vì lẽ đó, tôi đã đã phải từ bỏ ước mơ đó của mình sau chỉ vài tháng bắt tay vào làm việc.

Ai ai cũng đều chỉ quan tâm đến công việc của mình, mong muốn được sự hỗ trợ khi cần thiết là không thể

Sự trợ giúp nhau trong công việc là điều tối quan trọng, nó không chỉ đánh giá được sự san sẻ cho nhau trong những lúc khó khăn, xa hơn điều ấy còn thể hiện tinh thần đồng đội của cả nhóm.

Nhưng tôi lại không nhận được điều đó trong công việc, mọi người ai ai cũng chỉ lo giải quyết cho xong nhiệm vụ của riêng mình còn của người khác thì “tạm bơ”, nếu  có cốtình hỏi  thì đáp án trả lại cũng chỉ cũng không được khả quan như mong muốn.

Hay như trong các cuộc họp cần tìm ý tưởng, dù chạy ngược xuôi để hỏi mọi người cho ý kiến đánh giá và nhận xét về ý tưởng tôi mới tìm đó, nhưng tôi vẫn lạc lõng trong biển hồ của riêng mình. Tôi cảm tưởng mình như không được chào đón ở nơi này vậy. Và tôi cũng quyết định ra đi sau đó không lâu.

Không ai là không muốn mình có thể ổn định và gắn bó với công việc một cách  lâu dài. Nhưng nếu như môi trường hiện tại không đáp ứng được những điều bạn mong muốn, bản thân cảm thấy mình không thuộc về công việc này thì đừng ngai ngần đi tìm cho mình một hướng đi mới, trước mắt thì có thể là khó khăn nhưng nếu như tìm được một bến đỗ bản thân mình cảm thấy phù hợp thì công việc bạn làm hàng ngày sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều.

Mr.Why Phạm Ngọc Anh