Những lời khuyên nghề nghiệp sẽ chẳng ai nói cho bạn (p1)

Nhưng một số người thực hiệu điều này ở một mức độ hoàn toàn khác. Họ là những người ở vị trí điều hành khi chưa tới 30 trong khi những người khác thì phải chật vật để cố mà “leo lên” vị trí đó.

Đó là những người sẽ nhảy khỏi giường vào mỗi buổi sáng, cảm thấy hào hứng về ngày hôm nay trong khi những người khác chỉ cố vất vưởng lờ đờ, đu mình dậy vào mỗi sáng thứ Hai.

Đó còn là những người ảnh hưởng đến hàng ngàn người khác thông qua công việc của họ, trong khi những người khác chỉ cố giữ bản thân “bận bịu” với công việc vô nghĩa tạm thời.

Và dưới đây là những lời khuyên chỉ có “họ” hiểu trong khi những người khác thì không:

1. Yêu cầu công việc luôn là thứ có thể thương lượng

Tôi từng nhớ mỗi lần đi mua sắm với ông nội tôi ở những cửa hàng tiện lợi, ông luôn xem xét rất kỹ giá những sản phẩm bỏ vào rỏ hàng. Rồi sau đó ông mang ra quầy tính tiền và làm cái việc mà tôi thấy xấu hổ nhất trên đời, đó là đàm phán với người thu ngân để giảm giá. Điên rồ thay, việc này lúc nào cũng thành.

Có rất nhiều điều trong cuộc sống mà chúng ta cho là “không thể thương lượng được” nhưng trong thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều đó. Lấy ví dụ, khi còn là sinh viên, tôi ứng tuyển công việc yêu cầu từ 3-5 năm kinh nghiệm mà gần như chẳng có chút gì. Để chứng tỏ với họ tôi chí ít vẫn có giá trị, thay vì gửi cái CV rồi ngồi chờ đợi, tôi quyết định ra ngoài và thiết lập đối tác với một số công ty nhỏ rồi giới thiệu với nhà tuyển dụng.

Ngoài một số ngành nghề cần nhiều kiến thức chuyên môn như nghề y hay nghề luật, thì hầu hết mọi yêu cầu công việc đều có thể thương lượng, bạn chỉ cần có thứ để chứng minh rằng bạn có khả năng mang lại giá trị cho công ty.

Mọi người thường không sẵn sàng “phá luật” một chút, thường lãng phí tiền bạc và thời gian để đạt được một mục tiêu mà đáng lẽ họ có thể mất ít hơn.

2. Hội chứng bất an nhiều khi là một điều tốt

Tờ báo nổi tiếng The New York Times đã từng làm một phân tích tìm hiểu lý do tại sao một nhóm người nhất định lại kiếm tiền tốt hơn những người khác. Và thực sự thì trung bình, có vẻ như người Châu Á dễ đạt được thành công hơn người khác.

“Người Mỹ gốc Ấn kiếm được gần gấp đôi so với mức thu nhập bình quân tại đây (khoảng 90.000 USD/năm so với con số 50.000 USD). Đồng thời, những người Mỹ gốc Ấn, gốc Hồi hay gốc Hoa đều có thu nhập hàng đầu”.

Lý do lớn nhất, theo the NY Times, là văn hóa. Những nhóm người này thành công hơn là nhờ có 3 đặc điểm chung: Cảm thấy mình quan trọng hơn; Một chút bất an, hay một cảm giác rằng bạn chưa đủ giỏi trong công việc mình làm; Kiểm soát xung đột.

Sự kết hợp giữa cảm giác bạn có thể làm bất cứ điều gì ở bất cứ nơi nào bạn muốn, có kỷ luật, và có chút bất an về nơi bạn đang đứng chính là chiều khóa cho một sự nghiệp thành công và ảnh hưởng mạnh mẽ đến người khác.

3. Những điều được coi là thực tế, hóa ra chỉ là ảo tưởng

Nhiều điều mà bạn coi là thực tế hóa ra hoàn toàn dựa trên những thứ mà bạn từng tiếp xúc.

