6 việc bạn nên từ bỏ nếu muốn thành công hơn trong đời mình

Con người chúng ta thường bị mắc kẹt trong vòng quay của những thói quen. Chúng ta làm những việc không tốt cho mình, lưu lại những nơi chúng ta không nên ở và tự nguyện chịu những đau khổ để được thoải mái. Chúng ta không biết những điều này đang gây hại vì chúng quá quen thuộc với chúng ta. Nhưng có một số ít người chấm dứt những thói quen đó trước khi quá muộn. Dưới đây là 6 việc bạn nên từ bỏ ngay từ hôm nay.

1. Ngừng ngay việc dừng lại 

– Tôi đã duy trì thói quen chạy 13,1 dặm trong những năm qua và mỗi lần chạy đều để lại cho tôi một cảm xúc khác nhau. Và đây là diễn biến cảm xúc…
Ở vạch xuất phát: “Thật tuyệt! Hôm nay mình biết là thế nào mình cũng lập kỷ lục cá nhân mà”.
Ở dặm thứ 5: “Liệu mình có khỏe không nhỉ?”
Ở dặm thứ 10: “Mình muốn làm mà, mình muốn làm mà”.
Ở dặm thứ 13: “Vách đích đâu rồi???”
Vạch đích: “Quá tuyệt! Khi nào mới đến lần tiếp theo nhỉ?”

Người ta thường nói rằng lúc bạn muốn bỏ cuộc nhất chính là lúc bạn đã rất gần đến đích. Con người chúng ta mới ngốc nghếch làm sao… chúng ta đã nỗ lực, đã đi rất xa rồi bộ não của chúng ta nắm quyền kiểm soát và bảo với chúng ta rằng việc đó quá khó khăn. Khi nào chúng ta mới nhớ rằng cuộc sống lúc nào cũng dễ dàng?

Ngay bây giờ hãy nghĩ về việc mà bạn đang làm dở thì dừng lại. Bạn đã cam kết làm việc đó, nhưng sau đó bỗng dưng bạn ngừng lại vì nó bắt đầu đòi hỏi bạn phải đầu tư thêm một chút thì mới tiếp tục chạy được. Đó có thể là một dự án tại công ty, một mối quan hệ, một mục tiêu tập thể dục. Vì bạn càng dừng lại nhiều và nghĩ về việc từ bỏ thì bạn càng mất nhiều thời gian hơn để đạt được kết quả mong muốn. Hoặc tồi tệ hơn, bạn sẽ không bao giờ biết cảm giác cán đích sẽ như thế nào.

2. Ngừng nói “để ngày mai” 

– Bạn biết câu: “Hôm qua, anh bảo là ngày mai mà?”. Nói một cách nghiêm túc, hãy ngừng ngay việc này! Trì hoãn hoặc chậm trễ làm việc bạn nghĩ là quan trọng có thể là do một trong hai lý do sau: Hoặc là bạn sợ bắt đầu làm vì điều này có nghĩa là cuộc sống của bạn sẽ thay đổi.  Hoặc là bạn muốn như vậy vì những lý do không đúng nào đó (ví dụ: ai đó đang khuyến khích bạn làm việc đó).

Vâng, có thể là thói quen ăn uống mới mà bạn muốn thực hiện sẽ rất khó khăn và khó chịu. Nhưng mỗi ngày bạn trì hoãn để bắt đầu thói quen mới đó là một ngày bạn đang không giúp chính bản thân mình. Và bạn tiếp tục nói với bản thân là bạn sẽ đợi cho tới khi nào bọn trẻ đạt đến độ tuổi nhất định, hoặc trước khi bạn nhận bằng tốt nghiệp, nhưng liệu đó có phải là lý do chính mà bạn đang chờ đợi không? Hay là vì việc học không thú vị bằng các lựa chọn mà bạn đang có ngay lúc này? Và khi bạn đã đăng ký học, sao bạn lại quyên tiền miễn phí cho lớp học gym khi không tham gia học nhiều tháng trời vậy?

3. Ngừng trở thành nạn nhân 

– Khi mọi người nói với tôi rằng họ đang làm việc gì đó hoặc đang có sự lựa chọn nào đó vì họ “không còn lựa chọn nào khác”, thì tôi chỉ muốn đập đầu vào tường. Bạn có sự chọn lựa trong mọi việc bạn làm. Trừ vài trường hợp ngoại lệ điên rồ nào đó ra thì chẳng ai cầm tay bạn bắt làm bất cứ việc gì cả. Và nếu bạn đang chọn tiếp tục ở lại một vị trí không tốt có nghĩa là bạn đã tự biến mình thành nạn nhân của chính mình.

Bạn không mất giá tới mức cứ phải tiếp tục hẹn hò với con người đó. Chính phủ và nền kinh tế không bắt bạn phải làm mãi công việc đó. Bạn có thể sống tốt với công việc khác. Và thời gian biểu của bạn không thể ngăn bạn trở nên mạnh khỏe.

