Các chiến lược kinh doanh chủ doanh nghiệp cần biết

Cùng với ý tưởng kinh doanh độc đáo thì một chiến lược tốt, phù hợp với năng lực doanh nghiệp và xu thế là công thức cho sự thành công. Tuy nhiên, các chiến lược kinh doanh của bạn cũng phải linh hoạt và nhạy bén với tình hình kinh tế toàn cầu thì mới giúp doanh nghiệp của bạn trụ vững trên thị trường.

Bài viết sau sẽ giúp bạn điểm danh những xu hướng mới  mà doanh nghiệp cần lưu ý khi lên chiến lược kinh doanh tổng thể.

Đừng bỏ qua các thiết bị di động

Bạn đã bổ sung các thiết bị di động vào chiến lược kinh doanh của mình chưa?. Nếu bạn bỏ quên các thiết bị di động thì vô cùng đáng tiếc. Thế giới đang thay đổi từng ngày từng giờ mà nguồn gốc là từ sự thay đổi chóng mặt của công nghệ. Sự lên ngôi của các thiết bị di động mang lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho các doanh nghiệp.

Ngày nay, phần lớn thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được cập nhật và xem trên các thiết bị di động. Vì vậy, nếu website của bạn không hỗ trợ cho các thiết bị di động thì hãy sửa chữa nó ngay.

Theo dự đoán sẽ có khoảng 2,97 tỷ người sử dụng Internet di động và số lượng người sử dụng Internet toàn cầu sẽ chiếm 91% vào năm 2017. Cơ hội cho ngành kinh doanh vẫn rất lớn nếu biết cách làm hài lòng khách hàng, đôi khi là chỉ qua kênh online.

Nếu các chiến lược kinh doanh của bạn đã có xu hướng phát triển cho hệ thống di động thì hãy chắc chắn nó đang hoạt động hiệu quả. Đặc biệt, phải liên tục cập nhật những ứng dụng mới để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu người dùng.

cac-chien-luoc-kinh-doanh-ban-thanh-cong

Khách hàng của bạn đã hài lòng về sản phẩm hay dịch vụ của bạn chưa?

Sự gia tăng của các tiện ích chăm sóc khách hàng khiến cho việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành hàng cũng tăng lên. Chính vì vậy, với tư cách là một chủ doanh nghiệp bạn hãy luôn đặt câu hỏi: Khách hàng đã hài lòng với sản phẩm hay dịch vụ của mình chưa? Các dịch vụ của mình có thể phát triển hơn nữa hay không?

Hãy nhớ rằng một lời phàn nàn của khách hàng hay một bình luận tiêu cực trên mạng là điểm trừ vô cùng cho chất lượng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Thay vào đó, hãy là người hiểu khách hàng và cung cấp giải pháp tối ưu cho họ.

Năm 2016 sẽ là thời điểm bạn quan tâm hơn đến dịch vụ chăm sóc của công ty mình và đưa ra những phương pháp mới để cải thiện chất lượng dịch vụ. Bạn sẽ nhận thấy những hiệu quả và lợi ích bất ngờ từ nguồn khách hàng đã có của doanh nghiệp.

Chiến lược marketing tổng hợp

Trong chiến lược phát triển kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu được chiến lược marketing. Bạn cần phải rõ ràng về mặt mục tiêu và chiến lược. Năm 2016, mục tiêu doanh số của bạn là bao nhiêu? Các chiến lược kinh doanh về sản phẩm, về giá, về kênh phân phối, quảng bá phải thật sự rõ ràng để từ đó có kế hoạch marketing phù hợp tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Hiện nay, nội dung tiếp thị trong marketing được coi là một kênh thông tin hữu hiệu giúp tiếp cận khách. “Nội dung không chỉ là lời nói hay hình ảnh trên một trang web – đó còn là thông tin mà đối tượng của bạn đang tìm kiếm”. Trong thực tế, “nội dung được coi như một sản phẩm”.

cac-chien-luoc-kinh-doanh-mang-lai-nhieu-hiêu-qua-cho-ban

Chiến lược phòng tránh rủi ro

Chiến lược kinh doanh phòng tránh rủi ro giúp cho các doanh nghiệp hoạch định được một chiến lược phát triển dài hạn và có phương án xử lý khi khủng hoảng xảy ra. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay lại coi trọng việc đầu tư nghiên cứu cho chiến lược phòng tránh rủi ro. Vì vậy mà khi gặp khó khăn, thách thức thường lúng túng, không biết cách giải quyết khủng hoảng.

Hãy dành một phần trong chiến lược kinh doanh của bạn cho mục quản lý rủi ro cho doanh nghiệp trong thời gian tới và bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ đấy.

Hãy luôn luôn biết cách thay đổi và thích nghi với thị trường

Một chiến lược kinh doanh cốt lõi có thể được sử dụng trong khoảng thời gian dài và mang lại kết quả tốt nhưng thị trường thì luôn luôn biến động và rủi ro. Vậy nên, các doanh nghiệp phải luôn phải thích ứng với sự thay đổi.

Các chiến lược kinh doanh cũng vì thế mà cần phải dự trù các phương án, giải pháp đổi mới để phù hợp với xu hương mới. Rất nhiều công ty đã thành công nhờ vào việc nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh mới. Ví dụ, công ty Johnson & Johnson đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để tìm kiếm thông tin, ý tưởng mới khi thị trường thay đổi.