Khi tôi còn nhỏ, tôi có một số người bạn nhà nghèo nên không được học Đại học. Khi biết cha tôi là Bác sĩ, họ trầm trồ thán phục và cho rằng trở thành bác sĩ là điều không “thực tế” đối với họ, bởi họ chẳng biết bằng cách nào làm được điều đó.

Nhưng nếu ai đó nói với tôi rằng họ muốn tôi trở thành một bác sĩ, tôi sẽ nghĩ rằng đó hoàn toàn là một mục tiêu khả thi. Bởi tôi biết mình cần gì để vào được trường y, và tôi đã thấy rất nhiều người xung quanh làm được điều đó.

Có rất nhiều điều trong cuộc sống mà bạn làm trong khi người khác nghĩ đó thật điên rồ và phi thực tế.

Có bằng tốt nghiệp Đại học? Đâu đó có anh chằng mà gia đình chưa bao giờ vào nổi đại học, và anh ta nghĩ đó là phi thực tế. Làm việc cho một công ty danh giá thuộc top Fortune 500? Đâu đó có cô gái mà gia đình nghèo ở mức sống tối thiểu, và cô ấy luôn nghĩ đó là điều phi thực tế. Có một công ty trị giá hàng triệu USD? Và có đứa trẻ ở tầng lớp trung lưu sẽ luôn nghĩ đó là điều không tưởng.

Và lời khuyên là hãy làm việc bên cạnh những người tốt nhất trong lĩnh vực bạn theo đuổi, đọc sách của họ, nghe họ phỏng vấn, học những điều họ làm, và có khi những ước mơ thực sự điên rồ của họ sẽ trở thành thực tế đối với bạn.

4. Đừng chọn một nghề chỉ bởi bình quân thu nhập hay số lượng người làm trong nghề đó

Khi bạn đang cố gắng phấn đấu tuyệt vời ở những điều mình làm, thì dường như từ “trung bình” là thứ mà bạn chẳng cần đoái hoài. Tôi bật cười khi người ta nói những câu như “nhà văn không kiếm ra tiền”. Tôi đã kiếm được vài chục ngàn đô trong vài tháng qua chỉ bởi những bài viết trên blog và emails, giúp đỡ hàng trăm con người tìm được công việc mà họ yêu thích, và xây dựng một cộng đồng fan trên 6.000 người.

Và chắc chắn tôi không phải là người duy nhất làm được điều đó.

Khi nói đến lĩnh vực nào, những người phấn đấu tuyệt vời đều có nhiều tiền và thành công hơn. Chúng ta cũng thấy điều tương tự trong ngành kỹ thuật – những nhà lập trình tốt nhất đều được Google tuyển dụng, nhưng những người khác chỉ cố gắng bắt kịp xu hướng công nghệ bằng một vài khóa học code trên mạng trong một vài tuần thì đương nhiên không thể làm được điều đó.

Hãy yêu những gì bạn đang làm, và hãy làm nó theo cách tuyệt vời nhất. Mọi thứ khác sẽ đến ngay sau đó.

5. Chọn sếp chứ đừng chọn công ty

Mọi người nghĩ rằng chỉ cần có được công việc tại một công ty như Facebook hay Goldman Sachs, đó là sẽ tiền đề tạo lập công sống cho họ.

Điều đó là KHÔNG ĐÚNG. Có một người cố vấn đúng mới là chìa khóa thực sự.

Đâu phải bạn cứ ở bên những người thành công trong lĩnh vực bạn theo đuổi thì sẽ thành công, mà bạn cần phải đi sâu vào chính trong con người bạn để chứng minh bạn xứng đáng. Và sau đó bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn bao giờ hết. Những người cố vấn đôi khi còn có thể đưa bạn tránh xa những sai lầm mà bạn có thể lãng phí công sức và tiền bạc hàng năm trời.

Ở bên đúng người sẽ đem lại cho bạn nhiều cơ hội hơn so với bất kỳ công ty nào có thể cung cấp cho bạn. Và bạn sẽ tránh được những sai lầm mà người khác có thể bị mắc kẹt trong nhiều năm.

Những lời khuyên nghề nghiệp p2

st.