Tư duy của người có giá trị triệu đô: Rào cản trước mặt càng cao, ta càng phải cố vượt qua nó!

Phàm là trong cuộc sống này, khi chúng ta muốn làm bất cứ việc gì, sẽ luôn có những khó khăn, thách thức ép chúng chúng ta hoặc là phải cố gắng thêm hoặc là hãy từ bỏ. Những người có tư duy triệu đô sẽ nghĩ như thế này: Rào cản trước mặt càng cao, ta càng phải cố vượt qua nó!

 

Tư duy của người có giá trị triệu đô: Rào cản trước mặt càng cao, ta càng phải cố vượt qua nó!

 

1. Tư duy “bầu trời xám”

Sau khi Minh Thái Tổ lên ngôi thành công, ông ta đã ra lệnh giết hết những công thần để tránh rắc rối sau này.

Từ Đạt là công thần đứng đầu của triều Minh, tuy chưa từng phạm lỗi, nhưng vẫn bị Chu Nguyên Chương xem là “cái gai trong mắt”.

Sau đó, Chu Nguyên Chương nghĩ ra một kế, gọi Từ Đạt đến đánh cờ cùng mình. Nếu Từ Đạt thắng là có tội, thua sẽ bị phạt vì dám khi quân.

Khi bị đặt vào “ngõ cụt” này, Từ Đạt đã quyết định chơi thắng ván cờ. Đúng như dự đoán, Chu Nguyên Chương nổi giận, nhưng trong lòng thầm vui vì nghĩ mình đã tìm ra cơ hội để giết Từ Đạt.

Tuy nhiên, Từ Đạt đã nhanh chóng nói với ông ta: “Bệ hạ, người xem trên bàn cờ là chữ gì?”

Chu Nguyên Chương nhìn lại thì thấy đó là hai chữ: “Vạn tuế!”

Ngụ ý của Từ Đạt là: “Thần chỉ lo xếp cờ thành chữ, chứ thắng vua chỉ là do may mắn.”

Nhờ vậy, Từ Đạt đã thoát chết.

Xã hội luôn đầy rẫy phức tạp giống như trận đánh cờ vừa rồi của Từ Đạt.

Tư duy “bầu trời xám” có thể hiểu như thế này: Càng trưởng thành, càng có nhiều việc chúng ta chỉ nên nhìn mức độ nặng nhẹ mà hành xử sao cho hợp lý, bởi vì không phải việc nào cũng có thể phân rõ rạch ròi giữa trắng và đen.

 

2. Tư duy chiếc cốc rỗng

Có lần, các nhà đầu tư cùng những doanh nhân có tiếng tăm hội họp với nhau để thảo luận về các cơ hội kinh doanh.

Có người nói: “Chúng ta có thể sản xuất ra loại xe đạp công cộng, mọi người đều có thể thoải mái mượn và trả, đi lại trên đường cũng thuận tiện hơn.”

Nhưng nhiều người không đồng ý và vội phản bác:

“Chi phí cho sáng kiến này quá cao. Hơn nữa, thường xuyên để xe ngoài trời, mưa gió sẽ làm chúng dễ hư hỏng, xe sẽ có tuổi thọ thấp.”

“Trải nghiệm của người dùng đối với loại xe này chắc chắn sẽ không tốt. Khi xe bị hư hỏng, người dùng lại phải tự sửa chữa.”

Dựa theo kinh nghiệm trước đây, đa số họ đều thấy ý tưởng này thiếu tính khả thi và quyết định từ bỏ.

Nhưng có một người phụ nữ, khi đối mặt với điều mới, đã sẵn sàng từ bỏ định kiến và đồng ý trải nghiệm.

Ngay sau đó không lâu, cô ấy đã thành lập đơn vị sản xuất xe đạp công cộng. Và nó đã phổ biến khắp các con đường ở Trung Quốc ngày nay.

Từ một phóng viên vô danh, cô ấy đã trở thành huyền thoại trong giới kinh doanh.

Tư duy “chiếc cốc rỗng”: Những người luôn thích níu kéo kinh nghiệm trong quá khứ, rồi tự mãn, do dự trong quyết định, và hành xử một cách quá bài bản, thường sẽ khó có tiến bộ vượt bậc sau này.

Làm một chiếc “cốc rỗng” cũng có cái lợi của nó, bởi vì bạn có thể tự tìm ra lối thoát mới, mà không theo quán tính hạn chế suy nghĩ, hành động của bản thân. Nhờ vậy, bạn mới có thể tiến bộ, cũng như thích nghi với môi trường mới nhanh hơn.

 

>> Đọc thêm: Đứng trước ngưỡng tuổi 30, tại sao chúng ta cần nỗ lực làm việc và kiếm tiền? 4 lý do thấu suốt giúp bạn không dám lười biếng dù chỉ một giây!

Tư duy của người có giá trị triệu đô: Rào cản trước mặt càng cao, ta càng phải cố vượt qua nó!

3. Tư duy vượt rào

Mùa đông năm 1822, Beethoven đã diễn tấu bản nhạc Fidelio ở một nhà hát lớn và được rất nhiều người nổi tiếng đến xem.

Đến giữa buổi diễn, khán giả nhận ra vài nốt nhạc “hỗn loạn” giữa ban nhạc và ca sĩ, nhưng Beethoven lại như không hề hay biết mà tiếp tục chỉ đạo.

Có khán giả thì thầm hỏi nhỏ, cũng có khán giả ồn ào náo động.

Qua biểu hiện của khán giả, Beethoven vội yêu cầu ban nhạc và ca sĩ chỉnh sửa. Buổi diễn đã được bắt đầu lại, nhưng nó vẫn rơi vào tình huống tồi tệ.

