4 Lưu ý để tranh luận hiệu quả trong công việc

Trong công việc chúng ta sẽ thường xuyên có những cuộc họp, cuộc tranh luận để tìm ra giải pháp tốt nhất cho một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, nếu bạn không nắm chắc một số lưu ý dưới đây thì cuộc tranh luận rất dễ biến thành một cuộc cãi vã và dẫn đến mâu thuẫn cá nhân, ảnh hưởng không tốt tới quá trình làm việc.

Tất cả chúng ta đều là một đội

Hầu hết các cuộc tranh luận đều nhằm 1 trong 3 mục đích sau đây: Thuyết phục người khác đi theo ý kiến của mình, Cạnh tranh tốt hơn người khác và Cùng nhau tìm ra giải pháp tốt nhất.

Phương thức thứ 3: Cùng nhau tìm ra giải pháp tốt nhất sẽ giúp bạn tận dụng tối đa sự đa dạng về nhận thức. Để triển khai hình thức tranh luận này, khi bắt đầu cuộc họp, người leader cần thống nhất toàn bộ thành viên có trong cuộc họp về mục đích của tranh luận là cùng vì lợi ích chung của công ty, tập trung vào tinh thần xây dựng, đóng góp ý kiến, phản biện trên tinh thần hỗ trợ quan điểm của đồng nghiệp được tốt hơn.

Chúng ta không phân thắng thua sau cuộc tranh luận, chúng ta đang cùng một đội, đang cùng nhau tìm ra một giải pháp tốt nhất cho vấn đề. Và mọi người đều bình đẳng, không có thức bậc nào cả, mọi ý kiến có ích đều được ghi nhận.

Không đi lạc chủ đề

Giữ cho cuộc tranh luận đi đúng hướng, đi đúng mục đích ban đầu là việc không phải ai cũng làm được. Trong nhiều cuộc tranh luận, do không kiểm soát được cảm xúc nên nhiều thành viên đã đẩy các vấn đề đi hơi xa so với ban đầu, dẫn đến việc chúng ta xa rời vấn đề chính.

Để tránh việc này, bạn cần quan tâm tới các lưu ý sau:

– Cuộc tranh luận không phải về việc ai quan tâm nhiều hơn, ai lớn tiếng nhất, ai mạnh nhất hay ai nói rõ nhất.

– Không có các chiến thuật cường điệu khó khăn.

– Phân biệt giữa sự kiện và diễn giải.

– Xác định các ngụy biện logic và thảo luận lại.

– Kiểm tra tính hợp lệ của các xác nhận về sự kiện, phân tích không chỉ dẫn chứng mà cả chất lượng của dẫn chứng.

– Nếu tranh luận lạc sang chủ đề khác, hãy thừa nhận và thảo luận lại.

Không chỉ trích cá nhân

Khi ý kiến của một cá nhân bị nhiều người còn lại phản đối một cách gay gắt thì người đó sẽ cảm thấy mình thất bại. Lúc này, cảm xúc và bản ngã của chúng ta trồi dậy và làm lu mờ đi các ý kiến của cuộc tranh luận. Mọi người sẽ tranh luận nhau không phải vì lợi ích chung mà là vì muốn chiến thắng đối phương.

Để tránh vấn đề này, chúng ta cần:

– Không xúc phạm hay công kích cá nhân.

– Tránh những câu hỏi phán xét về người khác, hơn là những ý tưởng của họ.

– Nếu dự định của tất cả đều tốt thì hãy cho họ thấy lợi ích của ngờ vực.

– Không ai mất mặt chỉ vì thay đổi suy nghĩ.

– Khen thưởng nhân viên vì đã đưa nhóm tiến lên phía trước, hơn là vì “đúng”.

Khiêm tốn về trí tuệ

Trong một cuộc tranh luận sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, mọi người cần tôn trọng mọi quan điểm đó và sẵn sang thay đổi ý kiến của mình khi cần thiết. Đây được gọi là sự khiêm tốn trí tuệ. Để làm được điều này bạn cần:

– Đừng làm mọi chuyện theo cách cá nhân.

– Lắng nghe và tôn trọng mọi người cùng quan điểm của họ, ngay cả khi bạn không đồng ý.

– Hãy thừa nhận khi bạn nhận thấy mình sai, và vui vẻ công nhận điểm tốt của người khác.

– Ngay cả những ý tưởng tồi cũng có thể hữu ích, chúng có thể giúp chúng ta tìm ra những ý tưởng mới và tốt hơn.

 

Theo dõi thêm các bài viết hay về phát triển bản thân, bán hàng, kinh doanh, …

từ Mr. Why tại các kênh:

Fanpage: https://www.facebook.com/phamngocanhask/

Youtube: https://tinyurl.com/pnachannel

Website: https://phamngocanh.com/