Các hội nhóm trên mạng xã hội của chúng ta rất giỏi than phiền. Tất cả chúng ta đều bàn bạc các vấn đề của mình với bạn bè, và điều đó không có gì sai. Nhưng việc gì cũng cần có giới hạn. Ai cũng có vài cơ hội để phàn nàn về một khó khăn nào đó, nhưng nếu bạn tìm lời khuyên rồi lại đáp lại rằng “nhưng tôi không thể” (với giọng nhõng nhẽo) nhiều lần, thì bạn đã chính thức trở thành một nạn nhân. Rốt cuộc, bạn sẽ phải hỏi bản thân mình xem liệu bạn có muốn giải quyết vấn đề của bạn không.

4. Ngừng nói “Có” 

– Angela Wagner, huấn luyện viên yoga của tôi gần đây đã lưu ý với tôi rằng bất cứ lúc nào chúng ta nói “có” với việc gì đó thì có nghĩa là chúng ta đang nói “không” với việc khác.  Vì vậy, khi bạn nói ‘có’ với một giờ khắc vui vẻ có nghĩa là bạn đang nói “không” với (tự bạn điền vào). Khi bạn nói “vâng” với một bản báo cáo không hấp dẫn của sếp bạn, bạn đang nói “không” với việc được thừa nhận những việc tuyệt vời mà bạn đã làm nhưng bị sếp bỏ qua. Khi bạn nói “có” với việc xem các show truyền hình thực tế vô bổ, nghĩa là bạn đang nói “không” với việc nấu ăn. Hoặc nếu bạn nói ‘có” với việc ở lại làm việc muộn tại cơ quan, bạn đang nói “không”với mối quan hệ của bạn.

Có thể là bạn không cần phải ngừng hoàn toàn việc nói “có”. Bạn chỉ cần phân tích khi nào bạn nói “có” thì bạn đang đánh đổi cái gì vì nó. Bạn có thể thấy bản thân mình nói “có” với những việc bạn thậm chí còn không quan tâm và nói “không” với những việc có thể làm cuộc sống của mình tốt đẹp lên theo cách nào đó.

5. Ngừng kỳ vọng 

– Một buổi tối, tôi nhận được một email từ một người muốn xin lời khuyên sau khi đọc bài này. Anh ta nói với tôi rằng anh đã làm việc cả đời tại một công ty, trải qua các chức vụ và rất yêu công việc. Nhưng gần đây, anh nhận ra mình đã đụng phải một bức tường – anh đã làm được nhiều việc và mỗi lần gặp cấp trên, họ không hề đề bạt anh hoặc đưa ra một khoản thưởng mà anh đang chờ đợi. Tôi đã hỏi anh ta rằng: “Thế anh đã yêu cầu việc đó với họ chưa?”

Rất hiếm khi một công ty chủ động đề bạt ai đó đang phát triển nghề nghiệp nhanh. Điều này đặc biệt đúng với các công ty lâu đời, nếu bạn kỳ vọng công ty bạn sẽ đề bạt bạn khi họ cảm thấy bạn đã sẵn sàng đón nhận, thì bạn sẽ ngồi đó mà đợi khoảng 10 năm nữa thì mới được thăng cấp.

Sếp của bạn cũng giống như những người khác. Đừng hi vọng họ có thể đọc được suy nghĩ của bạn. Họ chỉ biết bạn cần gì khi bạn nói với họ điều đó. Nếu bạn thực sự mong mỏi điều gì đó, bạn phải lên tiếng về nó.

6. Ngừng “lảng tránh” 

–Chúng ta đều có những việc không muốn làm nhưng vẫn phải làm vì chúng ta là những người trưởng thành.

Một lần tôi quản lý một nhóm chịu trách nhiệm về một dự án hợp tác của công ty với rất nhiều mảng động. Có một số nhân tố đáng buồn và cả những nhân tố rất long lanh (chẳng hạn như những phẩm chất bạn đưa vào lý lịch xin việc của mình). Vào một ngày tôi đang cùng với sếp xem lại tiến độ dự án, bà đã hỏi rằng vì sao tôi vẫn chưa làm xong một phần việc (một việc không thể giao phó cho ai khác được). Tôi đáp lại rằng: “Nó làm tôi phát chán”. Bà đáp lại rằng: “Ý anh là sao?”

Vâng, cuộc sống không vận hành theo cách đó. Bạn không thể chỉ nhận về phần thú vị và chừa lại phần khó khăn. Bạn nhận hết hoặc chẳng nhận gì cả.

Nếu chúng ta không phải làm việc vất vả để đạt được thành công thì chúng ta sẽ không coi trọng nó. Nếu bạn lảng tránh một việc gì đó chỉ vì nó làm bạn chán, nó khó khăn, đòi hỏi sức lực và gây mệt mỏi… thì hãy đứng dậy và hoàn thành nó ngay. Ngừng ngay việc lảng tránh nó. Rồi bạn sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng và cuối cùng sẽ cảm nhận được sự thỏa mãn vì đã hoàn thành nó.

(Dịch từ Forbes)