Các Lưu Ý Khi Khởi Tạo Quán Cafe (Phần 2).

Ở Các lưu ý khi khởi tạo quán cafe phần 1 Ngọc Anh đã cùng thảo luận với các bạn một số vấn đề về vốn, mặt bằng, set-up menu…. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nói đến những lưu ý còn lại trong việc khởi tạo một quán cafe của chính mình.

6. Mua sắm nội thất, trang thiết bị.

Nếu bạn thuê công ty thiết kế đầy đủ, thì bạn hầu như sẽ không mất nhiều thời gian trong việc đi chọn lựa và mua sắm những đồ nội thất trang trí. Nhưng nếu bạn tự làm, nên đảm bảo yếu tố đồng bộ giữa chúng và nhất định giữ đúng style của quán.

Về các thiết bị cần thiết, bạn có thể lên danh sách trước khi mua. Một vài thiết bị cơ bản sau bạn bắt buộc sẽ cần đến:

  1. Tủ lạnh/ tủ cấp đông (tùy quy mô quán).
  2. Lò vi sóng.
  3. Bếp.
  4. Nồi nấu.
  5. Dụng cụ pha chế đồ.
  6. Ly, cốc, bát đĩa.
  7. Máy xay sinh tố.
  8. Máy ép.
  9. Bàn ghế, lọ hoa khăn trải bàn, gạt tàn, nệm ghế, tựa..
  10. Quầy bar
  11. Máy tính tiền
  12. Đồ trang trí.

khởi tạo quán cafe

7. Tuyển dụng.

Nếu quán nhỏ, bạn không cần thuê nhiều nhân viên, vì quán cafe thường đông khách theo giờ hoặc theo dịp. Bạn có thể thuê pha chế kiêm phục vụ bàn, hoặc thu ngân kiêm chạy bàn..

Nếu quán có quy mô hơn bạn nên thuê riêng biệt theo từng nhiệm vụ. Trong đó quan trọng nhất cần để ý đến:

  • Người pha chế/ đầu bếp: đây chính là linh hồn của quán bạn, đừng nên tiếc tay tìm những người giỏi. Cafe ngon, sinh tố ngon, bánh ngon, mì ngon.. chính là những thứ khách hàng sẽ đi giới thiệu cho ban bè họ bên cạnh không gian dễ chịu, không gian đẹp.
  • Người quản lý: Phải là một người có kinh nghiệm, có các mối quan hệ và biết quan sát.
  • Thu ngân, phục vụ: nên là người tươi tắn, nhanh nhẹn và khéo léo.

Tuy nhiên cũng khôg tránh được đôi khi bạn thuê phải những người có tính không trung thực, hãy tham khảo bài về những trường hợp nhân viên gian lận với bạn và khách của bạn,

8. Đào tạo.

Nhân viên trong quán của bạn càng chuyên nghiệp và thân thiện thì hình ảnh quán của bạn càng đẹp, và ngược lại. Có một sự thật là không phải người quản lý nào cũng chú trọng đào tạo tác phong hay những lỗi nhỏ trong giao tiếp cho nhân viên.

Hãy đảm bảo họ: luôn mỉm cười, luôn tôn trong khách hàng và luôn để ý khách hàng cần gì. Sẽ chẳng ai thích quay lại một quán cafe mà nhân viên phục vụ có thái độ lạnh nhạt, hách dịch, nói năng cộc lốc cả.

khởi tạo quán cafe

9. Chiến lược marketing.

Sử dụng tối ưu tác dụng của mạng xã hội, truyền miệng, tờ rơi và các “chiêu trò” khuyến mãi siêu hấp dẫn, đúng dịp.

Hãy đảm bảo bạn có một kế hoạch marketing cụ thể cho từng giai đoạn mở quán, chiến lược ngắn và dài.

Nhiều quán cà phê chỉ sắp mở thôi mà cả nước biết đến, báo chí đăng tin rầm rộ. Họ đã chốt được đơn hàng trước khi mở cửa hàng rồi, thật tuyệt. Nếu bạn cũng chuẩn bị tốt như vậy thì đừng nên quá lo lắng. Và khi đã có khách hàng rồi, thì hãy làm sao để những khách hàng này tự hào vì đã sử dụng dịch vụ của bạn nên trong marketing thì khâu chăm sóc khách hàng là khâu quan trọng nhất.

10. Ngày khai trương.

Cũng chính là một dịp quảng bá cho quán cafe của bạn. Ngoài việc xem ngày giờ tốt khai trương thì bạn cũng nên xem xét tránh mùa mưa hoặc mùa nào mà có nhiều khả năng bị giảm khách đáng kể như dịp chuẩn bị tết cỏ truyền hoặc ngày lễ dài nhiều người đi nghỉ, trừ khi bạn mở đúng ở điểm du lịch.

Trên đây là một vài ý kiến của Ngọc Anh về việc khởi tạo một quán cafe, mong bài viết sẽ giúp các bạn tránh được nhiều rủi ro nhất có thể. Chúc bạn sớm thàn công với cửa hàng riêng của mình.

 

9 bước cần chuẩn bị cho việc kinh doanh nhà hàng thành công (phần 1)

9 bước cần chuẩn bị cho việc kinh doanh nhà hàng thành công (phần 2)

 

Mr. Why – Phạm Ngọc Anh.