Nghệ thuật tiết kiệm tiền bạc hiệu quả

Dù tình hình tài chính của bạn đang ở mức nào thì bạn cũng nên bắt đầu việc tiết kiệm tiền bạc. Đặc biệt, tiết kiệm cũng cần có nghệ thuật thì mới hiệu quả. Hãy cùng khám phá công thức tiết kiệm tiền bạc cùng phamngocanh.com ngay bây giờ nhé.

Vì sao bạn nên bắt đầu công việc tiết kiệm

Nguyên tắc sống và làm việc của tôi là luôn bắt đầu mọi thứ bằng cách trả lời câu hỏi TẠI SAO. Tại sao bạn lại làm việc A mà không phải việc B. Tại sao tôi phải tiết kiệm tiền bạc? Tại sao tôi nên bắt đầu quản lý tài chính?…. Việc trả lời chính xác và rõ ràng lý do tại sao tôi phải thực hiện việc tiết kiệm giúp tôi có cơ sở và động lực để hoàn thành các mục tiêu.

Những lợi ích của việc tiết kiệm có thể kể đến như: tiết kiệm tiền bạc giúp tự do tài chính, chủ động hơn trong cuộc sống và có một quỹ hưu trí hợp lý khi về già. Trong rất nhiều trường hợp như đau ốm, có sự cố, biến cố xảy ra cần đến tiền thì quỹ tiết kiệm sẽ giúp bạn rất nhiều đấy. Vì vậy, hãy xây dựng thói quen tiết kiệm ngay hôm nay.

tiet-kiem-tien-bac

Kiên trì + Quyết đoán = Tiết kiệm thành công

Rất nhiều người bắt đầu tiết kiệm nhưng chẳng lâu sau họ từ bỏ thói quen này. Lý do đưa ra cho việc dừng việc tiết kiệm nhiều không kể hết như:

– Tiêu trước  – Tiết kiệm sau;

– Bao giờ có nhiều tiền tôi sẽ tiết kiệm

– Tiết kiệm khiến tôi mệt mỏi, gò bó

-………

Từ bỏ việc chi tiêu hoang phí là một việc không dễ dàng, nó giống như việc bạn phải từ bỏ các sở thích, thói quen xấu hàng ngày. Nhưng chỉ cần bạn quyết tâm từ bỏ và kiên trì thực hiện việc tiết kiệm tiền bạc thì bạn sẽ nhanh chóng kiểm soát được tình hình tài chính của mình.

tiet-kiem-tien-bac-hieu-qua

Xác định các bước tiết kiệm tiền bạc hiệu quả

Tiết kiệm cũng cần phải có mục tiêu và quy trình thực hiện thì mới có hiệu quả được. Hãy bắt tay vào xây dựng quy trình tiết kiệm thông minh bằng 4 bước sau đây:

– Tính toán tổng thu nhập của bạn, các khoản cần chi tiêu tiền bạc: Hiện tại bạn đang kiếm được bao nhiêu tiền? Hãy xem xét lại bản khai thu nhập cá nhân từ năm ngoái của bạn; Mỗi năm bạn cần dùng bao nhiêu tiền? Hãy bắt đầu tính mỗi năm bạn chi tiêu bao nhiêu tiền. Để có được cái nhìn rõ ràng về các khoản chi tiêu của mình bạn nên giữ một bản ghi thu chi tài chính.

– Xác định mục tiêu tiết kiệm tiền bạc: Hãy đưa ra các con số cụ thể cho việc tiết kiệm tiền của bạn, mục tiêu của bạn là tiết kiệm 500 trăm triệu, 1 tỷ, 2 tỷ hay hơn vậy trong năm 2016 hoặc một con số cụ thể trong vòng 5 năm tới,…..

– Lên kế hoạch thực hiện tiết kiệm: Khi đã có mục tiêu việc bạn cần làm ngay là lên một kế hoạch hoàn hảo để bắt đầu thực hiện tiết kiệm tiền bạc. Hãy chia nhỏ mục tiêu và có kế hoạch hành động từng ngày, từng tháng, từng quý, từng năm. Đặc biệt là bạn phải lường trước cả những khó khăn gặp phải khi tiến hành tiết kiệm, một số chi phí phát sinh,… để có phương án giải quyết dự phòng.

– Duy trì thói quen tiết kiệm: Hãy biến việc tiết kiệm trở thành một thói quen tốt hàng ngày giống như thói quen đọc sách hay tập thể thao. Việc duy trì thói quen tiết kiệm sẽ không gò bó nếu như bạn kiên trì và gắn nó với mục tiêu tài chính cụ thể. Việc bạn cần làm là kiên trì, kiên trì và kiên trì.