Có một kinh nghiệm làm giàu xương máu cho những bạn đam mê kinh doanh là nếu ai khởi nghiệp cũng đều nhanh chóng phát triển thành doanh nghiệp lớn, thì chắc tất cả mọi người đều đã thành doanh nhân. Sự thật lại hoàn toàn ngược lại, các startup vẫn thường thất bại, thậm chí điều này còn trở thành một đặc điểm trong hệ sinh thái khởi nghiệp.
Sự thật đầu tiên: Không phải cứ khởi nghiệp là sẽ thành công.
Hơn một nửa số startup thất bại trong 5 năm đầu kinh doanh, đối với sinh viên, con số này là 85% trong 2 đến 6 tháng. Chỉ gần 10% công ty khởi nghiệp thành công, khoảng 20, 30% sớm thất bại, còn lại chỉ kiếm ra doanh thu vừa đủ bù chi phí. Bạn thấy đấy, kinh nghiệm làm giàu cho thấy lựa chọn này không hề dễ dàng. Không phải cứ người ta hô hào, người ta làm được, thì bạn cũng CHẮC CHẮN làm được.
Hãy nhớ nhé, cứ 100 startup mới thì chỉ có 10 cái thành công, 30 cái sẽ sớm thất bại và 60 cái trở thành những “xác sống” sống dở chết dở. Công việc của bạn là đầu tư chất xám để doanh nghiệp mình vào đươc số 10% ấy.
Sự thật thứ 2: bạn càng dễ thành công khi bạn thất bại càng nhiều.
Bạn càng thất bại nhiều, cơ hội thành công lần sau của bạn sẽ càng cao hơn một nửa. Theo đó, khi xét về kinh nghiệm làm giàu, cho thấy những ai đã từng thành công trong việc sáng lập doanh nghiệp mới sẽ giữ 30% cơ hội tương tự cho lần tiếp theo, đối với người gặp thất bại con số này là 20% và người lần đầu khởi nghiệp là 18%.
Mỗi thất bại lại mang đến cho bạn một bài học để đời, đừng coi nhẹ chúng hay vội bỏ cuộc!
Vậy đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những thất bại trong việc khởi nghiệp.
Đầu tiên: Cái TÔI quá lớn.
Đó thường là những bạn được gia đình bao bọc từ nhỏ nên thiếu kinh nghiệm sống, hoặc rất giỏi, hoặc rất cá tính, hoặc cả ba. Chính vì có quan điểm cá nhân quá mạnh nên bạn ít khi nghe kinh nghiệm làm giàu từ người khác và không chấp nhận được những lời chỉ trích hay những góp ý phê bình. Đây là một rào cản rất lớn trên con đường làm kinh doanh của bạn. Khiêm tốn, lắng nghe và học hỏi không ngừng mới là kinh nghiệm làm giàu giúp bạn nhiều hơn là sự bảo thủ và một cái TÔI to đùng.
Thứ 2: Quyết tâm chưa đủ.
Điều này thường nảy sinh từ suy nghĩ “vốn ít/làm thử, mình thất bại cũng không mất gì”. Điều này khiến bạn dễ dàng bỏ cuộc trước những khó khăn chắc chắn là không ít trong bước đầu khởi nghiệm. Kinh nghiệm làm giàu cho thấy bạn chỉ tập trung được 100% năm lượng khi bạn quyết tâm và kiên định đủ mạnh để dính tới một mục tiêu bạn khao khát. Còn nếu chỉ định khởi nghiệp “chơi bời”, trừ khi kinh tế của bạn quá mạnh để bơm tiền vào liên tục, chứ không thì nên dừng ý định mở công ty lại.
Thứ 3: Lãng phí thời gian và lảng tránh công việc do không tập trung.
Tuổi trẻ có quá nhiều thú vui để quan tâm và gây xao nhãng, nếu không có cho mình một bản kế hoạch chi tiết, tập trung vào nó và học tập kinh nghiệm làm giàu, bạn sẽ nhanh chóng lâm vào cảnh lãng phí thời gian. Đừng nhầm rằng chỉ khi bạn sử dụng thời gian vào mục đích khác mới gọi là lãng phí, bạn lãng phí khi dùng thời gian mà không tạo ra kết quả gì.
Bạn tìm cách né tránh những công việc vất vả, hoặc công việc bạn không thích trong bước đầu khởi nghiệp như chạy hàng chục cây số một ngày để tìm kiếm khách hàng, tự “mặt dày” đi giới thiệu sản phẩm và bị xua đuổi.. Với kinh nghiệm làm giàu, tôi khuyên bạn rằng, chính những bước đi vất vả ban đầu ấy mới là nên móng cho sự thành công của doanh nghiệp bạn sau này.
Thứ 4: Sự thiếu nhạy cảm kinh doanh.
Kinh nghiệm làm giàu, sự thiếu nhạy cảm kinh doanh tôi gọi cái này là một phần năng khiếu, và một phần của sự rèn luyện sự nhanh nhẹn trong phản xạ của trí não. Sự nhanh nhẹn này vô cùng cần trong việc đưa đến một startup thành công. Không phải ai bẩm sinh cũng có được sự nhạy cảm này để bắt đúng nhu cầu trong tương lai của thị trường. Tin vui là chúng ta có thể luyện tập được điều đó, và đa phần mọi người đều phải rèn luyện hằng ngày.
Khi bạn có thể giải quyết nhanh chóng, dứt điểm và đưa ra nhiều quyết định kịp thời bạn sẽ nắm được thời cơ, và nhiều khi thời cơ lại trở thành yếu tố quyết định mọi thành công trong kinh doanh.