Khán giả tức giận và đuổi Beethoven mau đi xuống. Sau hôm đó, Beethoven đã bị mất đi thính giác, nhiều người chế nhạo sự nghiệp của ông đến đây là kết thúc.

Nhưng hai năm sau, Beethoven đã biểu diễn “Bản giao hưởng số 9” và giành được sự ủng hộ nhiệt liệt từ mọi người.

Ông không hề bị số phận đánh ngã, hơn nữa còn vượt lên đau khổ, tạo nên kỳ tích.

Đây chính là tư duy vượt rào mà chúng ta cần học hỏi. Nếu rào cản trước mặt bạn càng cao, bạn càng phải cố nhảy thật cao.

Tư duy “vượt rào” nói rằng: Khó khăn bạn gặp càng lớn, thành tựu có được cũng càng lớn.

Đừng để những thử thách giết chết bạn, vì một khi bạn chiến thắng nó, nó sẽ khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn.

 

4. Tư duy phép trừ

Có một nhà tư vấn tài năng ở Thung lũng Silicon. Anh ta tên Sam, vì có năng lực chuyên môn vượt trội nên được giao nhiều việc.

Ngày nào, anh ấy cũng kiệt sức và cảm thấy không hề vui vẻ gì.

Sau đó, một người bạn đã gợi ý cho anh ấy: Chỉ nên làm công việc của nhà tư vấn, việc khác nên giảm bớt.

Sam nghe theo và sau một vài tháng, anh ấy cảm thấy làm việc có hiệu quả hơn nhiều.

Tư duy “phép trừ” được áp dụng trong trường hợp này: Những người thực sự thông minh luôn biết làm “phép trừ” trong cuộc sống của mình, không nên vì tham công tiếc việc mà làm ảnh hưởng đến cuộc sống riêng.

Nếu bạn không muốn bị chi phối quá nhiều bởi công việc, vậy hãy đơn giản hóa sự phức tạp, dành nhiều thời gian và công sức cho những việc quan trọng trước,…

 

5. Tư duy đôi bên cùng có lợi

Trong một lần thuyết giảng tại trường đại học, Lâm Chính Gia được một số sinh viên đặt câu hỏi:

“Làm thế nào mà thầy có thể trở thành một ông trùm nổi tiếng trong giới kinh doanh khi vốn khởi nghiệp chỉ có 10.000 nhân dân tệ (35,2 triệu VND)?”

Lâm Chính Gia đã cười đáp một điều: Vì ông ấy tuân theo nguyên tắc làm người, làm việc mà cha ông đã dạy.

Tiền ai mà chẳng muốn kiếm, nhưng đã hợp tác với người khác thì lợi nhuận cần phân chia rõ ràng và hợp lý.

Hãy làm sao để “đôi bên cùng có lợi”: Đừng vì lợi ích trước mắt mà làm rạn nứt các mối quan hệ. Những người thực sự thông minh sẽ biết cách nhượng bộ để đạt được mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.

Tư duy của người có giá trị triệu đô: Rào cản trước mặt càng cao, ta càng phải cố vượt qua nó!

 

6. Tư duy “đường khó đi”

Trong bộ phim “Himalaya”, có một câu chuyện rất ý nghĩa:

Tại một ngôi làng biệt lập trên núi, hằng năm trưởng làng sẽ dẫn đoàn, đưa những con bò mang vác các bao muối trên lưng đến bộ tộc khác để trao đổi thức ăn.

Người nối nghiệp trưởng làng là con trai cả, nhưng không ngờ anh ta lại đột ngột qua đời. Thế nên, một thanh niên trẻ khác trong làng đã xung phong muốn tiếp nhận vị trí này.

Vậy mà vị trưởng làng cũ lại không đồng ý. Hai người họ đành chia hai nhóm, vận chuyển muối từ hai đường khác nhau.

Trưởng làng chọn con đường nguy hiểm, người thanh niên lại chọn con đường trông an toàn.

Không ngờ kết quả, trưởng làng còn đến trước anh ta ba ngày.

“Nếu bạn muốn chọn một con đường để đi, tốt nhất hãy chọn đường khó đi nhất!”

Đây cũng là câu nói kinh điển của bộ phim.

Bộ phim đã chỉ ra cho chúng ta về tư duy “đường khó đi”: Khi có hai thứ ở phía trước, một là thứ dễ dàng lúc bạn bắt đầu, hai là thứ đòi hỏi bạn học hỏi từ lúc đầu. Vậy đừng ngần ngại mà chọn cái khó.

Bởi vì nó khó, nên người kiên trì đến cùng mới có thể đủ năng lực tiếp quản. Chỉ có những con đường dốc và nguy hiểm mới thoải mái hoàn toàn, đừng vội vàng mà chọn nó.

 

Bạn muốn trở thành một người tài giỏi, trước tiên hãy học những cách tư duy triệu đô của họ. Muốn bản thân ưu tú mà không chịu được những thử thách, khó khăn thì bạn mãi chỉ là con ếch ngồi đáy giếng mà thôi. 

 

Thay cho lời cuối, tôi muốn gửi tặng bạn một chiếc vé khóa học Wake Up Online với giá ưu đãi vào tháng 10 này. Đây là khoá học sẽ giúp bạn định hình lại cuộc sống của mình và lên mục tiêu chặng dài cho nó. Sẵn sàng bứt tốc thành công để trở nên vượt trội hơn, đột phá hơn. Link mua vé giá ưu đãi có tại:  https://wakeup.vn/r/g/buttocthanhcong